Phương pháp phân tích thơng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 58)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Địa điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp này để hệ thống hố và phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra. Từ phương pháp này có thể tìm ra các mối quan hệ lẫn nhau của các nhân tố riêng biệt như tình hình kinh tế, trình độ văn hố, mức thu nhập của các hộ...qua đó đánh giá được sự huy động nguồn lực của cộng đồng vào xây dựng NTM.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh để tiến hành phân tích thực trạng việc huy động các nguồn lực vào xây dựng nơng thơn mới của huyện Kim Bơi, sự đóng góp của người dân và các doanh nghiệp, HTX... vào chương trình xây dựng NTM của huyện. Từ đó xác định hiệu quả của việc huy động nguồn lực cộng đồng vào chương trình xây dựng NTM.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia thông qua trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực phát triển nơng thơn của phịng Nông nghiệp và PTNT, cán bộ huyện, xã của địa bàn nghiên cứu; trao đổi, thảo luận với cán bộ ban quản lý xây dựng NTM của xã, các chủ hộ tham gia chương trình từ đó góp phần hồn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

3.2.4. HỆ THỚNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

a. Nhóm chỉ tiêu về nguồn lực tài chính

- Số lượng vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch;

- Kết quả huy động tài chính: vốn ngân sách Nhà nước, vốn của tỉnh, huyện và vốn huy động của người dân

- Kinh phí thực hiện cho từng hạng mục, cơng trình, mơ hình ở từng địa phương và tỷ lệ;

- Tỷ lệ vốn ngân sách, vốn của tỉnh, huyện, địa phương và người dân/tổng vốn thực hiện;

- Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn theo kế hoạch;

- Số lượng và tỷ lệ vốn đầu tư cho xây dựng nông thôn mới qua các năm.

b. Nhóm chỉ tiêu về nguồn vật lực (đất đai)

- Kế hoạch huy động đất đai: số m2 và số hộ;

- Kết quả huy động đất đai: thực tế số m2 và số hộ đã hiến đất;

- So sánh tỷ lệ % kết quả huy động nguồn lực đất đai so với kế hoạch đề ra.

c. Nhóm chỉ tiêu về nguồn nhân lực

- Kết quả huy động ngày công lao động đóng góp của người dân vào các hoạt động cơng ích của các tổ chức đoàn thể địa phương

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN KIM BÔI

Thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Từ đó huyện chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 2010 -2015 và giai đoạn 2016-2020.

Huyện đã ban hành các văn bản về hướng dẫn, chı̉ đa ̣o là công viê ̣c hết sức quan tro ̣ng, tiếp thu các văn bản hướng dẫn, chı̉ đạo của Trung ương, tı̉nh về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, huyện Kim Bơi đã cụ thể hóa ban hành các văn bản để triển khai thực hiện trên địa bàn. Cụ thể: Huyê ̣n ủy đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/HU ngày 28/3/2012 về xây dựng nông thôn mới của huyê ̣n giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Hội đồng nhân dân huyê ̣n ban hành Nghị quyết số 11/NQ- HĐND ngày 25/12/2014 về phê chuẩn Đề án xây dựng nông thôn mới huyê ̣n Kim Bôi giai đoạn 2014-2020; Ủy ban nhân dân huyê ̣n ban hành Quyết định số 1627/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 về việc Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới huyện Kim Bôi, giai đoạn 2010-2020; Quyết đi ̣nh số 5680/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới huyê ̣n Kim Bôi, giai đoa ̣n 2014- 2020.Ngoài ra, UBND huyện, Ban Chỉ đạo 800, VPĐP huyện và các cơ quan thành viên Ban Chı̉ đa ̣o 800 huyện đã ban hành hơn 250 văn bản chı̉ đa ̣o, hướng dẫn, đôn đốc các xã trên địa bàn huyện thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nơng thôn mới.

Hệ thống các văn bản về cơ chế chính sách, hướng dẫn thực hiện Chương trình được xây dựng, bổ sung, điều chỉnh khá đồng bộ, đầy đủ, đến nay đã cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đúng với chủ chương, chính sách và các quy định của nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế của huyê ̣n; đã tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện tại địa phương, đồng thời cũng đã thúc đẩy, khuyến khích việc thực hiện ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn.

Giai đoạn 2016 - 2020, Ban Chı̉ đa ̣o các Chương trình MTQG huyê ̣n đã đươ ̣c thành lập tại Quyết định số 6138/QĐ-UBND ngày 22/12/2016, gồm có 32 đồng chı́, do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, một Phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó Trưởng ban Thường trực phụ trách Chương trình xây dựng nơng thơn mới và một Phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó Trưởng ban Thường trực phụ trách Chương trình giảm nghèo bền vững, thành viên Ban Chỉ đạo là các đồng chí lãnh đạo các phịng, ban ngành, đoàn thể của huyện; ban hành Quyết đi ̣nh số 151/QĐ-BCĐ ngày 22/12/2016 về viê ̣c ban hành quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia huyện Kim Bôi giai đoạn 2016- 2020; Quyết định số 152/QĐ-BCĐ ngày 22/12/2016 về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện Kim Bơi giai đoạn 2016-2020, đảm bảo bộ máy chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình ở địa phương hiệu quả theo hướng dẫn của Trung ương.

Bô ̣ máy giúp việc cho Ban Chỉ đa ̣o cấp huyê ̣n là Văn phịng Điều phối nơng thơn mới được kiện tồn lại tại Quyết định số 1369/QĐ-UBND ngày 20/4/2017. Đồng thời ban hành Quy chế hoạt động của Văn phòng Điều phối nông thôn mới và phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên.

Trong 03 năm (Giai đoạn 2016 - 2018) thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn, bất cập nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực không ngừng của cán bộ và nhân dân huyện Kim Bôi nên đã đạt được một số kết quả nhất định, đó là:

Cơng tác lập quy hoạch nông thôn mới được triển khai quyết liệt và cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chất lượng quy hoạch được đảm bảo. Có 27/27 xã lập quy hoạch và được công bố quy hoạch, đạt 100%.

Công tác tập huấn tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đã có bước chuyển biến tích cực, bước đầu đã huy động được sự tham gia triển khai thực hiện của nhiều ngành, nhiều cơ quan đơn vị và đặc biệt được sự đồng tình hưởng ứng, tự giác tham gia của đơng đảo tầng lớp nhân dân trong huyện, cụ thể đã có 5.000 hộ dân đã tự nguyện hiến 258.691 m2 đất các loại và hơn 531.738 ngày công lao động, tự nguyện dỡ bỏ hàng rào, cơng trình phụ, cây cối, hoa màu để mở rộng đường giao thôn nông thôn, xây dựng các cơ sở hạ tầng,…

Diện mạo nông thôn từng bước được cải thiện, tỷ lệ đường giao thơng từng bước được nhựa hóa, bê tơng hóa ngày càng cao thuận tiện cho việc đi lại

sinh hoạt và sản xuất của người dân; các cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, sạch đẹp; an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội ổn định.

Qua bảng 4.1 cho ta thấy: Tính đến hết năm 2018, tồn huyện Kim Bơi có 06/27 xã về đích NTM; Có 2 xã đạt 15 - 18 tiêu chí; 17 xã đạt 10 - 14 tiêu chí; 02 xã đạt 06 - 09 tiêu chí; Khơng có xã nào đạt dưới 06 tiêu chí.

Mặc dù có 06 xã đã đạt chuẩn NTM, song để duy trì mức độ đạt vẫn cịn khó khăn. Mức độ đạt tiêu chí bình qn chung của huyện vẫn cịn thấp (13,1 tiêu chí/xã) cần phải đầu tư lớn và lâu dài mới có thể hồn thành. Do đó, ngồi sự hỗ trợ của nhà nước, các xã cần phải nỗ lực cao, áp dụng cách làm phù hợp và triển khai đồng bộ. Đặc biệt, cần huy động được tối đa nội lực của toàn thể người dân để tham gia tích cực vào q trình này.

Bảng 4.1. Biến động về số lượng xã đạt các tiêu chí NTM huyện Kim Bơi giai đoạn 2016 - 2018

ĐVT: Xã

Thực hiện các tiêu chí 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ Mức đạt tiêu chí bình qn/xã 12,5 12,5 13,1 100,00 104,80 102,37 Số xã đạt 19/19 tiêu chí 4 5 6 125,00 120,00 122,47 Số xã đạt 15 - 18 tiêu chí 2 1 2 50,00 200,00 100,00 Số xã đạt 10 - 14 tiêu chí 17 19 17 111,76 89,47 100,00 Số xã đạt 06 - 09 tiêu chí 4 2 2 50,00 100,00 70,71 Nguồn: Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia NTM huyện Kim Bôi (2019)

Tại 3 xã nghiên cứu, mặc dù có sự khác biệt về đặc điểm sinh thái, kinh tế - xã hội, song mức thu nhập bình quân đầu người ở các xã điểm tính đến năm 2018 cho thấy ảnh hưởng của sự khác biệt này khá rõ rệt, cụ thể: Xã Bắc Sơn đạt 26,5 triệu đồng/người/năm, xã Nam Thượng đạt 23,7 triệu đồng/năm, xã Trung Bì chỉ đạt 21 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 ở các xã Bắc Sơn, Trung Bì là khá cao so với bộ tiêu chí (xã Trung Bì là 10,7%, xã Bắc Sơn là 10,8%); Trong khi đó xã Nam Thượng chỉ có 4,1% đạt so với bộ tiêu chí. Điều này cho thấy mức độ đạt tiêu chí của các xã khơng bền vững (năm 2017 đạt, nhưng năm 2018 lại không đạt), cần tiếp tục huy động các nguồn lực thực hiện tốt hơn nữa

Bên cạnh những thuận lợi, chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Kim Bơi cịn gặp phải một số những khó khăn như:

- Việc triển khai một số nội dung thực hiện Chương trình tại các xã tiến độ cịn chậm như: Việc xây dựng quy chế quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới, tiến độ cơng trình, dự án được đầu tư xây dựng từ các Chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn một số xã; kế hoạch thực hiện Chương trình của đại đa số các xã còn chung chung, chưa cụ thể.

Một số xã chưa chấp hành tốt chế độ báo cáo theo quy định, báo cáo chưa kịp thời và chưa đầy đủ nội dung theo yêu cầu; công tác chỉ đạo triển khai chưa quyết liệt. Công tác dồn điền đổi thửa ở các đi ̣a phương vẫn còn châ ̣m.Tình trạng sinh còn thứ 3 vẫn còn xảy ra nhiều ở các địa phương. Tình trạng rác thải tại ven đường, các khe, suối, ngầm tràn và nước thải từ khu dân cư, các hộ chăn ni vẫn cịn ở nhiều địa phương, rác không được thu gom, xử lý không chỉ gây mất mĩ quan nơng thơn, mà cịn có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Việc xây dựng chuỗi liên kết để tổ chức sản xuất còn hạn chế.

* Nguyên nhân:

- Việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ở một số địa phương chưa được quan tâm cao; Công tác tuyên truyền chưa được thường xuyên, liên tục, phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn, việc vận động thay đổi các tập quán, lối sống, sản xuất lạc hậu của một số xã còn rất chậm.

- Đối với các xã phấn đấu về đích giai đoạn 2016-2020, khối lượng cơng việc để hồn thành kế hoạch rất lớn, trong khi đó các xã đang gặp khó khăn trong cơng tác huy động nguồn lực đầu tư để hồn thiện như: Trạm Y tế, Trường học, Cơ sở vật chất văn hóa, ...

- Quỹ đất để xây dựng các cơng trình phúc lợi cần diện tích nhiều, cơng tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất cịn gặp nhiều khó khăn, việc huy động từ nhân dân chỉ mới chủ yếu trong việc hiến đất làm đường, đóng góp ngày cơng lao động, ...

- Ý thức chấp hành pháp luật, vệ sinh mơi trường, an tồn thực phẩm của một số bộ phận nhân dân chưa tốt: Công tác vệ sinh môi trường ở hộ gia đình, khu dân cư vẫn chưa thực hiện tốt, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp (63%), tình trạng chăn ni tại một số khu dân cư chưa đảm bảo môi trường, đường làng ngõ xóm vẫn chưa thật sự xanh, sạch, đẹp.

- Khó khăn trong tìm kiếm doanh nghiệp đầu tư, tiêu thụ sản phẩm và Hợp tác xã có đủ năng lực để thực hiện sản xuất theo chuỗi liên kết.

Hộp 4.1. Khó khăn trong xây dựng nơng thơn mớí tại xã Nam Thượng

Là một xã sản xuất thuần nông, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật ni cịn chậm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, chưa có nhiều mơ hình ứng dụng KHCN cao trong sản xuất nông nghiệp, công tác chuyển giao ứng dụng KHCN vào sản xuất còn chậm, thiếu đồng bộ. Ngành nghề truyền thống chưa thực sự phát triển, cịn manh mún, sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp chưa được quy hoạch. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ xã, thôn tham gia xây dựng nông thôn mới, nhất là trong cơng tác lập quy hoạch cịn hạn chế. Nhận thức của một bộ phận nhân dân về công tác xây dựng nơng thơn mới cịn hạn chế, cịn trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hùng, xã Nam Thượng ngày 17/10/2018

Hộp 4.2. Khó khăn trong xây dựng nơng thơn mơí tại các xã Trung Bì

Là một xã có diện tích đất nơng nghiệp thấp, ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đơ thị hóa. Chưa có nhiều mơ hình ứng dụng KHCN cao trong sản xuất, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm, kinh tế tăng trưởng khá nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Tăng trưởng kinh tế tuy phát triển song chưa thực sự vững chắc, thu nhập của người dân chưa thực sự ổn định. Nguồn vốn đầu tư xây dựng nơng thơn mới cịn hạn chế. Mức độ đạt tiêu chí chưa bền vững. Nhận thức của một bộ phận nhân dân về công tác xây dựng nơng thơn mới cịn hạn chế, cịn trơng chờ vào hỗ trợ của nhà nước.

Phỏng vấn ơng Nguyễn Thị Hồng, xã Trung Bì ngày 19/10/2018

Hộp 4.3. Khó khăn trong xây dựng nơng thơn mơí tại các xã Bắc Sơn

Cây ăn quả có múi được xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế nhưng mức đầu tư còn thấp, thị trường đầu ra không ổn định. Công tác chuyển giao ứng dụng KHCN vào sản xuất còn chậm, thiếu đồng bộ. Người sản xuất chưa được đào tạo các kĩ thuật mới một cách hệ thống và tồn diện. Cơng tác tham mưu của một số đồn thể còn hạn chế, nội dung hoạt động của tổ chức đoàn thể ở cơ sở chưa có chiều sâu, tỷ lệ thu hút đồn viên, hội viên tham gia sinh hoạt cịn chưa cao. Năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm với công việc được phân công chưa cao, chưa phát huy được vai trị tham mưu, đề xuất. Bên cạnh đó, một bộ phận nhân dân cịn có tâm lý trơng chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

4.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CỘNG ĐỒNG CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HỤN KIM BƠI

4.2.1. Cơ chế chính sách huy động nguồn lực cộng đồng cho xây dựng NTM ở huyện Kim Bôi ở huyện Kim Bôi

4.2.1.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, chính sách về xây dựng NTM

Quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Hịa Bình về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 58)