Yếu tố ảnh hưởng về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 86 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Mô ̣t số yếu tố Ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng

4.3.1. Yếu tố ảnh hưởng về cơ chế, chính sách

* Người dân được đóng góp ý kiến đề xuất nhu cầu và bình xét đối tượng được hỗ trợ

Đối với huyê ̣n Kim Bôi, xuất phát điểm của các xã cịn thấp, khối lượng cơng việc về xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị rất lớn, đa dạng.Trong khi đó nguồn lực của địa phương cịn hạn chế, thu hút đầu tư cịn khó khăn. Xác đi ̣nh rõ khó khăn, những năm qua huyện Kim Bôi đã ban hành khá đồng bộ, kịp thời nhiều chủ trương, chính sách nhằm huy đơ ̣ng tới đa các nguồn lực từ cơ ̣ng đờng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đó là các chính sách về miễn thủy lợi phí trong nơng nghiệp; trợ giá về giống cây trồng mới có chất lượng cao; hỗ trợ phát triển sản xuất; hỗ trợ về kinh phí trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, mua máy cày, máy bừa nhằm đưa cơ giới vào các khâu sản xuất; các chính sách về đất đai để khuyến khích nhân dân dồn đổi, tích tụ ruộng đất...

Trong hầu hết các chương trình dự án, hoạt động hỗ trợ người dân cải thiện điều kiện ở thực hiện dựa trên nguyên tắc hộ gia đình hưởng lợi là chính. Do đó, việc hỗ trợ của các dự án đều dựa trên nhu cầu của các hộ dân. Các dự án

hỗ trợ cải thiện điều kiện ở đều giao cho cấp xã làm chủ đầu tư. Việc tổ chức lấy ý kiến của người dân để xác định nhu cầu đầu tư, bình xét đối tượng thụ hưởng được thực hiện thông qua các cuộc họp ở cấp thôn.

Kết quả phỏng vấn cho thấy, tỷ lệ người dân tham gia ý kiến đề xuất nhu cầu và bình xét đối tượng được hỗ trợ trong chương trình NTM là cao nhất (100%), sau là chương trình 167 (Trung Bì 90%, Bắc Sơn 86,67%, xã Nam Thượng 83,33%), cuối cùng là chương trình 135 (Trung Bì 80%, xã Nam Thượng 76,67%, Bắc Sơn 73,33%).

Tỷ lệ đóng góp ý kiến đề xuất nhu cầu và bình xét đối tượng được hỗ trợ của cả 3 xã trong chương trình NTM đều là 100% cao hơn so với các chương trình khác. Điều này chứng tỏ rằng chương trình NTM có ảnh hưởng rất lớn và được triển khai một cách dân chủ, công khai minh bạch.

* Quy định đầu tư, đóng góp của cộng đồng

Chương trình NTM: Ban phát triển thôn đã chủ động triển khai việc bổ sung Quy chế hoạt động của thôn, phát động phong trào người dân tự xây dựng khn viên gia đình, thực hiện cơng tác vệ sinh mơi trường trong thôn như: thu dọn vệ sinh xung quanh nhà ở, chuồng trại chăn ni, đường làng, ngõ xóm, cải tạo vườn tạp để trồng những cây có giá trị kinh tế cao và tự tu sửa, cải tạo nhà bếp, xây dựng mới nhà ở khang trang.

Chương trình NTM huyện hỗ trợ cho các hộ xây cổng không quá 3 triệu đồng/hộ, nhưng các hộ phải tự bỏ tiền ra để hồn thành cơng trình trước sau đó ban phát triển xã và trưởng xóm sẽ đến nghiệm thu cơng trình đồng thời thanh tốn số tiền được hỗ trợ cho hộ.

- Cách làm mới này ở Trung Bì đã được sự đồng tình của nhân dân, bên cạnh đó cịn giúp cho cán bộ thôn dễ làm việc hơn. Cách làm này đã khuyến khích các hộ tích cực đóng góp xây dựng NTM hơn, hay nói cách khác giúp cho q trình cắm mốc giải phóng mặt bằng tốt hơn.

- Việc huy động người dân đóng góp: Do chương trình NTM được hỗ trợ vốn rất ít nên tỷ lệ tham gia đóng góp của người dân cho chương trình này cũng cao hơn so với chương trình 135 và 167. Tỷ lệ này ở Trung Bì là 56,67%, xã Nam Thượng 40%, và Bắc Sơn 30%.

Hộp 4.6. Đánh giá của cán bộ thơn về chính sách hỗ trợ

4.3.2. Điều kiê ̣n kinh tế hơ ̣

Mức đóng góp cho việc xây dựng nông thôn mới cũng được chia theo điều kiện kinh tế của hộ, những hộ có hộ nghèo mức đóng gốp thường ít hơn so với trung bình và khá

Bảng 4.18. Đóng góp bình qn 1 hộ của các nhóm hộ cho xây dựng nông thôn mới qua 3 năm

Loại hộ Năm Số tiền đóng góp trung bình/năm (1.000 đồng)

Tổng số Tiền mặt Tài sản Hộ nghèo 2016 156,7 10,0 6,7 140,0 2017 210,0 53,3 0,0 156,7 2018 100,0 16,7 0,0 83,3 Hộ trung bình 2016 380,0 153,3 26,7 200,0 2017 386,7 158,3 18,3 210,0 2018 310,0 166,7 3,3 140,0 Hộ khá, giàu 2016 450,0 206,7 26,7 216,7 2017 586,7 320,0 33,3 233,3 2018 516,7 330,0 3,3 183,3

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Kim Bôi (2019) Bảng số liệu trên cho thấy, trong các nhóm hộ khác nhau có mức đóng góp tiền mặt, tài sản, cơng lao động là khác nhau. Nhóm hộ nghèo đóng góp thấp nhất, sau đó là nhóm hộ trung bình, cao nhất là nhóm hộ khá, giàu.

Số liệu được tổng hợp từ năm 2016 - 2018:

+ Nhóm hộ nghèo đóng góp chủ yếu là ngày công lao động. Việc huy động đóng góp bằng tiền mặt đối với những hộ này là rất khó khăn vì khơng phải lúc nào hộ cũng có tiền mặt.

Chương trình NTM, vốn nhà nước chỉ hỗ trợ một phần, chủ yếu vẫn là vốn lồng ghép của các chương trình dự án khác.Những hộ nào ở trục đường chính, tích cực tham gia xây dựng NTM như hiến đất. Chúng tôi sẽ ưu tiên hỗ trợ các chương trình cải thiện điều kiện ở. Nếu được hỗ trợ ít mà hộ này không lấy chúng tôi sẽ chuyển cho hộ khác. Tất cả các chương trình dự án hỗ trợ chúng tơi đều thơng qua trong cuộc họp dân.

+ Nhóm hộ trung bình thì đóng góp chủ yếu bằng tiền mặt và ngày công lao động, tùy theo yêu cầu của từng loại cơng trình và quy định về hình thức tham gia đóng của dân mà các hộ này đóng góp bằng tiền mặt hoặc cơng lao động.

+ Nhóm hộ khá giàu đóng góp tiền mặt nhiều hơn ngày cơng lao động và tài sản. Đa số các hộ được hỏi cho biết nếu được chon giữa đóng tiền mặt và tham gia lao động thì hộ sẽ đóng tiền mặt, thời gian tham gia lao động đó hộ sẽ đi làm việc khác sẽ kiếm được nhiều tiền hơn số tiền phải đóng góp.

Như vậy ta có thể thấy tỷ lệ hộ nhèo của các thôn cũng ảnh hưởng đến sự tham gia đóng góp cho xây dựng NTM. Thơn nào, xã nào có tỷ lệ hộ nghèo cao thì khả năng đóng góp cũng hạn chế và ngược lại xã nào có tỷ lệ hộ nghèo thấp sẽ huy động nhân dân đóng góp được nhiều hơn. Do vâ ̣y mô ̣t số đi ̣a phương cần xây dựng cơ chế đóng góp phù hợp với từng đới tượng hơ ̣.

Việc huy động người dân đóng góp bằng tiền mặt cho xây dựng cơng trình hạ tầng công cộng trong các dự án nhà nước nhìn chung khá hạn chế vì 3 xã (Nam Thượng, Trung Bì, Bắc Sơn) đều là xã thuần nơng, đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc huy động người dân đóng góp tiền mặt sẽ rất khó khăn.

Qua khảo sát và báo cáo sơ kết giai đoạn 2016-2018 của 3 xã điều tra cho thấy. Tại xã Nam Thượng nhân dan đóng góp tiền chủ yếu cho xây dựng các cơng trình hạ tầng như: đường, cống đập trạm bơm, thuỷ lợi. Tổng số tiền mặt đóng góp của nhân dân là 14,22 tỷ đồng, chiếm 9,3% tổng nguồn vốn. Tại xã Trung Bì, ngồi số vốn từ ngân sách nhà nước và huy động khác, nhân dân đóng góp được 10,211 tỷ đồng, chiếm 8,80 % tổng nguồn vốn. Tại xã Bắc Sơn, vốn dân đóng góp là 18,20 tỷ đồng, chiếm 11,27% tổng nguồn vốn.

Đây là các khoản đóng góp tự nguyện, đã được thơng qua cộng đồng, hầu hết các khoản đóng góp bằng tiền chiếm tỷ lệ nhỏ, do những hộ có điều kiện hoặc cá nhân hỗ trợ (khơng hạch tốn), cịn phần lớn quy ra từ công lao động.

Theo ý kiến của cán bộ xã, thơn về những khó khăn trong huy động nguồn lực bằng tiền từ người dân, 100% ý kiến đều cho rằng điều kiện kinh tế của hộ cịn khó khăn và nhận thức của gia đình cịn hạn chế nên chưa tích cực đóng góp cho xây dựng NTM. Một khó khăn nữa là thời gian triển khai các cơng trình ngắn (sát nhau), khó huy động dân góp tiền nhiều (chiếm 80%). Khoảng gần 27 % ý kiến cho rằng cách thức vận động chưa tốt và vấn đề dân chủ, công khai, minh

bạch chưa đảm bảo (chiếm tỷ lệ 6,67%) cũng là những nguyên nhân khiến cho việc huy động dân đóng góp gặp khó khăn.

Bảng 4.19. Ý kiến của cán bộ xã, thơn về khó khăn trong huy động đóng góp bằng tiền

ĐVT : %

Nội dung câu hỏi Tỷ lệ đồng ý

Điều kiện kinh tế, thu nhập của hộ gia đình cịn khó khăn 100,00 Thời gian triển khai ngắn, khó huy động đóng góp nhiều 80,00 Nhận thức của dân hạn chế, tâm lý ỷ lại, trông chờ nhà nước hỗ trợ 100,00

Cách thức huy động nhân dân đóng góp chưa tốt 26,67

Thiếu dân chủ, công khai, minh bạch 6,67

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2019) Trong chương trình NTM, việc huy động người dân đóng góp bằng tiền mặt để thực hiện các cơng trình như: đường nội thơn, làm nhà văn hóa, kiên cố kênh mương nội đồng được dễ dàng hơn vì đây là những cơng trình nhỏ, gắn trực tiếp với lợi ích của cộng đồng.

Các hình thức huy động đóng góp bằng tiền mặt cũng rất đa dạng và thường do cộng đồng tự quyết định, bao gồm: Đóng góp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc nộp bằng thóc (quy đổi theo giá thị trường). Đóng góp theo hộ hoặc theo khẩu, theo lao động hoặc theo diện tích lúa. Đóng góp như nhau đối với tất cả đối tượng hưởng lợi hoặc miễn/giảm cho một số đối tượng như: hộ nghèo, hộ khơng có lao động. Có thểđóng góp một đợt hoặc chia thành nhiều đợt (thường là sau vụ thu hoạch). Kêu gọi ủng hộ, quyên góp: một số nơi, để xây dựng nhà văn hóa rộng rãi, khang trang, thôn thành lập Ban quyên góp để kêu gọi sự ủng hộ của những người dân trong thôn đi làm ăn xa, hộ khá giả, hộ cán bộ, Đảng viên; doanh nghiệp;

Bảng 4.20. Ý kiến của cán bộ xã, thơn về khó khăn trong huy động nguồn lực đóng góp bằng đất đai

ĐVT: %

Nội dung câu hỏi Tỷ lệ đồng ý (%)

Nhận thức của dân hạn chế, khơng tích cực tham gia đóng góp 40,00

Người dân muốn được đền bù khi hiến đất 73,33

Diện tích đất đai của các hộ gia đình cịn hạn chế 33,33

Huy động nguồn lực đóng góp của người dân bằng đất đai được cho là một vấn đề rất khó khăn tại các xã nghiên cứu hiện nay. Khi phỏng vấn 12 cán bộ xã, thơn thì cho thấy 40% tỷ lệ cán bộ được hỏi cho rằng do nhận thức của các hộ dân còn hạn chế nên các hộ khơng tích cực tham gia đóng góp; 73,33% ý kiến cán bộ cho rằng người dân muốn được đền bù khi hiến đất và có 33,33% ý kiến cán bộ xã, thôn cho rằng do diện tích đất đai của các hộ gia đình cịn hạn chế nên người dân khơng muốn hiến đất không được đền bù.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện kim bôi, tỉnh hòa bình (Trang 86 - 91)