Tiêu chuẩn siêu thị, hàng hóa và dịch vụ kinh doanh tại siêu thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống siêu thị TP hồ chí minh đối với hoạt động sản xuất hàng hóa nông sản (nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng nai) (Trang 26 - 45)

SIÊU THỊ

HẠNG I SIÊU THỊ HẠNG II SIÊU THỊ HẠNG III

Diện tích kinh doanh

- Từ 5.000 m2 với siêu thị kinh doanh tổng hợp

- Từ 1.000 m2 với siêu thị chuyên doanh

- Từ 2.000 m2 với siêu thị kinh doanh tổng hợp - Từ 500 m2 với siêu thị chuyên doanh - Từ 5.00 m2 trở lên Danh mục hàng hóa kinh doanh - Từ 20.000 tên hàng với siêu thị kinh doanh tổng hợp - Từ 2.000 tên hàng với siêu thị chuyên doanh - Từ 10.000 tên hàng với siêu thị kinh doanh tổng hợp - Từ 1000 tên hàng với siêu thị chuyên doanh

- Từ 4.000 tên hàng với siêu thị kinh doanh tổng hợp - Từ 500 tên hàng với siêu thị chuyên doanh

Hạ tầng cơ sở

- Cơng trình đƣợc xây dựng vững chắc, thiết kế và trang bị kỹ thuật tiên tiến, có tính thẩm mỹ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu PCCC, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tƣợng khách hàng, có nơi trơng giữ xe, khu vệ sinh…

Kỹ thuật - Có hệt hống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh tốn và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại.

Tổ chức, quản lý

- Tổ chức bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học, thanh tốn thuận tiện, có nơi bảo quản hành lý cá nhân, dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ ngƣời khuyết tật, giao hàng tận nhà, bán hàng qua mạng, điện thoại.

3

Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM về việc ban hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thƣơng mại, ngày 24/09/2004.

Hệ thống siêu thị dùng để chỉ các siêu thị, có thể cùng chung hoặc khác nhau về mặt sở hữu (chủ là các cá nhân, doanh nghiệp khác nhau) nhƣng đều nằm trong hệ thống phân phối, cùng thực hiện chức năng phân phối, điều tiết hàng hóa trên một phạm vi địa lý nhất định.

Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng

Cả hai khái niệm “Chuỗi giá trị” (Value Chain) và “Chuỗi cung ứng” (Supply Chain) đều đề cấp đến những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc cịn là khái niệm, thơng qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng [Kaplinsky, 1999; trang 121] và [Kaplinsky và Morris, 2001; trang 4].

Sự khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm nằm ở mục đích hƣớng đến của chúng:

o Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm cả vấn đề về tổ chức, điều phối, các chiến lƣợc và quan hệ quyền lực của những ngƣời tham gia khác nhau trong chuỗi. o Ngoài ra, khái niệm chuỗi giá trị cịn gắn liền với khái niệm quản trị vơ cùng quan trọng đối với những nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến khía cạnh xã hội và mơi trƣờng trong phân tích chuỗi giá trị. Việc thiết lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể làm thối hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ơ nhiễm…

o Thêm vào đó, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hƣởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống. Ví dụ nhƣ do quan hệ quyền lực giữa các hộ trong cộng đồng thay đổi, hoặc những nhóm dân cƣ nghèo nhất hoặc dễ bị tổn thƣơng chịu tác động tiêu cực từ hoạt động của những ngƣời tham gia vào chuỗi giá trị.

o Khái niệm về chuỗi cung ứng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề hậu cần (logistic) để đƣa hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng sao cho hiệu quả. Trong chuỗi cung ứng, ngƣời ta chú trọng việc phát triển các mối quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp, ngƣời tiêu dùng và các bên liên quan nhƣ các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và các công ty công nghệ thông tin nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Hiện nay, khái niệm chuỗi giá trị thƣờng đƣợc dùng trong phân tích chính sách, tính tốn giá trị gia tăng các khía cạnh xã hội liên quan nhƣ bất bình đẳng trong phân phối chi phí và lợi ích giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi. Khái niệm

chuỗi cung ứng chủ yếu dùng trong hoạt động quản trị đối với doanh nghiệp nhằm quản lý hoạt động sản xuất và bán hàng, cung cấp hậu cần và là cơ sở để cân đối cung-cầu. Trong nghiên cứu này, ngƣời viết chủ yếu sử dụng khái niệm chuỗi giá trị theo nghĩa rộng dƣới đây.

Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều ngƣời tham gia khác nhau thực hiện (ngƣời sản xuất sơ cấp, ngƣời chế biến, thƣơng nhân, ngƣời cung cấp dịch vụ v.v.) để biến một nguyên liệu thô thành sản phẩm đƣợc bán lẻ. Chuỗi giá trị nghĩa rộng đƣợc bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến .v.v.

Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngƣợc và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô đƣa vào sản xuất đƣợc kết nối với ngƣời tiêu dùng cuối cùng.

Trong nghiên cứu này, ngƣời viết sử dụng đồng thời cả hai khái niệm chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị. Khái niệm chuỗi cung ứng sẽ đƣợc sử dụng để mô tả đơn thuần sự tham gia của ngƣời chăn nuôi trong hoạt động cung cấp thịt lợn qua các kênh khác nhau đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Khái niệm chuỗi giá trị đƣợc sử dụng với một ý nghĩa rộng lớn hơn, bao quát hơn khi phân tích vai trị của siêu thị đối với hộ chăn nuôi, các mối quan hệ xã hội giữa các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng và đặc biệt là nhấn mạnh đến các khía cạnh kinh tế - xã hội của chuỗi cung ứng.

Sản xuất hàng hóa nơng sản

Sản xuất là quá trình dùng sức lao động của con ngƣời hoặc bằng máy móc, chế biến các nguyên liệu thành các của cải vật chất cần thiết phục vụ nhu cầu cuộc sống của con ngƣời [13]. Của cải vật chất của q trình sản xuất có thể phục vụ chính nhu cầu của bản thân, cũng có thể dùng để trao đổi mua bán. Q trình sản xuất hƣớng đến mục đích trao đổi, mua bán đƣợc gọi là sản xuất hàng hóa.

Sản xuất hàng hóa nơng sản là q trình ngƣời nơng dân sử dụng sức lao động để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn của con ngƣời. Mục đích của q trình sản xuất hàng hóa nơng sản nhằm tạo ra của cải vật chất để trao đổi, mua bán và đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Của cải, vật chất đƣợc sản xuất bởi ngƣời nông dân rất đa dạng. Trong nghiên cứu này, ngƣời viết lựa chọn phân tích

đối với một hoạt động sản xuất hàng hóa cụ thể đó là hoạt động chăn ni lợn của các hộ nông dân.

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Một số nghiên cứu về vai trò của siêu thị trong kinh doanh thực phẩm phẩm

1.2.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu của Hagen, 2002: “Nguyên nhân và kết quả của việc đổi mới bán lẻ thực phẩm ở các nước đang phát triển: các siêu thị ở Việt Nam”. Nghiên cứu

này đã tổng kết chuỗi phân phối hiện đại nhƣ một sáng kiến tích cực. Trọng tâm là các hoạt động tăng thêm giá trị, nhƣ đầu tƣ vào hình thức trình bày (đóng gói, kho hàng); quảng cáo; hạ tầng vận tải; lựa chọn các nhà cung cấp theo tiêu chí về chất lƣợng. Các hoạt động này mang lại hiệu quả kinh tế nhờ tăng quy mô sản xuất và giảm chi phí giúp tăng giá trị trong việc phân phối thực phẩm khi so sánh với các hình thức bán lẻ truyền thống thƣờng chỉ bán một loại sản phẩm đồng nhất. Theo Hagen, việc phân phối hàng loạt giúp giảm chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm do sản xuất khối lƣợng lớn và tăng quyền lực thị trƣờng.

Johan F.M. Swinnen and Miet Maertens, 2002: “Tồn cầu hóa, tư nhân hố,

và liên kết dọc trong chuỗi giá trị thực phẩm tại các nước đang phát triển và chuyển đổi”. Trong nghiên cứu này, các tác giả nhận định rằng chuỗi giá trị đối với

thực phẩm và nơng sản hàng hóa tại các quốc gia đang phát triển và chuyển đổi có những thay đổi mạnh mẽ trong suốt thập kỷ vừa qua. Cùng với xu hƣớng tƣ nhân hóa và tự do hóa thị trƣờng, các hoạt động kinh doanh nông sản, thực phẩm đã phá thế kiểm soát của nhà nƣớc đối với chuỗi phân phối liên kết dọc. Các công ty, doanh nghiệp phân phối tƣ nhân phát triển mạnh là sự đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch, thực phẩm có chất lƣợng cao. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này đi sâu vào (i) chứng minh tầm quan trọng về sự thay đổi liên quan đến sự thay đổi của cơ chế tổ chức hệ thống phân phối nông sản, thực phẩm, (ii) thảo luận những tác động của sự thay đổi đối với hiệu quả và công bằng và (iii) cung cấp những bằng chứng về hiệu quả của việc chuyển đổi tại một số quốc gia.

Karsten Bove, 2002. “Hành vi mua các sản phẩm thịt lợn của người tiêu

cập đến việc tạo dựng các giá trị cho chuỗi bán lẻ trong mắt khách hàng và khẳng định đó là một lợi thế cạnh tranh quan trọng. Các giá trị của cửa hàng bán lẻ đƣợc nhận diện thông qua nghiên cứu khách hàng của họ xem thực sự ngƣời mua kỳ vọng nhƣ thế nào về chuỗi cửa hàng bán lẻ mà họ thƣờng đến trên cả hai phƣơng diện sản phẩm bán ra và các yếu tố thuộc về cách thức tổ chức. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để các nhà sản xuất cải thiện khâu tiếp thị và phát triển sản phẩm thịt lợn theo yêu cầu của ngƣời mua.

1.2.1.2. Các nghiên cứu về Việt Nam

Dự án Nâng cao hiệu quả thị trường cho người nghèo của Malica, 2007, đã

nghiên cứu một số nội dung liên quan đến chuỗi giá trị trong đó có nghiên cứu về

"Sự tham gia của người nghèo vào siêu thị và các kênh phân phối giá trị khác4".

Nghiên cứu đã tổng kết xu hƣớng và kinh nghiệm phát triển siêu thị của một số nƣớc trên thế giới và Việt Nam. Nội dung nghiên cứu đã tập trung phân tích xu hƣớng phát triển của chuỗi phân phối giá trị gia tăng bán buôn bán lẻ (bao gồm các siêu thị) và tác động của nó đối với ngƣời nghèo, với tƣ cách là ngƣời tiêu thụ và cung cấp thực phẩm. Làm thế nào việc hiện đại hố các chuỗi phân phối có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực phẩm và thu nhập của ngƣời nghèo? Đối tƣợng nghiên cứu tác động là ngƣời nghèo, nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng. Nghiên cứu mới chỉ đề cập đến vai trò của các siêu thị với tƣ cách là một kênh cung cấp thực phẩm cho một nhóm đối tƣợng nhỏ - nhóm ngƣời nghèo. Siêu thị chƣa đƣợc xem xét trong mối quan hệ liên kết với ngƣời nông dân, mối liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề xung quanh mối liên kết đó nhƣ khả năng kết nối và nâng cao hiệu quả sản xuất của siêu thị-nông dân; bao tiêu sản phẩm; hỗ trợ thông tin kỹ thuật; hỗ trợ thông tin thị trƣờng… chƣa đƣợc nghiên cứu đề cập tới.

Đinh Sơn Hùng và cộng sự, 2008. “Hệ thống kênh phân phối bán lẻ hàng hóa tiêu dùng cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp”. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng kênh phân phối hàng hóa tiêu dùng hiện

nay trên địa bàn TP.HCM trên cơ sở đó định hƣớng phát triển và đề xuất những chính sách, giải pháp củng cố, phát triển và hiện đại hóa kênh phân phối hàng hóa

4

Các nghiên cứu khác trong khuôn khổ dự án M4P, do Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB tài trợ nhƣ “Sự tiếp cận của người tiêu dùng nghèo vào siêu thị tại TP HCM”, “ Sự tham gia của nông

dân nghèo vào các chuỗi giá trị khác: Nghiên cứu trường hợp rau muống và cà chua tại TP.HCM”, “Tác động của siêu thị lên người tiêu thụ và nông dân nghèo”.

tiêu dùng. Nội dung nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng phát triển kênh phân phối dựa trên các tiêu chí nhƣ quy mơ, cơ sở vật chất kỹ thuật của kênh phân phối, thực trạng quản lý kênh phân phối (tổ chức quản lý, trình độ văn hóa và chuyên môn của bộ máy quản lý kênh, nguồn cung cấp hàng, các dịch vụ hậu mãi đƣợc áp dụng của từng loại hình kênh phân phối...). Các phát hiện của nghiên cứu đƣợc đƣa ra dựa trên việc nghiên cứu trƣờng hợp với một số mơ hình tổ chức kênh phân phối của một số doanh nghiệp đặc thù nhƣ công ty cổ phần Kinh Đô, công ty Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan), Công ty hóa mỹ phẩm SC Johnson Việt Nam. Nghiên cứu chƣa đề cập chuyên sâu đến hệ thống này với vai trị phân phối các sản phẩm nơng, lâm, thủy sản; chƣa xem xét hệ thống phân phối bán lẻ trong mối liên kết với các tác nhân khác. Chính vì vậy, nghiên cứu chƣa đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ nói chung và các siêu thị nói riêng mang tính chất bền vững. Đặc biệt là phân phối các sản phẩm nơng sản, vốn có sự gắn kết chặt chẽ giữa các tác nhân và tính chất bền vững của các siêu thị phụ thuộc vào khả năng chủ động trong xây dựng vùng nguyên liệu.

Văn phòng UBQG về hợp tác kinh tế quốc tế (Bộ Cơng Thương), 2007 đƣa ra

những phân tích về “Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam” trong bối cảnh Việt Nam cam kết mở cửa thị trƣờng phân phối cho hai nƣớc là Mỹ (BTA) và Nhật Bản (Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tƣ Việt - Nhật), các cam kết về mở cửa thị trƣờng phân phối trong khuôn khổ WTO… Nghiên cứu nhận định, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của ngƣời dân sử dụng các loại hình phân phối hiện đại văn minh ở các thành phố lớn có xu hƣớng tăng lên, dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu các loại hình phân phối và các nhà phân phối nƣớc ngồi đã nhanh chóng nắm bắt và đáp ứng đƣợc xu thế này. Ngƣời dân đã chán phong cách bán hàng nhỏ lẻ manh mún, chất lƣợng, giá cả không ổn định ở các điểm bán hàng nhỏ và các chợ và họ sẽ đổ xô đến các siêu thị lớn để mua hàng với cơ sở hạ tầng hiện đại, hàng hóa đa dạng, chất lƣợng giá cả ổn định và có nhiều hình thức khuyến mãi. Số lƣợng các điểm phân phối nhỏ lẻ sẽ giảm dần và đƣợc thay thế bằng các hình thức phân phối mới nhƣ siêu thị, trung tâm thƣơng mại. Sự gia tăng xu hƣớng tiêu dùng tại các siêu thị là tất yếu. Chính vì vậy, cần phải có những nghiên cứu về siêu thị và vai trị của nó trong phân phối hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa nơng sản.

Trần Văn Bích và cộng sự, (2005). Hệ thống siêu thị trên địa bàn TP.HCM –

hiện trạng và giải pháp. Nội dung chính của nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng

hệ thống siêu thị trên địa bàn TP.HCM về tốc độ phát triển, loại hình (siêu thị độc lập hay dạng chuỗi) và xu hƣớng phát triển. Các tác giả đã chỉ ra những hạn chế của

việc hình thành hệ thống siêu thị trên địa bàn TP.HCM nhƣ: (i) Mạng lƣới siêu thị phát triển có nguy cơ khơng tn thủ quy hoạch của thành phố vì lệ thuộc nhiều vào mặt bằng tìm đƣợc hơn là vào quy hoạch; (ii) Siêu thị hiện nay chƣa có khả năng thay thế các chợ truyền thống trong việc cung cấp các mặt hàng thực phẩm tƣơi sống phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của ngƣời tiêu dùng; (iii) Sự bất cập trong quản lý nhà nƣớc trong việc đề ra quy hoạch phát triển mạng lƣới siêu thị nhƣng lại thiếu các nguồn lực để thực hiện quy hoạch, ảnh hƣởng đến sự phát triển mạng lƣới siêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hệ thống siêu thị TP hồ chí minh đối với hoạt động sản xuất hàng hóa nông sản (nghiên cứu trường hợp tỉnh đồng nai) (Trang 26 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)