1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA
1.2.9. Kiểm tra, giám sát và đánh giá quản lý vốn ĐTXDCB
Mục tiêu của kiểm tra quản lý vốn ĐTXDCB nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật về ĐTXDCB được thực hiện nghiêm chỉnh, tuân thủ quy trình quản lý.
39
Hoạt động kiểm tra có tác dụng phát hiện những sai phạm của các chủ thầu, chủ đầu tư và các cơ quan quản lý vốn, cơ quan tổchức thực thi chính sách, từ đó tăng cường trách nhiệm, hạn chế các hành vi tham nhũng, cốý gây sai phạm làm thất thốt lãng phí nguồn lực.
Việc kiểm tra đối với vốn ĐTXDCB được thực hiện trong tồn bộ chu trình ngân sách, trong từng khâu của trình tựthực hiện dự án đầu tư: Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư công; Việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công; Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các chương trình, dự án được bốtrí trong kếhoạch đầu tư cơng; Tình hình thực hiện kếhoạch đầu tư cơng; Tình hình nợ đọng XDCB, lãng phí, thất thốt trong đầu tư cơng… Kiểm tra hoạt động của toàn bộ chủ thể tham gia vào hoạt động quản lý vốn: Các Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, kiểm tra các khâu thanh toán, quyết toán vốn đồng thời kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cán bộ, công chức, viên chức quản lý vốn ĐTXDCB, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu của tổ chức có thẩm quyền quyết định trong từng khâu của dự án. Chủ thể kiểm tra bao gồm nhiều bên: Kiểm tra của chính cơ quan quản lý vốn hay còn gọi là nội kiểm (cơ quan thanh tra, giám sát của Bộ, ngành, địa phương, kiểm soát nội bộ), kiểm tra của chủthể bên ngoài cơ quan quản lý vốn hay còn gọi là ngoại kiểm (Kiểm toán nhà nước, Ủy ban giám sát Quốc hội, nhân dân, tổ chức khác). Do kết quả kiểm tra sẽ ảnh hưởng tới nhiều chủ thểquản lý, vì vậy, các cơ quan kiểm tra cần tuân thủ nghiêm đạo đức nghềnghiệp và quy trình kiểm tra. Đảm bảo tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ và kịp thời của kết quả kiểm tra. Xử lý nghiêm các vi phạm nêu tại kết quả kiểm tra là biện pháp răn đe hữu hiệu để phịng chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao trách nhiệm của cán bộquản lý vốn nhà nước.
40
Đánh giá là khâu theo sau, gắn kết chặt chẽ với kết quả kiểm tra. Trên cơ sở phân tích kết quảkiểm tra, đểphát hiện những mặt tích cực cần tiếp tục phát huy và đềra các khuyến nghị, giải pháp khắc phục, hạn chếcác khuyết điểm, sai phạm. Kết quả kiểm tra sẽ tạo điều kiện đánh giá, xác định tính đúng đắn, hợp lý của các chính sách, cơ chếquản lý vốn của các cơ quan quản lý, đồng thời phát hiện những bất cập, mâu thuẫn trong chính sách và cơ chế quản lý vốn ĐTXDCB từnuồn vốn của DN. Khi kết thúc dự án, cần đánh giá các nội dung:
- Quá trình thực hiện chương trình, dựán: hoạt động quản lý thực hiện chương trình, dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình, dựán; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do chương trình, dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững của chương trình, dựán;
- Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của các tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.2.10. Tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại doanh nghiệp