Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 97 - 99)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2. Giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương

3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cung cấp dịch vụ của Ngân hàng. Muốn nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cần thiết phải củng cố, nâng cao trình

độ chun mơn của cán bộ tín dụng.

Cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ quản lý điều hành trực tiếp hoạt động tín dụng nói riêng cần phải có:

+ Lập trường tư tưởng vững vàng với mục tiêu phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định

hướng xã hội chủ nghĩa. Mỗi cán bộ công nhân viên phải là một tấm gương về tinh thần đạo đức cách mạng, ý thức kỷ luật cao vì Ngân hàng huy động tiền gửi để cho

vay, mọi thất thoát rủi ro đều gây nên thiệt hại tài sản của nhà nước, của nhân dân vàảnh hưởng đến nềnkinh tế-chính trị của đất nước.

+ Có kiến thức chuyên môn giỏi, nắm bắt nhanh nhạy các chính sách của NHNN Việt Nam cũng như của Đảng, nhà nước. Biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt cho từng vị trí cơng tác được giao.

+ Ngoài tiêu chuẩn mà mỗi cán bộ làm cơng tác tín dụng phải có như trên, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ yêu cầu của từng vị trí cơng tác trong hoạt động tín dụng mà có tiêu chuẩn riêng cho phù hợp.

Để nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, chi nhánh cần thực hiện một số biện

pháp sau:

+ Tổ chức thi tuyển một cách công bằng, nghiêm túc, khách quan, tuyển chọn những người có năng lực, tâm huyết với nghề, ưu tiên người có kinh nghiệm.

+ Tiếp tục nâng cao trìnhđộ cán bộ tín dụng, tăng cường cơng tác đào tạo và đào tạo lại để cán bộ tín dụng có đủ chun môn cũng như kiến thức về kinh tế thị trường. Khuyến khích cán bộ học tập, đi nghiên cứu, nâng cao trình độ ở trong và ngồi nước.

+ Phối hợp với trung tâm điều hành, các NHTM khác và các cơ quan chính phủ tổ chức các hội thảo về phương pháp đánh giá tài sản thế chấp vay vốn Ngân hàng, các thông số thẩm định kết quả tài chính, kết quả hoạt động của doanh nghiệp, vấn đề thông tin phòng chống rủi ro, tổ chức cuộc thi cán bộ tín dụng giỏi nhằm

khuyến khích cán bộ tín dụng học hỏi kinh nghiệm từ cácNgân hàng bạn, đồng thời cập nhật những thơng tin mới từ phía chính phủ.

+ Chi nhánh cần có chế độ thưởng phạt phân minh, gắn lợi ích với hiệu quả hoạt động nhằm nâng cao trách nhiệm cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng tín dụng cũng như giảm nợ quá hạn, nợ khó địi...

+ Bố trí sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ tín dụng phải phù hợp với vị trí yêu cầu của từng công việc. Phân rõ trách nhiệm pháp lý của từng vị trí cơng tác đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm.

+ Phân loại cán bộ tín dụng để từ đó giao phụ trách từng nhóm khách hàng cho phù hợp trìnhđộ quản lý của cán bộ tín dụng nhằm hiệu quả caovà quản lý chặt chẽ khách hàng.

+ Tổ chức những buổi trao đổi về nghiệp vụ thường xuyên hơn để cán bộ tín dụng học tập lẫn nhau, giao cho cán bộ cũ kèm cặp cán bộ mới và chấn chỉnh lại nơi làm việc cho gọngàng, sạch đẹp.

+ Tiếp tục nâng cao phong cách phục vụ văn minh lịch sự, tận tình với khách hàng, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ kinh doanh.

+ Đào tạo cán bộ có chuyên mơn mơn nghiệp vụ và sử dụng vi tính tốt nhằm đáp ứng được u cầu của cơng nghệmới.

+ Tiếp tục giao khoán triệt để đến từng cán bộ để nâng cao trách nhiệm của cán bộ trong cơng tác tín dụng như tăng trưởng tín dụng, giảm thiểu rủi ro,

tăng trưởng khách hàng, thu lãi nợ quá hạn, nợ rủi ro, chú trọng mở rộng tín

dụng với nâng cao chất lượng tín dụng. Gắn kết quả đạt được của cán bộ tín dụng để trả lương hàng tháng, căn cứ vào kết quả đạt được của từng cán bộ tín dụng để trả lương.

+ Hàng tháng lãnh đạo phòng căn cứ vào kết quả cơng việc từ đó có cơ sở

phân loại đánh giá cán bộ.

+Trongđiều kiện hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, hoạt động

ngành Ngân hàng phải thường xuyên đào tạo bồi dưỡng về trìnhđộ nghiệp vụ, trang

bị các kiến thức nội ngành và ngoài ngành cho đội ngũ cán bộ để họ thích hợp và nắm bắt kịp thời những yêu cầu củaNgân hàng hoạt động trong cơ chế thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)