Nội dung nghiên cứu huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 25)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sơ lý luận

2.1.3. Nội dung nghiên cứu huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn

để phục vụ cho các hoạt động xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng... mở rộng hệ thống kênh mương nội đồng.

- Nguồn tài lực cho xây dựng nơng thơn mới chính là kinh phí tài chính đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Hiện tại, kinh phí để thực hiện xây dựng nông thôn mới được chia làm 3 phần: một phần ngân sách Nhà nước hỗ trợ, một phần là doanh nghiệp bên ngoài đầu tư, phần thứ ba là huy động nguồn vốn trong nhân dân, hay còn được gọi là “vốn xã hội hố”. Đối với 11 xã thí điểm cấp quốc gia thì nguồn vốn tài chính khoảng 200 tỷ/xã.

Có thể nói, xã nào được chọn làm xã điểm sẽ có q trình thực hiện nhanh nhất và có điều kiện thực hiện hơn cả. Quan điểm chỉ đạo hiện nay chủ yếu là “Nguồn vốn căn bản là huy động nội lực”, rất khó thực hiện bởi chủ yếu chỉ có thể huy động nội lực từ những xã giàu, những xã có làng nghề. Trong khi phần lớn nơng thơn Việt Nam là xã nơng nghiệp, nguồn nội lực cịn hạn chế.

2.1.3. Nội dung nghiên cứu huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nông thôn mới

2.1.3.1. Cơ chế chı́nh sách huy động nguồn lực cộng đồng

Xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước, trong đó chính người dân là chủ thể. Cùng với cơ chế, chính sách phù hợp là những việc làm sáng tạo, hiệu quả theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương.

Chương trình NTM xây dựng cơ chế khuyến khích huy đơ ̣ng nguồn lực cộng đồng vào các hoạt động phát triển của bản thân. Tăng cường huy đô ̣ng nguồn lực cộng đồng vừa là công cụ vừa là kết quả cần đạt được khi xây dựng NTM. Đích đến là cộng đồng có đủ sự tự tin và năng lực để làm chủ thực sự, chủ

động đứng ra tổ chức việc phát triển chung của địa phương. Việc huy động các nguồn lực của bản thân cộng đồng là quan trọng nhất, nhưng trong những năm đầu, khi điều kiện các nguồn nội lực còn hạn chế, nguồn hỗ trợ của Nhà nước cũng rất cần thiết chế (Nguyễn Văn Tiến, 2015).

Để sử dụng các nguồn lực tiết kiệm và có hiệu quả, các quy định cần tạo ra các điều kiện thuận lợi cho viê ̣chuy đô ̣ng nguồn lực cộng đồng. Hoạt động hay cơng trình có quy mơ lớn cần huy động nguồn lực nhiều, tập trung trong thời gian ngắn ; có mức độ kỹ thuật phức tạp sẽ hạn chế sự tham gia của cộng đồng và ngược lại. Các điều kiện như khả năng hưởng lợi, sự linh hoạt cho phép, và nhất là mức độ phân cấp, trao quyền cho cộng đồng trong tổ chức và quản lý các hoạt động đều có ảnh hưởng lớn đến huy đơ ̣ng nguồn lực cộng đồng chế (Nguyễn Văn Tiến, 2015).

2.1.3.2. Phương án và cách thức huy động nguồn lực cộng đồng

Bám sát các quy chế của Nhà nước đã ban hành như: Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng; Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng; Quy chế dân chủ cơ sở; Cơ chế huy động sự tham gia của cộng đồng trong chương trình thí điểm xây dựng NTM thời kỳ CNH, HĐH; Cơ chế huy động cộng đồng trong chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới...Văn phòng điều phối Chương trı̀nh mu ̣c tiêu Quốc gia xây dựng NTM huyê ̣n đã ban hành quy chế làm viê ̣c, phân công nhiê ̣m vu ̣ cho các thành viên Ban chı̉ đa ̣o, đồng thời lãnh đa ̣o chı̉ đa ̣oBan quản lý xã có nhiệm vụ tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát các hoạt động thực thi các dự án đầu tư trên địa bàn xã; Ở cấp thôn, Ban phát triển thôn tổ chức lấy ý kiến của người dân tham gia góp ý vào bản quy hoạch, bản đề án xây dựng NTM của xã; tổ chức vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua; tự giám sát cộng đồng các cơng trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thôn;Đối với các dự án phát triển hạ tầng KT-XH: khuyến khích người dân, cộng đồng tự nguyện hiến đất để xây dựng các cơng trình hạ tầng KT-XH trên địa bàn xã. Khi lựa chọn nhà thầu xây dựng CSHT, chương trình khuyến khích thực hiện hình thức giao cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ cơng trình, nhóm thợ, cá nhân trong xã có đủ năng lực thực hiện xây dựng; Về vốn đầu tư cho chương trình, ngồi vốn ngân sách và các nguồn vốn tín dụng, doanh nghiệp, cịn có các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã, các khoản huy động từ cộng đồng (dẫn theo Lê Doãn Sơn, 2018).

2.1.3.3. Huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới

a. Huy động nguồn lực tài chı́nh

Theo Vũ Nhữ Thăng (2018) - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính), nguồn lực tài chính xây dựng NTM rất đa dạng, bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước (NSNN), huy động từ cộng đồng, từ khu vực tín dụng và từ các doanh nghiê ̣p.Trong đó, các nước chú trọng huy động nguồn lực từ cộng đồng theo phương thức "nhà nước và nhân dân cùng làm" và nguồn lực từ khu vực tín dụng. Ngân sách Nhà nước đóng vai trị là chất xúc tác, "vốn mồi" để thu hút các nguồn vốn khác tham gia vào quá trình xây dựng NTM.

Ở Việt Nam, thời gian qua, hệ thống các chính sách huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM cũng khá đa dạng, từ các chính sách hỗ trợ gián tiếp của nhà nước thơng qua chính sách tín dụng hay chính sách chi ngân sách Nhà nướctrực tiếp hoặc gián tiếp cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, chính sách ưu đãi thuế, bảo hiểm... (Vũ Nhữ Thăng, 2018).

Trong phạm vi luận văn này, Huy động nguồn lực tài chính là những đóng góp bằng tiền mặt cho xây dựng NTM của hộ gia đình trên cơ sở bám sát các Quy đi ̣nh, hướng dẫn của Trung ương, tı̉nh, huyê ̣n… (Vũ Nhữ Thăng, 2018).

b. Huy động nguồn lực con người

Dưới góc độ quản lý nhà nước thì giữa thuật ngữ “nguồn lực con người” và “nguồn nhân lực” có ý nghĩa tương đồng. Định nghĩa về nguồn nhân lực, theo Liên Hợp quốc: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”; quan điểm của Nicholas Henry cho rằng: “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mơ, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực, thế giới”; Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng cho rằng: “Nguồn nhân lực là lực lượng lao động, là tổng thể các tiềm năng lao động của con người, của một quốc gia đã được chuẩn bị ở một mức độ nhất định, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” (Lê Doãn Sơn, 2018).

Huy đô ̣ng nguồn lực con người được trı̀nh bày trong luâ ̣n văn chı́nh là sự tham gia đóng góp ý kiến cho các hoa ̣t đô ̣ng xây dựng NTM ta ̣i đi ̣a phương. Nội

dung và mức độ tham gia này được đặt trong bối cảnh thực hành dân chủ cơ sở tại các địa phương. Tham gia đóng góp ý kiến được thực hiện thơng qua các cuộc họp khác nhau được tổ chức tại cộng đồng. Đặc biệt những sáng kiến trong việc huy động nguồn lực từ cộng đồng được người dân đưa ra rất có ý nghĩa để áp dụng vào thực tiễn.

c. Huy động nguồn lực đất đai, vật chất khác

Xác định phát triển hạ tầng giao thông là động lực để xây dựng nông thôn mới. Trong những năm qua, hàng loạt các chủ trương, chính sách, giải pháp từ huyện đến xã đều được tổ chức thực hiện theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Qua đó giúp người dân nâng cao nhận thức, hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển giao thông đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, từ đó tạo sự đồng thuận, nhất trí cao. Cơng tác tun truyền vâ ̣n đô ̣ng đươ ̣c quan tâm chú tro ̣ng, khi các hộ gia đình khi hiểu được lợi ích thiết thực, lâu dài của việc làm đường giao thông nông thôn đều tự nguyện góp cơng sức, hiến một phần đất mà khơng hề tính tốn thiệt hơn (Nguyễn Văn Tiến, 2015).

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

2.1.4.1. Điều kiện hộ gia đình

Trong khn khổ nghiên cứu về huy đô ̣ng nguồn lực Cohen và Uphoff (1979) đã liệt kê các đặc trưng hộ gia đình ảnh hưởng đến huy đơ ̣ng ng̀n lực. Đó là: độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, điều kiện kinh tế, quan hệ xã hộivà... Trong nghiên cứu khác, W. Alters et al. (1999) thấy rằng lịch sử di dân và định cư của hộ gia đình cũng ảnh hưởng tới huy đô ̣ng nguồn lực (Nguyễn Ngọc Luân và cs., 2011).

Feachem (1980) nhấn mạnh 5 vấn đề khó khăn về huy đô ̣ng nguồn lựccộng đồng trong cung cấp nước sạch và công nghệ vệ sinh: khả năng áp dụng trong thực tiễn, tính thích hợp, giá thành, tiêu chuẩn và hồn cảnh chính trị. Các dự án vệ sinh và cung cấp nước sạch có thể được hoàn thiện nếu: (1) thiết kế hoàn chỉnh; (2) giảm giá thành cơng trình; (3) hỗ trợ và giảm giá thành vận hành và bảo dưỡng; (4) thực hiện các lợi ích của dự án; và (5) khuyến khích cộng đồng chủ động phát triển (Nguyễn Ngọc Luân và cs., 2011).

2.1.4.2. Điều kiện môi trường cộng đồng

Điều kiện môi trường cộng đồng cũng ảnh hưởng tới mức độ huy đô ̣ng nguồn lựctừ người dân. Các yếu tố môi trường khác nhau có ảnh hưởng tới việc huy đơ ̣ng nguồn lựcvào các dự án. (Cohen và Uphoff, 1980; Finterbusch, 1989). Xu thế và sự kiện lịch sửcó những hệ quả quan trọng đối với huy đô ̣ng nguồn lựctừ người dân. Các sự kiện như: lịch sử di dân và định cư; dịng giống gia đình và nhóm, lịch sử của các tổ chức chính trị - xã hội và các xung đột vv... ( Walter et al.,

1999). Các hoạt động phát triển trong cộng đồng được tổ chức thông qua hoạt động tập thể, người dân địa phương tụ họp cùng nhau để làm việc. Ở các cộng đồng nơng thơn, ở mức độ nào đó, người dân ln duy trì một số các hoạt động tập thể, ví dụ: các hoạt động cộng đồng như xây dựng nhà, lễ hội vv... (Nguyễn Ngọc Luân và cs., 2011).

2.1.4.3. Tính cộng đồng

Ý thức cộng đồng có thể tự thể hiện bằng việc tự nguyện tham gia vào các hoạt động tập thể của cộng đồng.Trong nghiên cứu về phong trào làng mới (Saemual Undong) ở Hàn Quốc, Park (2001) nhận thấy, tính đồng nhất của những nông dân trong khuôn khổ kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng dẫn tới sự hợp tác chặt chẽ giữa người dân trong thôn khi thực hiện phong trào làng mới. Park (2001) cũng nhận thấy người dân nơng thơn Hàn Quốc có truyền thống lâu đời góp cơng lao động trong vụ nông nhàn để bảo dưỡng giao thơng cơng cộng và hồn thiện cơ sở hạ tầng của thôn (Nguyễn Ngọc Luân và cs., 2011).

2.1.4.4. Tổ chức cộng đồng

Các đặc điểm chính trị và tổ chức của cộng đồng ảnh hưởng tới huy đô ̣ng nguồn lựccủa người dân địa phương trong các hoạt động phát triển (Rao, 2004; Jorgensen, 2001; Walters, 1999; Finsterbusch,1987; Cohen, 1980). Nhìn chung, người lãnh đạo của cộng đồng do dân bầu. Đó là người có vai trị quan trọng trong quản lý cộng đồng và trong huy động các nguồn lực để phát triển. Năng lực của trưởng thơn có ảnh hưởng mạnh tới huy đô ̣ng nguồn lực cộng đồng (Kim 2005). Trong các trường hợp khác, các nhóm xã hội khác có thể cũng tham gia mặc dù họ khơng sử dụng quyền chính thức như là trường hợp của cán bộ Đảng viên. Trong một số trường hợp, khác với trưởng thôn, họ cũng tác động đến việc ra quyết định trong quản lý cộng đồng (Jorgensen, 2001). Mức độ mà chính

quyền cấp trên tham gia trong các hoạt động của cộng đồng phụ thuộc vào mức độ phân cấp quyền lực và nguồn lực mà chính quyền cấp trên trao cho cấp dưới (Nguyễn Ngọc Luân và cs., 2011)..

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1. Kinh nghiệm huy động nguồn lực cộng đồng ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Phong trào Làng mới của Hàn Quốc

a.. Phát huy tính chủ động của nhân dân trong việc xây dựng NTM

Để thực hiện có hiệu quả q trình hỗ trợ cho các làng, các dự án, phong trào Làng mới chú trọng đến nhân tố con người. Trước khi tiến hành hỗ trợ vào các làng, cán bộ dự án sẽ tiến hành các điều tra xã hội học đối với ba nhóm đối tượng là: cán bộ địa phương, cán bộ thôn, làng và người dân. Các điều tra này cho phép cán bộ dự án biết được đích xác nhu cầu hiện tại của các làng, suy nghĩ và trình độ nhận thức của nhóm cán bộ chủ chốt. Dự án tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cán bộ cấp làng/thơn và chính quyền địa phương. Tại các lớp tập huấn, sẽ có các buổi thảo luận nhóm với chủ đề “Làm thế nào để người dân hiểu và thực hiện các chính sách của nhà nước?”. Với chủ đề này, lãnh đạo làng và chính quyền địa phương tham gia các lớp tập huấn sẽ đưa ra những ý kiến, giải pháp cho hoàn cảnh cụ thể của làng mình. Để sự tham gia của người dân chủ động và hiệu quả, các cán bộ thôn, làng sẽ thực hiện quá trình trao đổi ý kiến với dân làng, tiếp thu ý kiến của nhân dân để điều chỉnh và phát triển chương trình thực hiện. Dự án NTM trả lương cho cán bộ làng thay cho nhân dân như trước đây, cho nên đã khuyến khích cả lãnh đạo thơn, làng lẫn nhân dân tích cực thực hiện. Nâng cao chất luợng cán bộ, lãnh đạo và tiếp thu ý kiến từ trong nhân dân là hai biện pháp mang lại hiệu quả cao cho các dự án hỗ trợ trong mơ hình NTM của Hàn Quốc (Hồng Bá Thịnh, 2009).

b. Huy động các nguồn lực của cộng đồng

Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc được tạo đà ban đầu bởi chính phủ, sau đó là sức mạnh cộng đồng tạo nên sự lan tỏa rộng lớn. Người dân ở mỗi làng, dưới sự tổ chức của ủy ban phát triển nông thôn tiến hành dân chủ lựa chọn các dự án phát triển. Bước khởi đầu là các cơng trình xây dựng kết cấu hạ tầng thơn, xã. Có khoảng 16 loại dự án chi tiết đáp ứng được những yêu cầu lựa chọn như làm đường, làm kênh, làm cầu, mắc điện, điện thoại, cấp nước, ngói hóa...Qua hệ thống hành chính địa phương, mỗi làng báo cáo và liệt kê các dự án theo thứ

tựưu tiên cho các văn phịng huyện. Có hai loại cơng trình chính: cải thiện cơ sở hạtầng cho từng hộ nơng dân như ngói hóa nhà ở, lắp đặt điện thoại, nâng cấp hàng rào quanh nhà...; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của nông dân như đường làng, đường nhánh nông thôn, cầu cống, kè, hệ thống cấp thốt nước, điện, hội trường, nhà tắm cơng cộng, sân chơi trẻ em, trồng cây và hoa. Để kích cầu, tiêu thụ bớt xi năng sản xuất dư thừa, chính phủ phân phối xi măng hỗ trợ cho các làng làm chương trình, với hơn 16.000 làng được chọn để tiến hành dự án bước đầu. Chính phủ cấp cho mỗi làng 355 bao xi măng, phân phối qua các kênh hành chính địa phương, từ trung ương - tỉnh- huyện - tới làng không phân biệt quy mơ và vị trí của làng, cũng khơng phân biệt làng giàu làng nghèo. Trợ giúp vật chất khiêm tốn này được coi như chất xúc tác đẩy phong trào đi lên. Tổng số hỗ trợ cho mỗi làng từ năm 1971 đến 1978 là 84 tấn xi măng và 2,6 tấn sắt thép. Tổng giá trị xi măng và sắt thép tương đương với 2000 USD/làng theo tỷ giá năm 1974. Dân làng tự quyết định và biểu quyết về mức độ đóng góp và hy sinh của các nơng trại để bồi hoàn đất, các tài sản cá nhân khác dùng để xây dựng kết cấu hạ tầng (Hoàng Bá Thịnh, 2009).

c. Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, khuyến khích thi đua giữa các làng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)