Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 79)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Kếtquả đạt được

Trong những năm qua cán bộ và Ban lãnh đạo Ngân hàng của Chi nhánh không ngừng nổ lực, cố gắng và quyết tâm cao để đạt được mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch được giao, cũng như không ngừng cố gắng để nâng cao chất lượng hoạt

động cho vay.

Con số 4nămtuy không phải là lớn nhưng qua tình hình phát triển về dư nợ cho vay và các yếu tố như đã nói trên đã tạo động lực rất lớn cho tập thể cán bộ công nhân viên và Ban lãnh đạo tiếp tục cống hiến, làm việc để xây dựng thương

hiệu LienvietPost bank nói chung và LienvietPost bank CN Quảng Bình nói riêng. Tuy mới 4 năm phát triển tại Quảng Bình, nhưng Ngân hàng đã xây dựng được các

mối quan hệ thân thiết đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, để lại được nhiều ấn tượng đẹp trong lòng khách hàng, tạo được uy tín và thương hiệu của LienvietPost bank tại Quảng Bình,đó là một trong những yếutố quan trọng để phát triển các hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Đội ngũ cán bộ củaNgân hàng được đào tạo chuyên sâu, bài bản, ngoài kỹ năng về chun mơn, cán bộ Ngân hàng cịn được trang bị các kỹ năng mềm như

kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tiếp khách, kỹ năng đàm phán…

Ngân hàngđã triển khai nhiềugói sản phẩm cho vayvới lãi suất ưu đãi nhằm

đáp ứngtối đa vềnhu cầucủa khách.

Sự suy thoái của nền kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta và cũng đãảnh hưởng chung đến các tổ chức tín dụng trong nước, trong đó

có Ngân hàng LienvietPost bank CN Quảng Bình. Tuy nhiên với những nỗ lực khơng ngừng nghỉ của mình, LienvietPost bank CN Quảng Bình vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ, điều đó thể hiện qua các yếu tố sau:

-Đạt được kế hoạch do Hội sở đặt ra, cân bằng thu-chi đảm bảo có lợi nhuận.

-Dư nợtín dụng cho vay đã khơng ngừng tăng qua các năm 2014 đến 2017. - Tính an tồn trong các khoảnvay của Chi nhánh cũng từng bước được nâng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh vẫn đang nằm trong sự kiểm sốt và có khả năng thu hồi được. Nợ quá hạn của Chi nhánh tập trung chủ yếu ở các khoản nợ trung và dài hạn,tuy nhiên chỉ mang tínhtạm thời.

- Thu nhập từ hoạt động cho vay của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng trong những năm qua.

-Chi nhánh đãđa dạng hoá các hoạt động dịch vụ của mình tạo thêm nguồn thu

cho chi nhánh. Tập trung phát triển dịch vụ, khai thác các khách hàng sử dụng nhiều dịch vụNgân hàngnhư bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chi lương qua tài khoản....

- Chi nhánh đã nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, hạn chế rủi ro, tích

cực thu hồi các khoản nợ xấu, nợ tiềm ẩn, nợ đã xử lý rủi ro...chi nhánh đã phân loại và trích lập dựphịng rủi ro đúng đối tượng, đảm bảo kế hoạch được giao.

- Công tác đào tạo cán bộ luôn được coi trọng, chất lượng đội ngũ cán bộ

công nhân viên không ngừng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu kinh doanh, hội nhập.

- Bên cạnh đó, chi nhánh khơng ngừng triển khai học tập và phổ biến tới từng cán bộ nhân viên nói chung và đặc biệt là cán bộ tín dụng các chính sách mới của nhà nước và của ngành liên quan tới cơng tác tín dụng cho vay, chấp hành

nghiêm chỉnh và vận dụng có hiệu quả cơ chế chính sách vào thực tiễn hoạt động kinh doanh.

- Công tác thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay ngày càng

được chú trọng qua đó hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng

chỉ đạo tập trung xử lý các khoản nợ quá hạn phát sinh.

- Mỗi năm chi nhánh cũng có các chính sách tín dụng, lãi suất cho vay phù hợp với hoạt động của Chi nhánh, đãm bảo hoạt động tín dụng cho vay đi đúng hướng với cơ chế, chính sách củaNgân hàng nhà nước nói chung và củaNgân hàng TMCPBưu ĐiệnLiên Việtnói riêng.

- Việc phân cấp ủy quyền trong phê duyệt vay vốn được thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ, tạo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm với các cấp điều hành,

đảm bảo hiệu quả, an toàn, chất lượng của hoạt động tín dụng cho vay, đảm bảo tn thủ đúng, đủ quy trình tín dụng, tuân thủ đúng, đủ các quy trìnhđánh giá thẩm định, phê duyệt tín dụng trước khi cho vay. Tăng cường giám sát việc thực hiện và

phân cấp ủy quyền

- Chi nhánh đã đáp ứng kịp thời vốn lưu động cũng như cố gắng đáp ứng

một cách tốt nhất nguồn vốn giúp các doanh nghiệp ổn định, phát triển và có chỗ

đứng trên thương trường.

- Trong những năm qua, tín dụng cho vay của ngân đã thực sự trở thành đòn bẩy quan trong tác động tích cực đến qtrình chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo chính sách kinh tế hàng hố nhiều thành phần của Đảng và nhà nước.

- Mối quan hệ với những khách hàng truyền thống đã vay vốn nhiều năm ở

chi nhánh ngày càng được củng cố và phát triển.

- Công tác huy động vốn của chi nhánh cũng đạt được các kết quả khả quan.

Các hình thức huy động vốn tại chi nhánh ngày càng đa dạng hơn đặc biệt là các hình thức huy động vốn nội tệ.

- Ngân hàng đã tiến hành phân loại khách hàng theo định kỳ 3 tháng 1 lần,

thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụnglại đối với mỗi khách hàng, dựa trên các hệ thống chỉ tiêu định lượng và định tính và đặc điểm riêng của từng loại đối tượng khách hàng.

- Bên cạnh đó, chi nhánh đặc biệt chú trọng phân tích khách hàng, kiên quyết chỉ đầu tư vào các dự án vay vốn có tính khả thi, có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn cao.

- Đối với từng dự án, khoản vay Chi nhánh đều thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, lập hồ sơ duyệt vay, phân tích dự án, khách hàng từ đó phát hiện các tiềm ẩn rủi ro, loại trừ các dự án, khoản vay kém hiệu quả.

- Để tạo được nguồn vốn cho vay, chi nhánh đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động thơng qua các hình thức tăng lãi suất tiền gửitiết kiệm của các cá nhân… thực hiện nhiều chương trình khuyến mại dự thưởng, tặng quà khi gửi tiết kiệm vào các dịp lể, tết…

Với những kết quả trên, có thể thấy chất lượng hoạt động cho vay của Chi

nhánh đã từng bước được nâng cao cả về cho vay ngắn hạn và trung, dài hạn. Đây là

kết quả khả quan và đáng mừng cho Chi nhánh.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đãđạt được, hoạt động cho vay của Chi

nhánh cũng còn một số hạn chế cần được khắc phục.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế

- Về kinh doanh một số bộ phận hoạt động chưa có hiệu quả thể hiện: Cơng

tác huy động vốn cịn chưa chú trọng; tín dụng tăng trưởng chưa đáp ứng với tăng trưởng nguồn vốn, quy mô đầu tư nhỏ chưa tiếp cận được với các dự án lớn; công

tác tiếp thị và triển khai sản phẩm mới, dịch vụ chưa đạt hiệu quả; thanh tốn quốc tế chưa hồn chỉnh, nghiệp vụ L/C nhập-xuất cịn yếu.

- Quy trình thẩm định cịn nhiều thủ tục, giấy tờ, tỷ lệ cho vay trên tổng giá trị tài sản đãm bảo còn thấp, chưa linh hoạt.

- Hoạt động Marketing tuy đãđược chú trọng nhưng vẫn còn yếu và có hạn

chế, chưa mang tính chuyên nghiệp ảnh hưởng lớn tới thương hiệu và văn hố doanh nghiệp của chi nhánh.

- Quy trình cho vay của chi nhánh còn phụ thuộc quá nhiều vào sự phán quyết của Hội sở chính, gây ra sự chậm trể ách tắc trong q trình giải ngân.

- Cịn q nhiều thủ tục trong q trình phê duyệt tín dụng, cấp tín dụng. Cán bộ Hội sở chính cịn rất cứng nhắc trong quá trình đánh giá khách hàng vay vốn, dẫn đến tình trạng, chuyên viên khách hàng là người trực tiếp thẩm định, nhưng quyết định cho vay vẫn làở cán bộ xữ lý của Hội sở chính.

- Hiện nay các biện pháp xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCPBưu Điện Liên Việt- Chi nhánh Quảng Bình chủ yếu vẫn là biện pháp xử lý tài sản đảm bảo bằng cách phát mại tài đảm hoặc kiện ra tịa. Hình thức bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp là phương thức xử lý nợ xấu được coi là nhanh nhất, giúp các Ngân hàng thu hồi vốn được nhanh nhất mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động

kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên biện pháp này vẫn chưa được áp dụng nhiều

ởNgân hàngBưu ĐiệnLiên Việt- Chi nhánh Quảng Bình.

- Phương pháp đánh giá rủi ro tại Ngân hàng cịn mang tính dự đốn, q trình chấm điểm tín dụng của khách hàng chưa thực tế, mang tính chất đối phó. Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động chưa thực sự hiệu quả, vẫn để nợ xấu gia tăng mà

chưa xây dựng được hệ thống dự báo trước được rủi ro đến khi khách hàng quá hạn mới đưa ra phương án xữ lý.

- Công tác kiểm tra giám sát sau giải ngân đãđược chú trọng, tuy nhiên chưa

thực sự sát sao, chưa thực tế, cịn mang tính hình thức.

- Việc cho vay đặc biệt là cho vay trung, dài hạn vẫn tập trung dư nợ vào một số doanh nghiệp lớn, có quan hệ lâu năm với Chi nhánh vì vậy cơng tác thẩm định tín dụng có phần lỏng lẻo hơn so với các dự án, khoản vay mới phát sinh. Do đó,rủi

ro đối với khoản vay này là cao nhất và rất dễ xảy ra bởi vì tâm lý cán bộ thẩm định

cho rằng đây là khách hàng truyền thống từ trước đến nay vẫn hoạt động tốt, khả

năng rủi ro thấp. Đây là vấn đề vô cùng nguy hiểm đối với Chi nhánh đặc biệt là trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh tốn, vì dư nợ lớn nên hậu quả

sẽ rất nặng nề.

- Công tác chăm sóc khách hàng của Chi nhánh đã được chú trọng, nhưng

thực sự vẫn chưa đồng hành cùng khách hàng. LienvietPost bank CN Quảng Bình

chưa có phương án chủ động để giảm lãi suất, gia hạn trả nợ cho khách hàng.

- Công tác thống kê cịn mang tính hình thức, những con số trên báo cáo

chưa thực sự phản ánh đúng thực chất hoạt động của Chi nhánh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dự báo và quản lý rủi ro của Chi nhánh.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Mỗi tồn tại có một nguyên nhân riêng, do đó cần có cái nhìnđúng đắn về các

tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp để khắc phục giúp hoạt động cho vay của Chi nhánh thực sự có hiệu quả, phịng tránh được các rủi ro có thể xảy ra. Có thể chia

nguyên nhân thành các nhóm sau:

a. Nguyên nhân từbản thânNgân hàng

- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh chưa thực sự có hiệu quả dẫn đến việc phát hiện sai sót trong cơng tác thẩm định và giám sát sau giải

ngân chưa cao, ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ vay.

- Số lượng cán bộ tín dụng cịn ít, tinh thần trách nhiệm với cơng việc chưa cao, khả năng phân tích, thẩm định dự án tuy đãđược nâng cao nhưng chưa thực sự được chú trọng.

- Chính sách khách hàng của Chi nhánh tuy được chú trọng và nâng cao

nhưng chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Việc mở rộng quan hệ với các khách

hàng tốt cịn hạn chế do đó chưa giữ chân được khách hàng truyền thống, vẫn để mất nhiều khách hàng lớn và uy tín.

- Cơng nghệ thơng tin và trang thiết bị cịn yếu kém. Việc tìm kiếm thông tin phục vụ công tác điều hành, quản trị rủi ro cịn mang tính thủ công, điều này ảnh hưởng khôngnhỏ đến hoạt động cho vay của chi nhánh.

- Mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng chưa rộng rãi do sự hiểu biết

lẫn nhau cịn hạn chế, cơng tác Marketing chưa phát huy hết sức mạnh của nó.

b. Ngun nhân từ phía khách hàng

- Công tác quản lý của cơ quan nhà nước chưathật chặt chẽ, cịn bng lỏng

đặc biệt là việc thành lập và đăng ký kinh doanh...đã tạo điều kiện cho nhiều doanh

nghiệp làm trái pháp luật và lừa đảo.

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp khơng minh bạch gây khó khăn cho cơng tác thẩm định đặc biệt làđối với việc thẩm định cho vay trung, dài hạn. Nhiều

sổ sách báo cáo của doanh nghiệp cịn mang tính hình thức, số liệu không đủ tin cậy, chưa thực sự phản ánh đúng thực chất của doanh nghiệp. Trong khi đó quyết

định cho vay hay khơng phụ thuộc vào kết quả phân tích tình hình tài chính và các mối quan hệ của khách hàng vay vốn, nếu quyết định cho vay dựa trên các báo cáo tài chính khơng trung thực này sẽ dẫn đến sai lầm và rủi ro mất vốn choNgân hàng.

- Khơng ít các chủ doanh nghiệp và cá nhân vay vốn không chỉ kém về năng lực kinh doanh mà còn yếu về tư cách đạo đức. Nhiều khách hàng sử dụng tiền vay

khơng đúng mục đích, khơng đúng như phương án đã duyệt.

c. Ngun nhân từ mơi trường kinh doanh

- Ngồi ra trong hoạt động kinh doanh tín dụngcho vay của Ngân hàng, môi

trường pháp lý cho hoạt động này cũng còn nhiều khiếm khuyết. Chẳng hạn như

việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê chưa nghiêm túc, đa số các số liệu quyết tốn và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thực hiện theo chế

độ kiểmtoán bắt buộc, số liệu phản ánh thiếu trung thực...

- Hiện nay tại Việt Nam chưa có cơ quan chun trách về xếp hạng tín nhiệm

đối với các doanh nghiệp vì vậyNgân hàng thiếu thơng tin khi xem xét đánh khách

hàng trước khi quyết định cho vay nên hiệu quả trong hoạt động cho vay của Ngân hàng không cao.

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNGVÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNGCHO VAY TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 3.1. Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng cho vay của Ngân hàng TMCPBưu ĐiệnLiên ViệtChi nhánh Quảng Bình

3.1.1.Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng cho vay củaNgân hàng TMCP

Bưu ĐiệnLiên Việt- Chi nhánh Quảng Bình

Căn cứ tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, tình hình phát triển

kinh tế xã hội trên địa bàn, Ngân hàng TMCPBưu ĐiệnLiên Việt –CN Quảng Bình

định hướng kinh doanh đến năm2025 gồm các nội dung cụ thể như sau:

+ Thực hiện rà soát danh mục đầu tư cho vay, tập trung mọi nguồn lực và các biện pháp nhằm thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn. Nâng cao chất lượng thẩm định đảm bảo việc đầu tư tín dụng cho vay an toàn, hiệu quả. Đẩy mạnh cơ cấu cho vay theo

hướng giảm dần dư nợ các doanh nghiệp lớn, tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay bán lẻ, cho vay hộ tư nhân cá thể, tiêu dùng có tài sản bảo đảm. + Trong cơng tác phát triển khách hàng: Phát triển khách hàng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong việc mở rộng quy mơ, tăng trưởng thị phần của chi nhánh, do đó tập trung tối đa mọi nguồn lực mở rộng pháttriển khách hàng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)