Điều kiện kinh tế-xã hội của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống siêu thị TP hồ chí minh đối với hoạt động sản xuất hàng hóa nông sản (nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng nai) (Trang 33 - 36)

Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của địa bàn nghiên cứu

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ với diện tích 5.903.940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nƣớc và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đơng Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2008 là 2,32 triệu ngƣời, mật độ dân số trung bình đạt 393,21 ngƣời/km [4; trang 8-24].

Đồng Nai có nền kinh tế phát triển nhanh, đặc biệt là khu vực công nghiệp và xây dựng. Năm 2008, tổng sản phẩm GDP đạt 29.169,5 tỷ đồng (giá so sánh 1994), tăng 15,4% so với năm 2007. Đồng Nai đang có những sự chuyển dịch cơ cấu kinh

tế mạnh mẽ theo hƣớng tăng tỷ trọng GDP trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng và giảm dần tỷ trọng GDP trong lĩnh vực nông-lâm-thủy sản. Đồng Nai đang hƣớng đến một nền sản xuất nơng nghiệp hàng hóa với chất lƣợng và hiệu quả cao, trong đó chăn ni đƣợc xác định là thế mạnh của địa phƣơng. Năm 2008, tổng sản phẩm nông-lâm-thủy sản đạt 6.880 tỷ đồng, tăng 17,31% so với năm trƣớc, bất chấp cơ cấu tỷ trọng giảm từ 14,96% năm 2007 xuống cịn 10,06% năm 2008.

Có thể nói, Đồng Nai là tỉnh có hoạt động chăn ni lợn phát triển nhất cả nƣớc. Hoạt động chăn nuôi lợn ở đây hội tụ đƣợc khá nhiều điều kiện thuận lợi. Tại đây tập trung 23 doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi hàng đầu cả nƣớc với tổng công suất thiết kế đạt 4.281.530 tấn/năm; 6 công ty sản xuất thuốc thú y và 320 cơ sở đƣợc cấp phép kinh doanh thuốc [12; trang 12]. Đặc biệt, Đồng Nai gần với TP. Hồ Chí Minh – thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn với hơn 6 triệu dân. Điều kiện này tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy hoạt động chăn nuôi lợn tại Đồng Nai phát triển mạnh.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Đồng Nai, năm 2009 trên địa bàn tỉnh có tổng đàn lợn là 1.225,6 nghìn con, chăn ni theo qui mơ trang trại đạt 495,9 nghìn con/1.072 trang trại. Sản lƣợng thịt lợn hơi 2009 đạt 104,6 nghìn tấn.

Hình 1.1. Tình hình phát triển đàn lợn tại Đồng Nai 2008

Hiện nay ở Đồng Nai đang phát triển mạnh hai hình thức chăn ni lợn tập trung và chăn ni nhỏ lẻ. Nhìn chung, ngành chăn ni lợn tại Đồng Nai là chăn ni hàng hóa tập trung, trang trại qui mơ lớn do trình độ của ngƣời chăn nuôi khá cao. Đồng Nai hiện đã qui hoạch các vùng khuyến khích chăn ni lợn, đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin để định vị trang trại, xây dựng bản đồ dịch tễ trên gia súc…

Huyện Xuân Lộc và Thống Nhất đều nằm trong vùng qui hoạch và khuyến khích chăn ni lợn của tỉnh. Đây cũng là 2 tỉnh có số lƣợng và sản lƣợng thịt lợn hơi hàng đầu của Đồng Nai. Theo số liệu thống kê năm 2008, huyện Xn Lộc có 157,9 nghìn con lợn, huyện Thơng Nhất có 147,6 nghìn con, lần lƣợt xếp vị trí thứ 2 và thứ 3 trong số các huyện có số đầu lợn lớn nhất của tỉnh, chỉ sau huyện Trảng Bom.

Chƣơng 2. Vai trò của hệ thống siêu thị TP.HCM đối với hoạt động chăn nuôi lợn tại Đồng Nai

Nội dung trong chƣơng 2 tập trung làm rõ vấn đề quan trọng nhất đƣợc đặt ra trong nghiên cứu này đó là đánh giá vai trò của hệ thống siêu thị tại TP.HCM đối với hoạt động chăn nuôi lợn tại Đồng Nai. Trong mối quan hệ này, rõ ràng sự phát triển của hệ thống phân phối hàng hóa nói chung và các siêu thị tại TP.HCM nói riêng có ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy, trong nội dung chƣơng này, trƣớc khi phân tích vai trị của hệ thống siêu thị đối với hoạt động chăn nuôi, ngƣời nghiên cứu muốn làm rõ những vấn đề chung liên quan đến hệ thống siêu thị trong bối cảnh kinh tế-xã hội của TP.HCM và các chính sách phát triển siêu thị chung của cả nƣớc. Đây là những yếu tố tác động và chi phối mối quan hệ giữa các siêu thị tại TP.HCM với các hộ chăn nuôi lợn tại Đồng Nai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống siêu thị TP hồ chí minh đối với hoạt động sản xuất hàng hóa nông sản (nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng nai) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)