Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 56 - 58)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Địa điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Thông tin thứ cấp: Tổng hợp lý luận, thực tiễn về nguồn lực cộng đồng và

huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển nông thôn và xây dựng NTM; tổng hợp các văn bản, tài liệu, số liệu thống kê liên quan đến các chương trình MTQG xây dựng NTM, trong đó tập trung vào nội dung liên quan đến nguồn lực cộng đồng cho thực hiện chương trình; tập hợp, phân loại rõ từng loại nguồn lực cộng đồng, bản chất từng loại, thực tế huy động, các cơ chế chính sách huy động, khó khăn, trở ngại trong việc huy động từng loại nguồn lực cộng đồng; tổng hợp các tài liệu từ các chương trình phát triển nơng thơn trong nước và quốc tế để rút ra một số bài học kinh nghiệm về huy động nguồn lực cộng đồng có thể áp dụng phù hợp cho xây dựng NTM ở Việt Nam.

- Thông tin sơ cấp (phần phỏng vấn bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến nguồn lực cộng đồng cho xây dựng NTM theo quan điểm, ý kiến của những đối tượng trả lời khác nhau): gồm các bước sau:

Chọn điểm điều tra khảo sát:

* Chọn xã:

Chọn 3 xã trong tổng số 6 xã về đích nơng thơn mới của huyện để nghiên cứu: xã Nam Thượng, xã Trung Bì và xã Bắc Sơn.

Ba xã đạt chuẩn NTM (Bắc Sơn, Trung Bì, Nam Thượng) được lựa chọn nghiên cứu trong đề tài này có nhiều đặc điểm khác nhau về kinh tế - xã hội, đại diện cho 03 vùng khác nhau của huyện song cũng có một số nét tương đồng về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện thí điểm xây dựng NTM.

Bắc Sơn là xã có diện tích đất tự nhiên lớn nhất (2.319,77 ha), sau là xã Nam Thượng (2.036,09 ha), cuối cùng là xã Trung Bì (886,83 ha). Dân số xã Nam Thượng cao nhất (gần 5.536 người), gấp gần 1,5 lần xã Bắc Sơn (3.479 người), gấp 2,1 lần xã Trung Bì (2.556 người).

Về đặc điểm dân cư, dân tộc: người dân 3 xã: Bắc Sơn, Trung Bì và Nam Thượng hầu hết là người dân tộc Mường (chiếm 93%), còn lại là người kinh và một số dân tộc khác. Ở xã Nam Thượng có 15% người dân theo đạo Thiên chúa giáo. Nhìn chung, người dân các xã chủ yếu là lao động nông nghiệp, chưa qua đào tạo, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cịn gặp nhiều khó khăn.

Trong mỗi xã nghiên cứu phỏng vấn Trưởng ban quản lý xây dựng NTM, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM, tổng cộng có 6 cán bộ xã được phỏng vấn. * Chọn Thôn:

Có sự tư vấn của lãnh đạo xã, chọn một thơn đại diện nhất cho tồn xã để tiến hành điều tra, phỏng vấn. Cụ thể: Xã Bắc Sơn chọn thơn có hoạt động sản xuất chính là trồng lúa (thơn Khả); xã Trung Bì chọn thơn có nhiều hoạt động phi nông nghiệp như: buôn bán, làm thuê...(thôn Rường); xã Nam Thượng chọn thôn chuyên về trồng màu như: rau, dưa, lặc lày, bí...(thơn Nam Hạ). Tiến hành phỏng vấn 30 hộ/thôn.

* Chọn hộ:

Mỗi thôn chọn 30 hộ (10 hộ khá và giàu, 10 hộ trung bình và 10 hộ nghèo, rút thăm trên danh sách phân loại giàu và khá, trung bình, nghèo của thơn) để tiến hành điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi (Tổng số mẫu điều tra hộ là 90).

Phỏng vấn cán bộ huyện, xã, thôn: Tổng số mẫu điều tra là 15 phiếu Ở xã: phỏng vấn Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Ở thơn: phỏng vấn Bí thư chi bộ và Trưởng thơn.

Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thơng tin chủ yếu như:

dân tộc, tôn giáo, nhân khẩu, lao động, mức sống, điều kiện kinh tế, khả năng của hộ trong phát triển sản xuất, tham gia quản lý cơng trình... ; độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của chủ hộ; các nguồn lực của nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn; thu nhập của hộ; sự tham gia trong xây dựng nông thôn mới như: được họp bàn, được ra quyết định, được giám sát, được đóng góp tiền, tài sản, hiện vật, ý kiến về các khoản đóng góp…Những thơng tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 56 - 58)