Kinh nghiệm huy động nguồn lực cộng đồng ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 30 - 34)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm huy động nguồn lực cộng đồng ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Phong trào Làng mới của Hàn Quốc

a.. Phát huy tính chủ động của nhân dân trong việc xây dựng NTM

Để thực hiện có hiệu quả q trình hỗ trợ cho các làng, các dự án, phong trào Làng mới chú trọng đến nhân tố con người. Trước khi tiến hành hỗ trợ vào các làng, cán bộ dự án sẽ tiến hành các điều tra xã hội học đối với ba nhóm đối tượng là: cán bộ địa phương, cán bộ thôn, làng và người dân. Các điều tra này cho phép cán bộ dự án biết được đích xác nhu cầu hiện tại của các làng, suy nghĩ và trình độ nhận thức của nhóm cán bộ chủ chốt. Dự án tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cán bộ cấp làng/thơn và chính quyền địa phương. Tại các lớp tập huấn, sẽ có các buổi thảo luận nhóm với chủ đề “Làm thế nào để người dân hiểu và thực hiện các chính sách của nhà nước?”. Với chủ đề này, lãnh đạo làng và chính quyền địa phương tham gia các lớp tập huấn sẽ đưa ra những ý kiến, giải pháp cho hoàn cảnh cụ thể của làng mình. Để sự tham gia của người dân chủ động và hiệu quả, các cán bộ thôn, làng sẽ thực hiện quá trình trao đổi ý kiến với dân làng, tiếp thu ý kiến của nhân dân để điều chỉnh và phát triển chương trình thực hiện. Dự án NTM trả lương cho cán bộ làng thay cho nhân dân như trước đây, cho nên đã khuyến khích cả lãnh đạo thơn, làng lẫn nhân dân tích cực thực hiện. Nâng cao chất luợng cán bộ, lãnh đạo và tiếp thu ý kiến từ trong nhân dân là hai biện pháp mang lại hiệu quả cao cho các dự án hỗ trợ trong mơ hình NTM của Hàn Quốc (Hồng Bá Thịnh, 2009).

b. Huy động các nguồn lực của cộng đồng

Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc được tạo đà ban đầu bởi chính phủ, sau đó là sức mạnh cộng đồng tạo nên sự lan tỏa rộng lớn. Người dân ở mỗi làng, dưới sự tổ chức của ủy ban phát triển nông thôn tiến hành dân chủ lựa chọn các dự án phát triển. Bước khởi đầu là các cơng trình xây dựng kết cấu hạ tầng thơn, xã. Có khoảng 16 loại dự án chi tiết đáp ứng được những yêu cầu lựa chọn như làm đường, làm kênh, làm cầu, mắc điện, điện thoại, cấp nước, ngói hóa...Qua hệ thống hành chính địa phương, mỗi làng báo cáo và liệt kê các dự án theo thứ

tựưu tiên cho các văn phịng huyện. Có hai loại cơng trình chính: cải thiện cơ sở hạtầng cho từng hộ nơng dân như ngói hóa nhà ở, lắp đặt điện thoại, nâng cấp hàng rào quanh nhà...; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nông dân như đường làng, đường nhánh nông thôn, cầu cống, kè, hệ thống cấp thoát nước, điện, hội trường, nhà tắm công cộng, sân chơi trẻ em, trồng cây và hoa. Để kích cầu, tiêu thụ bớt xi năng sản xuất dư thừa, chính phủ phân phối xi măng hỗ trợ cho các làng làm chương trình, với hơn 16.000 làng được chọn để tiến hành dự án bước đầu. Chính phủ cấp cho mỗi làng 355 bao xi măng, phân phối qua các kênh hành chính địa phương, từ trung ương - tỉnh- huyện - tới làng không phân biệt quy mơ và vị trí của làng, cũng khơng phân biệt làng giàu làng nghèo. Trợ giúp vật chất khiêm tốn này được coi như chất xúc tác đẩy phong trào đi lên. Tổng số hỗ trợ cho mỗi làng từ năm 1971 đến 1978 là 84 tấn xi măng và 2,6 tấn sắt thép. Tổng giá trị xi măng và sắt thép tương đương với 2000 USD/làng theo tỷ giá năm 1974. Dân làng tự quyết định và biểu quyết về mức độ đóng góp và hy sinh của các nơng trại để bồi hoàn đất, các tài sản cá nhân khác dùng để xây dựng kết cấu hạ tầng (Hoàng Bá Thịnh, 2009).

c. Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, khuyến khích thi đua giữa các làng

Theo nhận xét của nhiều chuyên gia, phong trào Saemaul Udong không đơn thuần là một kế hoạch hành động mà còn là cả một cuộc cải tổ về ý thức dựa trên tinh thần tự lực. Ngay từ đầu, chính phủ đãtruyền cho người dân ý thức “nhất định phải làm”, “đã làm là được”, “tất cả đều có thể làm được”. Nhờ tuyên truyền tốt, người dân nhận thức được phong trào SaemaulUdong là một cuộc cải tổ vì một cuộc sốngtốt đẹp hơn cho cả cộng đồng, chứ khôngchỉ đối với từng cá nhân đơn lẻ. Sự thịnh vượng ở đây khơng chỉ bó hẹp ở ý nghĩa vật chất, nó cịn bao hàm cả ý nghĩa tinh thần, không chỉ cho thế hệ hơm nay mà cịn cho cả con cháu mai sau. Mục tiêu của phongrào Saemaul Udong là xây dựng nền tảng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi giađình, làng xã, góp phần vào sự tiến bộ chung của cả quốc gia.Để đoàn kết, tập hợp nhân dân trong sự nghiệp chung, phong trào Làng mới đề cao ba nguyên tắc/trụ cột chính: “Sự chăm chỉ,tự lực và hợp tác”. Ba nguyên tắc chủ yếu của phong trào Làng mới cũng chính là hạt nhân của cơng cuộc xây dựng một xã hội tiên tiến và một quốc gia thịnh vượng. Ba nguyên tắc đó là những giá trị xuyên suốt q trình phát triển nơng thơn nói riêng, xã hội Hàn Quốc nói chung, được cơng nhận đã góp cơng lớn đưa tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bình quân của Hàn Quốc từ 85USD lên 20.000 USD (năm 2000) sau 30 năm phát triển (Hoàng Bá Thịnh, 2009).

Thưởng phạt cơng minh đã kích thích lịng tự hào, tự tin trong từng cộng đồng làng xã, tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ hướng về xây dựng NTM, thi đua làm giàu, làm đẹp quê hương. Thái độ ỷ lại, tự ti bị loại bỏ ngay từ cách tiến hành chương trình,làng nào cũng muốn vươn lên thành điển hình tốt. Điều này khác với Việt Nam, có hiện tượng một số địa phương xin được thuộc diện nghèo (xã nghèo, huyện nghèo) để hưởng chính sách ưu đãi của chính phủ.

Việc khuyến khích thi đua giữa các làng khơng chỉ ở phạm vi phát triển kết cấu hạ tầng nơng thơn, mà cịn ở việc đưa các hoạt động khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Các làng chỉ được tham gia các dự án cao sau khi đã hoàn thành các dự án loại thấp. Các làng sau khi đánh giá hàng năm được phân loại thành 3 loại: khơng hồn thành tốt các dự án kết cấu hạ tầng, sẽ khơng cịn được triển khai các dự án nâng cao thu nhập; hoàn thành tốt các dự án kết cấu hạ tầng đơn giản, nhưng chưa hoàn thành tốt các dự án kết cấu hạ tầng mang tính cộng đồng cao sẽ không được phép tham gia dựán nâng cao thu nhập; hoàn thành tốt các dựán kết cấu hạ tầng, những làng này sẽ đượcchính phủ trợ giúp triển khai các dự án nâng cao thu nhập cho nơng dân (Hồng Bá Thịnh, 2009).

2.2.1.2. Xây dựng NTM ở Thái Lan

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân (Tuấn Anh, 2012).

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các cơng trình thủy lợi lớn phục vụ cho nơng

nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên tồn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nơng nghiệp. Chương trình điện khí hóa nơng thơn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước…(Tuấn Anh, 2012).

Về lĩnh vực cơng nghiệp phục vụ nơng nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu …(Tuấn Anh, 2012).

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ một số chính sách sau:

Chính sách phát triển nơng nghiệp: Một trong những nội dung quan trọng

nhất của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000 - 2005 là kế hoạch cơ cấu lại mặt hàng nông sản của Bộ Nơng nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và sản lượng của 12 mặt hàng nơng sản, trong đó có các mặt hàng: gạo, dứa, tôm sú, gà và cà phê. Chính phủ Thái Lan cho rằng, càng có nhiều nguyên liệu cho chế biến thì ngành cơng nghiệp chế biến lương thực thực phẩm mới phát triển và càng thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước. Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho nơng sản được khuyến khích trong chương trình Mỗi làng một sản phẩm và chương trình Quỹ làng …(Tuấn Anh, 2012).

Chính sách bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm: Chính phủ Thái Lan

thường xuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an tồn thực phẩm. Năm 2004, Thái Lan phát động chương trình “Năm an tồn thực phẩm và Thái Lan là bếp ăn của thế giới”. Mục đích chương trình này là khuyến khích các nhà chế biến và nơng dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ thường xun hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm. Do đó, ngày nay, thực phẩm chế biến của Thái Lan được người tiêu dùng ở các thị trường khó tính, như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, chấp nhận …(Tuấn Anh, 2012).

Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư,

thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh. Trong tiếp cận thị trường xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với chính phủ các nước để các doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế biến. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào kết cấu hạ tầng như: Cảng kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xúc tiến công nghiệp là trách nhiệm chính của Cục Xúc tiến cơng nghiệp thuộc Bộ Cơng nghiệp, nhưng việc xúc tiến và phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan do nhiều cơ quan cùng thực hiện. Chẳng hạn, trong Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, cùng với Cục Xúc tiến nông nghiệp, Cục Hợp tác xã giúp nông dân xây dựng hợp tác xã để thực hiện các hoạt động, trong đó có chế biến thực phẩm; Cục Thủy sản giúp đỡ nông dân từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến thủy sản. Cơ quan Tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp thuộc Bộ Cơng nghiệp xúc tiến tiêu chuẩn hố và hệ thống chất lượng; Cơ quan Phát triển công nghệ và khoa học quốc gia xúc tiến việc áp dụng khoa học và công nghệ cho chế biến; Bộ Đầu tư xúc tiến đầu tư vào vùng nông thôn …(Tuấn Anh, 2012).

Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thành cơng nơng nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước …(Tuấn Anh, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)