3.1.1.1. Vị trí địa lý
Kim Bôi là huyện miền núi nằm ở phía Đông của tỉnh Hòa Bình (trung tâm huyện cách thành phố Hòa Bình khoảng 35 km), có tọa độ địa lý vào khoảng 20031’ đến 20051’ vĩ độ Bắc và 105044’ kinh độ Đông (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Kim Bôi, 2018).
Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau: -Phía Đông giáp huyện Lương Sơn.
-Phía Tây giáp huyện Cao Phong, thành phố Hòa Bình. -Phía Nam giáp huyện Yên Thủy, huyện Lạc Thủy. -Phía Bắc giáp huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Kim Bôi nằm ở độ cao khoảng 310m so với mặt nước biển. Địa hình được chia thành 3 vùng:
Vùng Đông Bắc gồm 7 xã: xã Tú Sơn, xã Đú Sáng, xã Bình Sơn, xã Bắc Sơn, xã Hùng Tiến, xã Nật Sơn, xã Sơn Thủy, xã Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Thượng Tiến, Hợp Đồng. Vùng này chủ yếu là đồi thấp, núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp (UBND huyện Kim Bôi, 2018a).
Vùng trung tâm gồm các xã: xã Vĩnh Đồng, xã Trung Bì, xã Thượng Bì, xã HạBì, xã Kim Tiến, xã Kim Bình, xã Kim Bôi, xã Hợp Kim và Thị Trấn Bo…Vùng này chủ yếu là những cánh đồng bao bọc bởi những dãy núi, đồi thấp (UBND huyện Kim Bôi, 2018a).
Vùng Nam gồm các xã: Kim Sơn, Lập Chiệng, Nam Thượng, Sào Báy, Mị Hòa, Nuông Dăm, Cuối Hạ, Kim Truy. Vùng này chủ yếu là đồi thấp, núi đá vôi xen kẽ với các cánh đồng mẫu lớn (UBND huyện Kim Bôi, 2018a).
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, bình quân có 122 ngày mưa/năm, cao nhất là 146 ngày, mưa thường có dông kéo dài và chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió tây nam (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Kim Bôi, 2018).
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp, có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Kim Bôi, 2018).
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê năm 2018 huyện Kim Bôi có diện tích đất tự nhiên (DTTN) là 55.116,24 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 48.367,74 ha, chiếm 87% tổng diện tích đất tự nhiên;Đất phi nông nghiệp 4897,12 ha, chiếm 9 % tổng diện tích đất tự nhiên; Đất chưa sử dụng 1851,38 ha, chiếm 4 % tổng diện tích đất tự nhiên.
Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của huyện được chia thành 3 nhóm chính:
-Đất núi (nằm ở độ cao trên 300m): Diên tích khoảng 17.085,44 ha, gồm Đất Feralit mùn vàng nhạt trên núi đá, Đất đỏ nâu trên đá Macma trung tính và Bazic, Đất đỏ nâu trên đá vôi, Đất đỏ vàng trên đá sét, Đất vàng trên đá Macma axit, Đất vàng nhạt trên đá Sa Thạch.
-Đất đồi (nằm độ cao dưới 300m): Diện tích khoảng 24.086,30 ha, gồm: đất nâu đỏ trên đá Macma trung tính và Bazic, đất đỏ nâu trên đá vôi, đất vàng đỏ trên đá sét, đất vàng nhạt trên đá sa thạch, đất nâu vàng trên đất phù xa cổ.
-Đất ruộng (nằm dọc theo sông Bưởi và các suối lớn trong huyện): Diện tích khoảng 7.587,90 ha, gồm: đất feralit biến đổi do trồng lúa nước, đất thung lũng chua, đất phù sa được bồi.
Ngoài 3 loại đất trên, huyện Kim Bôi còn có hơn 5.102 ha núi đá và 1089 ha sông, suối và mặt nước chuyên dùng.
35
Bảng 3.1. Tình hình biến động về đất đai của huyện Kim Bôi qua 3 năm
ĐVT: Ha Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển 17/16 18/17 BQ TỔNG SỐ 55116,24 55116,24 55116,24 100,00 100,00 100,00 Đất nông nghiệp 48369,82 48341,26 48367,74 99,94 100,05 100,00
-Đất sản xuất nông nghiệp 5244,34 5243,36 5272,26 99,98 100,55 100,27
+Đất trồng cây hàng năm 3175,01 3151,77 3,169,94 99,27 100,58 99,92
+Đất trồng cây lâu năm 1982,11 1977,67 1989,25 99,78 100,59 100,18
-Đất nuôi trồng thuỷ sản 63,49 63,52 63,47 100,05 99,92 99,98
-Đất nông nghiệp khác 23,73 50,4 49,6 212,39 98,41 144,57
Đất phi nông nghiệp 4892,96 4921,82 4897,12 100,59 99,50 100,04
-Đất ở 1676,06 1674,79 1676,08 99,92 100,08 100,00
-Đất chuyên dùng 2330,55 2360,69 2335,16 101,29 98,92 100,10
-Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,05 0,05 0,05 100,00 100,00 100,00
-Đất nghĩa trang, nghĩa địa 290,03 290,01 290,03 99,99 100,01 100,00
-Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 596,27 596,28 595,8 100,00 99,92 99,96
Đất chưa sử dụng 1853,46 1853,16 1851,38 99,98 99,90 99,94
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kim Bôi (2019)
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt của huyện Kim Bôi được hình thành bởi hệ thống sông Bôi, hồ đập chứa nước và nhiều suối nhỏ, bao gồm: Sông Bôi bắt nguồn từ phía Tây Bắc chảy về phía Đông Nam của huyện (gần như song song với quốc lộ 12B), có chiều dài khoảng 50km. Hệ thống hồ đập gồm: Suối Chuộn, Bai Khi, Mến Bôi, Láu Ráy, Gò Tháu, Gò Duôi …với diện tích chiếm đất khoảng 70 ha (Chi cục thống kê huyện Kim Bôi, 2019)
Toàn huyện có 7 suối vừa, tổng chiều dài khoảng 95 km, bao gồm suối Đúc dài 20km, suối Chiềng dài 16km, suối Cháo dài 14km, suối Kho dài 6km, suối Trò dài 7km và 14 suối nhỏ với tổng chiều dài khoảng 112km. Hệ thống sông suối nhỏ chạy trên địa hình chia cắt (phức tạp), độ dốc lớn và nền địa chất có nhiều khe nứt rạn, thoát nước mạnh. Trong những năm trước, do phá rừng đầu nguồn đã gây ra lũ quét và về mùa khô có tới 60% các suối bị khô cạn (Chi cục thống kê huyện Kim Bôi, 2019)
Huyện Kim Bôi có nguồn nước khoáng nóng có trữ lượng khá lớn, hiện nay đang được khai thác để sản xuất nước khoáng đóng chai và được xây dựng là khu nghỉ dưỡng cho khách du lịch và nhân dân trên địa bàn, đây cũng là nguồn tài nguyên lớn phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch của huyện. Tại các xã Hạ Bì, Vĩnh Đồng, xã Đông Bắc và xã Sào Báy có nguồn nước suối khoáng nóng hiện đang được thăm dò, khai thác để xây dựng các khu nghĩ điều dưỡng và khai thác chế biến làm nước uống cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Ước tính khai thác khoảng 300 triệu lít/năm (Chi cục thống kê huyện Kim Bôi, 2019).
c. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của huyện Kim Bôi đến năm 2017 là 35487,14 ha, chiếm 64,58% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện với độ che phủ đạt 50% (Chi cục thống kê huyện Kim Bôi, 2019).
d. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huyện Kim Bôi rất phong phú. Theo kết quả điều tra thăm dò, trên địa bàn huyện Kim Bôi có rất nhiều loại khoáng sản. Núi đá vôi có ở hầu hết các xã trong huyện. Toàn huyện có trên 9.300 ha núi đá chạy dọc từ đầu huyện đến cuối huyện. Đây là nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Nguồn cát của huyện có trữ lượng lớn: Bao gồm cát
vàng từ suối Kim Tiến, cát đen từ Sông Bôi và các suối nhỏ trong toàn huyện. Than đá, cao lanh ở xã Cuối Hạ, xã Đú Sáng; Vàng sa khoáng nằm rải rác các xã trong toàn huyện: Nật Sơn, Kim Sơn, Hợp Kim, Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ Hòa; Quặng pirit ở Cuối Hạ, Hợp Đồng (trữ lượng khoảng 30 triệu tấn); Đá Granit ở Kim Tiến, Vĩnh Tiến, Tú Sơn... trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi (Chi cục thống kê huyện Kim Bôi, 2019).
e. Tài nguyên du lịch:
Kim Bôi có tiềm năng phát triển du lịch thành một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn vào thu Ngân sách, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Kim Bôi cũng là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống Cồng Chiêng mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Mường. Tiềm năng du lịch rất phong phú của huyện đã, đang và sẽ được khai thác ở hệ thống các hang động, những ngọn núi, cánh rừng, khu mộ cổ Đống Thếch ở xã Vĩnh Đồng, khu du lịch vui chơi giải trí của Khai Đồi ở xã Sào Báy, khu du lịch sinh thái Cửu Thác ở xã Tú Sơn, thác Mặt Trời ở xã Kim Tiến, khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng cao cấp Mớ Đá, khu rừng đặc dụng Thượng Tiến, mỏ nước khoáng xã Hạ Bì, Vĩnh Đồng, Sào Báy, khu VResort xã Vĩnh Tiến,… (Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi, 2018a).
Ở Kim Bôi đã có các khu nghỉ dưỡng nổi tiếng như Khách sạn Công đoàn Việt Nam, khu điều dưỡng người có công của tỉnh Hòa Bình, khu Resort xã Vĩnh Tiến…Tuy vậy, sự gắn kết các điểm du lịch để trở thành các tua, các tuyến còn hạn chế, nên hiệu quả của du lịch còn thấp, chưa có đóng góp lớn vào phát triển kinh tế cả huyện.