Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 28 - 34)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Tín dụng cho vay của Ngân hàng thương mại

1.2.5. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng thương mại

Như đã trình bày ở trên, chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng hoạt động cho vay nói riêng, nó vừa mang tính trừu tượng, vừa mang tính cụ thể. Do đó để chất lượng hoạt động cho vay đượchiệu quả thì ta đánh giá qua hai chỉ tiêu:

1.2.5.1. Chỉ tiêu định lượng

Quy mô cho vay hoạt động cho vay củaNgân hàng đượcthể hiện qua các chỉ tiêu sau:

- Doanh số hoạt động cho vay: Phản ánh quy mơ cấp tín dụng củaNgân hàng

đối với nền kinh tế. Đây là chỉ tiêu phản ánh chính xác, tuyệt đối về hoạt động cho

vay trong thời gian dài, thấy được khả nănghoạt động tín dụngcho vayqua các năm.

Tổng dưnợ hoạt động cho vay bao gồm: Chovay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn.

Là chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá một cách khái quát và có hệ thống đối với những khoản vay tại một thời điểm. Khi xác định doanh số cho vay, chưa có sự

đánh giá cụ thể về chất lượng của những khoản vay trong một thời kỳ nhất định. Nhưng đây là chỉ tiêu cho biết khả năng luân chuyển vốn của một Ngân hàng, quy

mô đầu tư của Ngân hàng đó với nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ. Chất lượng cho vay tốt là cơ sở để tăng doanh số cho vay.

- Tổng dư nợ:

Phản ánh quy mơ cấp tín dụngcho vay củaNgân hàng tại một thời điểm. Tổng

dư nợ cao chứng tỏ quy mô cho vay của Ngân hàng lớn uy tín củaNgân hàng được nâng cao. Ngược lại tổng dư nợ thấp chứng tỏ quy mơ tín dụng củaNgân hàng nhỏ.

+ Doanh số thu nợ: Phản ánh tổng số tiền mà Ngân hàng đã thu về từ các

khoản cho vay.

+ Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay phản ánh khả năng đầu tư vào hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại lớn. Mức tăng trưởng dư nợ cao và đều đặn chứng tỏ chất lượng hoạt động cho vay tốt.

- Tỷ lệ an toàn:

+ Tỷ lệ nợ có vấn đề: Để đánh giá tính an tồn và khả năng thu hồi vốn của hoạt độngNgân hàng, người ta dựa trên các chỉ tiêu sau

Tỷ lệ nợ quá hạn= Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ

Chỉ số này phản ánh chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng cao. Theo quyết định số 22/VBHN-NHNN: “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn”. Chỉ tiêu này cho biết

trong tổng dư nợ thì có bao nhiêu phần % là nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì tính an tồn của khoản vay càng thấp, Ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh tốn. Tình trạng này kéo

dài sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại của Ngân hàng. Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng thấp cho thấy chất lượng cho vay là cao, Ngân hàng thực hiện tốt quy trình cho vay, thu được đầy đủ lãi và gốc của khoản vay, giảm chi phí trong việc

quản lý nợ quá hạn.

Bên cạnh đó, chúng ta cần chú ý đến các yếu tố làm sai lệch tỷ lệ này. Việc chuyển nợ quá hạn cần tuân thủ đúng nguyên tắc, tránh việc gia hạn nợ tràn lan để giảm tỷ lệ nợ quá hạn, đẩy Ngân hàng tiến sâu vào tình trạng rủi ro, mất khả năng thanh khoản cao.

Thực tế cho thấy, do những rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi nên các Ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định coi như giới

hạn an tồn và cố gắng kiểm sốt tỷ lệ nàyở mức độ hợp lý.

Tỷlệ nợ xấu= Nợ xấu/ tổng dư nợ

Theo Quyết định số 22/VBHN-NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc

nhóm 3,4 và 5 quy định tại Điều6 hoặc Điều 7 Quyết định này. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng càng thấp. Bên cạnh đó tỷ lệ này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hiệu quả, chất lượng tín dụngcho vay củaNgân hàng nói riêng.

Tỷ lệ nợ q hạn khó địi = Nợ q hạn khó địi/tổng dư nợ q hạn

Nợ khó địi là các khoản nợ mà khách hàng mất hồn tồn ý chí lẫn khả năng trả nợ. Những trường hợp này thường xếp vào nhóm 5, dự phòng 100%, tức là Ngân hàng đã hết hy vọng thu hồi đựợc những khoản này. Cả hai chỉ tiêu này cho thấy

hiệu quả tín dụng cho vay của Ngân hàng. Cả hai chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ khả năng không đòi được của các khoản nợ quá hạn giảm, hiệu quả tín dụng cho vay của Ngân hàngtăng cao.

Các chỉ tiêu về nợ q hạn và nợ khó địi là những chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng. Các chỉ tiêu này cho thấy không phải lúc nào dư nợ tín dụng cao cũng tốt vì nếu Ngân hàng khơng có chiến lược quản lý nợ tốt sẽ dẫn đến phát sinh nhiều nợ quá hạn và nợ khó địi.

Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng cho vay. Các Ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất

lượngcho vay cao của mình và ngược lại.

Thơng thường thì tỷ lệ nợ q hạn tốt nhất làở mức <= 5%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của mộtNgân hàng. Bởi vì bên cạnh nhữngNgân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu

trong qui trình tín dụng, cịn có nhữngNgân hàngcó được tỷ lệ nợ q hạn thấp thơng

qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định,… - Dự phòng rủi ro/tổng nợ xấu:

Dự phịng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng khơng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phịng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt

động của tổ chức tín dụng.

Dự phịng rủi ro bao gồm: Dự phịng cụ thể và dự phòng chung.

Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định cụ thể tại Điều 6, Điều 7 của Quyết định 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự

phịngđể xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra.

Dự phịng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất

chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và

trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng

các khoản nợ suy giảm

Khả năng trang trải nợ xấu = Dự phòng rủi ro Tổng dưnợ xấu

Khả năng trang trải nợ xấu phản ánh khả năng giải quyết nợ xấu của các

NHTM, theo quy định của NHNN và phụ thuộc vào tình hình thực tế của Ngân hàng để các Ngân hàng trích lập quỹ dự phịng rủi ro. Quỹ dự phịng này chính là cơng cụ đểNgân hàng bù đắp cho các khoản nợ xấu khơng có khả năng thu hồi. Do

vậy quỹ dự phòng rủi ro phải lớn hơn tổng nợ xấu thì mới bù đắp được. Vì vậy một hệ số an tồn là hệ số khả năng trang trải nợ xấu lớn hơn 1.

- Vòng quay vốn tín dụngcho vay:

Đây là chỉ tiêu thường được các Ngân hàng thương mại tính tốn hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng cho vay và chất lượng cho vay trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn của hoạt động cho vay. Vòng quay vốn càng cao chứng tỏ nguốn vốn vayNgân hàngđã luân chuyển nhanh,

tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thơng hàng hố. Với một số vốn nhất

định, nhưng do vòng quay vốn nhanh nên Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn

cho các doanh nghiệp, mặt khác Ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác. Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốnhoạt động cho vay càng tốt, chất lượng tín dụngcho vay càng cao.

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn:

Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thânNgân hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa. Trên cơ sở đó, các Ngân hàng

thương mại có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng cho vay của mình. Từ đó,

có thể quyết định quy mơ, tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa

đảm bảo an tồn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể.

Chỉ tiêu này có thể được biểu thị bằng cơng thức:

Hiệu suất sử dụng vốn= Tổng dư nợ Tổng vốn huy động

1.2.5.2 Chỉ tiêu định tính

 Sự hài lịng của khách hàng

Chỉ tiêu này phản ánh khối lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng có đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng không? Và lãi suất cho vay có phù hợp

với từng loại khách hàng và mục đích sử dụng vốn của họ. Khách hàng càng hài lịng thì chứng tỏ chất lượng tín dụngcàng tốt.

 Chính sách cho vay

Chính sách cho vay càng thơng thống, thủ tục càng đơn giản thì càng thu

hút được nhiều khách hàng vay. Trong đó đặc biệt là quy trình tín dụng cho vay phải được xây dựng cụ thể từ khi lập hồ sơ đến khi chấm dứt quan hệ cho vay. Ngày nay, tuỳ thuộc vào quy mô, cấu trúc các loại cho vay và tình hình của mình mà Ngân có chính sách cho vay khác nhau.

 Tính tuân thủ trong hoạt động chovay

Hoạt động cho vay của Ngân hàng đòi hỏi một quy trình nghiệp vụ nghiêm ngặt. Đây là điều khác biệt so với các quy trình nghiệp vụ khác. Khi hoạt động cho vay tuân thủ đầy đủ quy trình sẽ hạn chế rủi ro cho Ngân hàng, và ngược lại, nếu

một mắt xích nào đó của quy trình bị vi phạm hay bị bỏ sót cũng dễ dẫn đến rủi ro

cho Ngân hàng. Do đó, đây cũng là một chỉ tiêu thể hiện chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng.

 Chất lượng đội ngũ cán bộcho vay và năng lực quản trị củaNgân hàng

Con người luôn là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động và đồng thời cũng

là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của cơng việc. Do đó, chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hút khách hàng của Ngân hàng và sự khác biệt và uy tín của Ngân hàngtrên thương trường.

 Sự đóng góp chung của hoạt động cho vay vào quá trình phát triển chung của nền kinh tế

Chỉ tiêu định tính cịn được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

quốc dân, các dự án vay vốn sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Không những thế chất lượng hoạt động cho vay còn thể hiện ở tình trạng xố đói giảm nghèo, sự lành mạnh của nền kinh tế, sự an toàn của hệ thốngNgân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)