Huy động nguồn lực cộng đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 70)

mới ở huyện Kim Bôi

Có 3 nguồn lực chính được huy động từ cộng đồng bao gồm: tiền mặt, công lao động và tài sản. Qua bảng 4.3. Cho thấy kết quả huy động tài chính từ nguồn lực công đồng qua 3 năm tăng lên đáng kể, đặc biệt hầu hết các tiêu chí đều đạt hoặc vượt mức kế hoạch đặt ra.

. 087 084 013 016 0 20 40 60 80 100 Cán bộ Người dân Phù hợp Chưa phù hợp

57

Bảng 4.3. Kế hoạch và thực hiện kế hoạch huy động nguồn lực công đồng cho xây dựng nông thôn mới qua 3 năm của huyện Kim Bôi

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%) KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%) KH (tr.đ) TH (tr.đ) TH/KH (%) Tiền mặt 380 400 105,26 500 489 97,80 500 500 100,00

Ngày công lao động

(quy đổi thành tiền) 1400 1500 107,14 2000 2030 101,50 2500 2550 102,00

Hiến đất

(quy đổi thành tiền) 16000 19000 118,75 17000 17738 104,34 12500 14000 112,00

Đối ứng thực hiện MHSX,

Vật tư (quy đổi thành tiền) 6500 7000 107,69 10500 11100 105,71 11500 12000 104,35

Tổng 24280 27900 114,91 30000 31357 104,52 27000 29050 107,59

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi (2015, 2019)

Qua kết quả khảo sát tại 3 xã, có thể thấy rằng sự tham gia đóng góp của người dân trong xây dựng NTM ở huyện Kim Bôi là rất tích cực. Số liệu thống kê phản ánh rõ kết quả đóng góp của cộng đồng về mặt giá trị, cho xây dựng NTM. Những đóng góp này bao gồm tiền mặt, đất đai, nguyên vật liệu, công lao động và đóng góp ý kiến cho đề án, quy hoạch, lựa chọn ưu tiên và tham gia giám sát các dự án đầu tư tại địa phương.

Nhìn chung, các xã đều đã làm rất tốt công tác tuyên truyền, được cán bộ và nhân dân đồng tình ủng hộ. Việc huy động nhân dân đóng góp đã cơ bản đạt và vượt so với yêu cầu nội dung cơ cấu đóng góp tại quyết định số 1600/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ. Các khoản đóng góp của người dân cả 3 xã chủ yếu mới chỉ đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bảng 4.4. Nguồn lực huy động cho xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi của các hộ điều tra

STT Nguồn lực huy động Số lượng

(hộ)

Tỷ lệ (%)

1 Tiền 90 100,00

2 Tài sản (đất đai, hoa màu, vật kiến trúc, cây cối…) 52 57,78

3 Ngày công lao động 70 77,78

4 Tập huấn khuyến nông, khuyến lâm 39 42,96

5 Giám sát thi công công trình 17 19,26

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019) Qua bảng 4.49 cho thấy, 100% hộ đều đóng tiền mặt, nhưng mức độ đóng của các hộ sẽ khác nhau về tiền mặt, những hộ đóng tiền mặt ít thì sẽ thường đóng góp thêm về tài sản như đất, hoa màu, cây cối... hơn 57% hộ đóng góp, gần 78% số hộ đóng góp về công lao động. Ngoài ra, trong các tổ nhóm, thôn, xóm họ đều cử người đại diện đứng ra giám sát việc thi công các công trình như làm đường, xây nhà văn hóa...nhằm đảm bảo tính khách quan và đảm bảo chất lượng đúng theo yêu cầu.

Bảng 4.5. Đóng góp của cộng đồng về tiền mặt, tài sản và lao động cho xây dựng nông thôn mới của các hộ điều tra

Chỉ tiêu

Giá trị loại đóng góp (1.000 đ) Cơ cấu đóng góp (%) Tiền mặt Tài sản Lao động Tiền mặt Tài sản động Lao

Xây dựng CSHT 9047 12324 1704 39,21 53,41 7,38

Phát triển sản xuất 2017 568 126 74,40 20,95 4,65

Bảo vệ môi trường 948 972 589 37,78 38,74 23,48

Hoạt động văn hoá

xã hội 488 136 131 64,64 18,01 17,35

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi (2019) Qua bảng 4.6 cho thấy, trong tổng giá trị đóng góp của cộng đồng thì có tới 79,43% dùng để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dụng đường trục thôn, đường ngõ xóm, nhà văn hóa thôn, hệ thông kênh mương, công trình nước sạch công cộng...Còn lại phân bổ hơn 9,3% cho việc phát triển sản xuất, 8,6% cho việc bảo vệ môi trường như xây dựng khi để rác riêng.

Nếu xem xét giá trị đóng góp của hộ cho từng loại công trình thì giá trị đóng góp cho làm đường GTNT là lớn nhất: thôn Nam Hạ - xã Nam Thượng: làm đường trục thôn 530 nghìn đồng/hộ, nhà VH thôn 400 nghìn đồng/hộ, đường ngõ, xóm 350 nghìn đồng/hộ. Ít nhất là đóng góp xây dựng công trình nước sạch tập trung 100 nghìn đồng/hộ; thôn Rường - xã Trung Bì: làm đường trục thôn 600 nghìn đồng/hộ, nhà VH thôn 600 nghìn đồng/hộ, đường ngõ, xóm 300 nghìn đồng/hộ, đóng góp xây dựng công trình nước sạch tập trung 100 nghìn đồng/hộ; thôn Khả - xã Bắc Sơn: làm đường trục thôn 500 nghìn đồng/hộ, đường ngõ, xóm 300 nghìn đồng/hộ, nhà VH thôn 300 nghìn đồng/hộ, đóng góp xây dựng công trình nước sạch tập trung 100 nghìn đồng/hộ.

Tuy nhiên, trong cơ cấu đóng góp ta có thể thấy: giá trị đóng góp bằng tiền mặt là khá thấp. Thôn Nam Hạ - xã Nam Thượng làm đường trục thôn chiếm khoảng 28,30%, đường ngõ xóm là 28,57%, làm nhà văn hóa thôn là 25%. Thôn Rường - xã Trung Bì: làm đường trục thôn chiếm khoảng 33,33%, đường ngõ xóm là 13,33%, làm nhà văn hóa thôn là 0%. Thôn Khả - xã Bắc Sơn: làm đường trục thôn chiếm 20%, đường ngõ xóm là 23,33%, làm nhà văn hóa thôn là 10%. Ngược lại, trong xây dựng các công trình tỷ lệ người dân đóng góp bằng công lao động là chủ yếu. Thôn Nam Hạ - xã Nam Thượng làm đường trục thôn chiếm tới 66,04%, đường ngõ xóm là 71,43%, làm nhà văn hóa thôn là 62,50%. Thôn Rường - xã Trung Bì: làm đường trục thôn có tỷ lệ 58,33%, đường ngõ xóm là

83,33%, làm nhà văn hóa thôn người dân góp công lao động nhiều nhất là 91,67%. Thôn Khả - xã Bắc Sơn: làm đường trục thôn chiếm 70%, đường ngõ xóm là 66,67%, làm nhà văn hóa thôn là 83,33%.

Bảng 4.6. Mức phí bình quân đóng góp của hộ cho xây dựng các công trình hạ tầng của các hộ điều tra

Thôn - Loại công trình Tổng số (1.000 đồng) Giá trị loại đóng góp (1.000 đ) Cơ cấu đóng góp (%) Tiền mặt Tài sản Lao động Tiền mặt Tài sản Lao động Nam Hạ - Nam Thượng Đường trục thôn 530 150 30 350 28,30 5,66 66,04 Đường ngõ, xóm 350 100 0 250 28,57 0,00 71,43 Nhà VH thôn 400 100 50 250 25,00 12,50 62,50 Kênh mương 220 50 20 150 22,73 9,09 68,18 CT nước sạch CC 100 20 0 80 20,00 0,00 80,00 Rường - Trung Bì Đường trục thôn 600 200 50 350 33,33 8,33 58,33 Đường ngõ, xóm 300 40 10 250 13,33 3,33 83,33 Nhà VH thôn 600 0 50 550 0,00 8,33 91,67 Kênh mương 200 40 10 150 20,00 5,00 75,00 CT nước sạch CC 100 20 0 80 20,00 0,00 80,00 Khả - Bắc Sơn Đường trục thôn 500 100 50 350 20,00 10,00 70,00 Đường ngõ, xóm 300 70 30 200 23,33 10,00 66,67 Nhà VH thôn 300 30 20 250 10,00 6,67 83,33 Kênh mương 150 50 0 100 33,33 0,00 66,67 CT nước sạch CC 100 20 0 80 20,00 0,00 80,00 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019)

Bảng 4.8. Ý kiến của các hộ dân về việc huy động nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới

ĐVT: %

Nội dung phỏng vấn Tiền mặt Đất đai Công lao động

1. Mức đóng góp cho chương trình xây dựng

NTM là phù hợp với khả năng của gia đình 83,33 51,11 100,00 2. Cách thức huy động người dân đóng góp

cho xây dựng NTM ở địa phương là hợp lý 80,00 51,11 100,00 3. Gia đình tự nguyện đóng góp cho việc

xây dựng NTM ở địa phương 72,22 44,44 96,67

Qua số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ số hộ đồng ý với mức đóng góp tiền mặt cho chương trình xây dựng NTM ở địa phương là phù hợp với hộ gia đình mình tương đối cao (83,3%), trên thực tế thì tất cả các hộ đều đóng góp tiền mặt vào chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Tuy nhiên, thì vẫn có một số hộ cho rằng việc đóng góp như vậy là chưa phù hợp với hộ gia đình mình, những hộ gia đình này đa phần là những hộ có hoàn cảnh khó khăn, những hộ đã quá tuổi lao động, những hộ bị bệnh tật...mà không được giảm tiền đóng góp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở thôn, xã. Chỉ có 51,1% các hộ dân đồng ý mức huy động hiến đất ở các địa phương là hợp lý còn lại cho rằng huy động hiến đất không đền bù như vậy là không hợp lý. Còn việc huy động mức đóng góp công lao động cho chương trình xây dựng NTM thì các hộ đều cho là phù hợp (100% các hộ đồng ý mức huy động như vậy là phù hợp).

4.2.3.1. Đánh giá huy động tiền mặt trong cộng đồng

Qua khảo sát cán bộ và người dân về tình hình huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới cho kết quả như sau. Về số tiền huy động từ nguồn lực cộng đồng có 13,33% ý kiến cán bộ đánh giá cao, 60% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và có 26,67% ý kiến đánh giá ở mức thấp, đối với người dân có tới hơn 34% ý kiến đánh giá ở mức thu tiền như vậy là cao, có hơn ½ ý kiến đánh giá ở mức trung bình, những người đánh giá ở mức cao chủ yếu là hộ nghèo và trung bình. Về thời gian thu tiền tuy đã được huyện, xã quy định xuống nhưng vì điều kiện của người dân còn hạn chế chính vì vậy, việc tuân thủ theo quy định này còn gặp nhiều khó khăn, một số cán bộ vì áp lực về thời gian thu nên đã có những hình thức thu chưa thật sự hợp lý, chính vì vậy, về thời gian thu cũng phải có sự linh động, nhưng phải nằm trong khuôn khổ để vừa tạo được sự hợp lý nhưng phải đảm bảo được sự công bằng. Hiện nay, việc đưa ra kế hoạch tài chính còn đang yếu, kể cả cán bộ và người dân đều cho biết điều này. Hầu hết người dân chưa nhận được thông tin rõ ràng về kế hoạch tài chính huy động từ nguồn lực cộng đồng. Chính vì vậy, cần phải đưa ra 1 bản kế hoạch tài chính rõ ràng trước khi phổ biến và tiến hành thu từ nguồn lực cộng đồng, để người dân đánh giá tính hợp lý và đồng thời theo dõi giám sát việc thực hiện chi các khoản tài chính này.

Bảng 4.9. Đánh giá của cán bộ về huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Bôi

Chỉ tiêu Cán bộ (%) 1. Số tiền huy động Nhiều 13,33 Trung bình 60,00 Ít 26,67 2. Hình thức thu tiền Hợp lý 73,33 Chưa hợp lý 26,67

3. Quy định thời gian đóng tiền

Hợp lý 53,33

Chưa hợp lý 46,67

4. Kế hoạch tài chính

Rõ ràng 66,67

Chưa rõ ràng 33,33

5. Hình thức tuyên truyền huy động tài chính

Hợp lý 80,00

Chưa hợp lý 20,00

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019) Tổng nguồn lực tài chính huy động trong gần 10 năm để thực hiện chương trình là 1.401,8 tỷ đồng, trong đó: vốn ngân sách Nhà nước là465,8 tỷ đồng (chiếm 33,2%), vốn ngân sách trực tiếp cho Chương trình 88,3 tỷ đồng (chiếm 6,3%); vốn lồng ghép các Chương trình, dự án 593,8 (chiếm 42,4%); vốn tín dụng (vốn vay phát triển sản xuất) 208,3 tỷ đồng (chiếm 14,8%); vốn doanh nghiệp là 3,7 tỷ đồng (chiếm 0,3%); vốn huy động đóng góp của nhân dân là 130,2 tỷ đồng (chiếm 9,3%).

Từ các tỷ lệ như trên thì thực tế việc huy động nguồn lực trong triển khai Chương trình nông thôn mới tại huyện không đúng như cơ cấu vốn theo tỉ lệ được quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ (nay đươ ̣c thay thế bằng Quyết đi ̣nh số 1600/QĐ-TTg, ngày 16/8/2016).

Mặt khác, việc triển khai các nguồn vốn cho các tiêu chí, hạng mục cũng chưa đồng đều, chủ yếu tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm. Đầu tư cho phát triển sản xuất là hạng mục cần thiết, được ưu tiên trong

xây dựng nông thôn mới và cần tập trung nguồn lực rất lớn nhưng công tác huy động và triển khai thực hiện còn rất hạn chế.

Trong quá trình thực hiện, có thể thấy khó khăn lớn nhất hiện nay của huyện Kim Bôi là nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới, nhiều dự án chậm tiến độ hoặc thiếu vốn không triển khai được. Theo Đề án các xã được phê duyệt, giai đoạn 2011 - 2016 trung bình mỗi xã cần với số tiền gần 160 tỷ đồng, nhưng kết quả huy động mới chỉ đạt trên 50 tỷ đồng/xã. Thực trạng này là nguyên nhân khiến một số mục tiêu xây dựng nông thôn mới chưa đạt theo kế hoạch.

Bảng 4.10. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng NTM huyện Kim Bôi giai đoạn 2016 - 2018

ĐVT: Triệu đồng

Nội dung chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ

1. Tổng 292335 251518 259635 86,04 103,23 94,24

1.1. Ngân sách trung ương 25256 23971 28017 94,91 116,88 105,32 Trái phiếu Chính phủ 18400 1000 850 5,43 85,00 21,49 Đầu tư phát triển 3220 19600 23109 608,70 117,90 267,89

Sự nghiệp 3636 3371 4058 92,71 120,38 105,64

1.2. Ngân sách địa phương 90495 98575 96730 108,93 98,13 103,39

Tı̉nh 19700 33000 19532 167,51 59,19 99,57 Huyê ̣n 61295 50165 65118 81,84 129,81 103,07 Xã 9500 15410 12080 162,21 78,39 112,76 1.3. Vốn lồng ghép 99919 42165 49738 42,20 117,96 70,55 1.4. Vốn tín dụng 55615 60200 61000 108,24 101,33 104,73 1.5. Vốn doanh nghiệp 650 2250 2600 346,15 115,56 200,00 1.6. Vốn từ cộng đồng dân cư 20400 24357 21550 119,40 88,48 102,78 Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi (2019) Qua bảng 4.3 ta thấy, nguồn vốn đầu tư cho xây dựng NTM của huyện Kim Bôi trong 03 năm gần đây khá khiêm tốn, cơ cấu nguồn vốn chưa cân đối so với nội dung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG về xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020.

Biểu đồ 4.3. Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng NTM của huyện Kim Bôi qua 2 giai đoạn

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi (2015, 2019) Qua biểu đồ 4.1 cho thấy: Nguồn vốn đầu tư cho chương trình xây dựng NTM của huyện Kim Bôi vẫn chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 67,22 % (trong đó ngân sách trung ương 9,36%; ngân sách địa phương 34,62%; vốn lồng ghép các chương trình MTQG khác 23,24%); Vốn tín dụng là 21.42% (vốn tín dụng được hiểu là nguồn vốn người dân vay về đầu tư cho phát triển sản xuất của hộ gia đình, xây dựng cơ sở hạ tầng); Vốn doanh nghiệp là 0,67%; Còn lại 10.07% từ vốn góp của cộng đồng dân cư. Nhờ vào các chính sách huy động vốn từ cộng đồng nên cơ cấu vốn của cộng đồng dân cư giai đoạn 2016-2018 cao hơn nhiều so với giai đoạn 2011 -2015. Tuy vậy, chúng ta thấy nguồn vốn huy động từ cộng đồng dân cư và từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác trên địa bàn huyện là rất thấp, đây cũng là vấn đề khó khăn cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Bôi

Kết quả huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM ở xã Nam Thượng: Tính đến tháng 12/2018, theo số liệu báo cáo sơ kết của xã, tổng vốn đầu tư cho chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã giai đoạn 2016- 2018 là: 152.368 triệu đồng. Trong đó, nguồn ngân sách Nhà nước hỗ trợ là 84.282 triệu đồng; Vốn

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 -2015 2016-2018 7.83 9.36 23.71 34.62 44.52 23.24 13.760.28 21.420.67 9.90 10.70

Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương

Vốn lồng ghép Vốn tín dụng

lồng ghép là 43.430 triệu đồng; Huy động nhân dân đóng góp 14.226 triệu đồng; vốn tín dụng là 10.230 triệu đồng; vốn từ doanh nghiệp 200 triệu đồng.

Bảng 4.11. Kết quả huy động nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới xã Nam Thượng giai đoạn 2016 - 2018

STT Nguồn vốn Số tiền

(triệu đồng)

Tỷ lệ

(%)

1 Vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước: 84.282 55,4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 70)