Nội dung quản lý hoạt động của tổ chức trợ vốn cho người nghèo, thu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động quỹ trợ vốn công nhân, việc chức, lao động thèo thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Trang 33 - 76)

1.2. Lý luận về quản lý hoạt động của tổ chức trợ vốn cho người nghèo, thu

1.2.3. Nội dung quản lý hoạt động của tổ chức trợ vốn cho người nghèo, thu

phát triển hoạt động tín dụng là vấn đề sống còn của mỗi tổ chức trợ vốn cho người nghèo, thu nhập thấp. Phát triển hoạt động tín dụng cần thực hiện ở mọi khía cạnh: phát triển sản phẩm tín dụng, mở rộng địa bàn, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, thu nợ...

Hai là, an toàn đầu tư tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra giá trị cho tổ chức trợ vốn cho người nghèo, thu nhập thấp, song nó cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tàng. Vì vậy phát triển tín dụng phải gắn liền với an tồn trong hoạt động tín dụng, kiểm sốt tín dụng, hạn chế tối đa rủi ro.

Ba là, phát triển bền vững. Đây là mục tiêu hàng đầu mà quản lý hoạt động tổ chức trợ vốn cho người nghèo, thu nhập thấp phải hướng tới. Trong cơ chế thị trường, muốn tồn tại thì phải trang trải đủ chi phí và tích lũy lợi nhuận để mở rộng kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Ba mục tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thực hiện tốt hai mục tiêu đầu là sơ sở để hoàn thành mục tiêu thứ 3. Mục tiêu thứ 3 định hướng cho hai mục tiêu đầu.

1.2.3. Nội dung quản lý hoạt động của tổ chức trợ vốn cho người nghèo, thu nhập thấp thu nhập thấp

1.2.3.1. Quản lý hoạt động tiết kiệm vi mô và huy động vốn

Tiết kiệm được xem là sự sẵn sàng và khả năng giảm thiểu thói quen chi tiêu của một người để dành một phần nhỏ trong thu nhập cho sự phát triển trong tương lai. Khi tiết kiệm được hiểu theo nghĩa này thì gần như ln ln có thể thực hiện đối với hầu hết mọi người với khoản tiết kiệm nhỏ thường xuyên cho các kế hoạch trong tương lai. Do vậy, tiết kiệm vi mô là sự sẵn sàng và khả năng giảm thiểu thói quen chi tiêu của ngươi nghèo, người có thu nhập thấp để dành

một phần nhỏ trong thu nhập cho phát triển trong tương lai [13, tr.41].

Vốn là một yếu tố của sản xuất được sử dụng để sản xuất của cải và có đặc thù riêng so với các yếu tố sản xuất khác.

Huy động vốn là quá trình tạo nguồn vốn từ những người tiết kiệm, người cung ứng vốn khác nhau để đầu tư. Do vậy, huy động tiết kiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ là q trình tạo nguồn vốn từ những người tiết kiệm vi mô và những người cung ứng vốn khác để đáp ứng nhu cầu đầu tư hoặc cho vay của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ [13, tr.42].

Thơng thường các tổ chức trợ vốn cho người nghèo, thu nhập thấp hay còn gọi là TCVM cung cấp ba loại sản phẩm dịch vụ tiết kiệm chính là tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện, và tiết kiệm cho các doanh nghiệp nhỏ/siêu nhỏ.

Tiết kiệm bắt buộc (hay số dư bù) là số tiền do người vay đóng góp như là một điều kiện để nhận được tiền vay. Nó có thể được tính bằng phần trăm của món vay, hoặc là một giá trị danh nghĩa nào đó. Khoản tiền này sẽ được trả lại cho khách hàng khi khách hàng thanh toán xong khoản vay. Nhìn chung, tiết kiệm bắt buộc có thể được xem như một phần của sản phẩm cho vay chứ không phải là một sản phẩm tiết kiệm thực sự, vì nó quan hệ rất chặt chẽ với việc nhận và hồn trả món vay.

Dịch vụ tiết kiệm tự nguyện dựa trên giả thiết rằng khách hàng đã biết và đã có tiết kiệm bắt buộc, tuy nhiên khách hàng của tổ chức TCVM vẫn còn tiền nhàn rỗi, mong muốn được gửi hoặc rút linh hoạt hơn tiết kiệm bắt buộc. Đối tượng khách hàng đa dạng, mở rộng với cả khách hàng đã vay vốn và không vay vốn [28].

Tiền gửi cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ: Do đặc trưng của doanh nghiệp khác với dân cư về mục đích sử dụng tiền gửi chủ yếu cho mục tiêu thanh toán, hoạt động huy động tiền gửi của doanh nghiệp cần phải được thiết

kế một cách phù hợp, Thơng thường, có ba nhóm tiền gửi của doanh nghiệp nhỏ dựa vào mức độ thanh tốn bằng tiền mặt: tài khoản tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm.

1.2.3.2. Quản lý hoạt động tín dụng

Quản lý hoạt động tín dụng là hoạt động thực hiện các nghiệp vụ quản lý, kiểm tra và giám sát việc vận dụng các chính sách, quy định của tổ chức tín dụng, pháp luật của nhà nước về hoạt động tín dụng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng thuân thủ các quy định, hạn chế đến mực thấp nhất những rủi ro và đem lại hiệu quả tối ưu trong hoạt động này.

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động của tổ chức tài chính vi mơ, là hoạt động cung ứng vốn dưới hình thức cho vay và các hình thức cấp tín dụng khác nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn cho các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Tín dụng vi mơ đảm bảo ngun tắc hồn trả, sử dụng vốn đúng mục đích vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người nghèo phát triển nghề nghiệp và vượt qua những khó khăn về kinh tế. Qua đó, tác động tích cực đến gia tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, phát triển hoạt động của các doanh nghiệp siêu nhỏ và góp phần đảm bảo an sinh xã hội [13, tr.73].

Các tổ chức TCVM thường cung cấp ba loại sản phẩm tín dụng như sau: cho vay cá nhân, cho vay theo nhóm tương hỗ và cho vay gián tiếp theo nhóm tương hỗ qua trung gian thứ ba.

Cho vay cá nhân thường trong các trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ. Cách cho vay này thường là sản phẩm bổ sung của các tổ chức TCVM, đáp ứng nhu cầu một lượng khách hàng có khả năng vay và hồn trả mức vay cao hơn.

Cho vay cá nhân tương hỗ là hình thức cho vay qua các nhóm người có cùng chung nguyện vọng muốn tiếp cận tới các dịch vụ tài chính. Phương pháp này có nét tương đồng với hình thức hụi, họ. Tuy nhiên, cách cho vay

này khơng hiệu quả do chi phí thành lập và giám sát nhóm lớn, sự bền vững khó đạt được nếu khơng dựa trên yếu tố văn hóa xã hội truyền thống.

Cho vay gián tiếp theo nhóm tương hỗ qua trung gian: Sản phẩm cho vay này vẫn sử dụng những điểm mạnh của cho vay theo nhóm, nhưng sẽ có một tổ chức trung gian đứng ra thành lập và quản lý nhóm, cũng như chịu trách nhiệm chung về hoạt động của các nhóm. Thơng thường, các tổ chức đoàn thể, xã hội như hội nông dân, hội phụ nữ, tổ chức cơng đồn…. được lựa chọn làm trung gian này. Họ sẽ thực hiện một số cơng đoạn trong q trình cho vay của tổ chức TCVM như thu nợ hộ, giải ngân hộ… Đặc điểm chính của sản phẩm cho vay theo nhóm tương hỗ qua trung gian như sau:

- Quy mô và điều khoản cho vay linh hoạt, cho phép khách hàng tiếp cận nguồn vốn khi cần thiết.

- Hình thức đảm bảo khoản vay tín chấp được thay thế cho tài sản thế chấp. Sự chậm trả của một thành viên trong nhóm đồng nghĩa với việc các thành viên khác sẽ khơng được vay tiếp đến khi nào khoản vay đó được hồn trả.

- Tỷ lệ hoàn trả của các khoản vay thường rất cao so với các khoản cho vay thơng thường. Sức ép của những người cùng nhóm tạo khuyến khích cho việc hồn trả nhanh chóng và đầy đủ, vì các thành viên khơng muốn bỏ rơi các thành viên khác trong nhóm hoặc khơng muốn phải chịu bất kỳ một hình phạt nào vì sự chậm trả. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu nguyên nhân gây ra sự chậm trả là khách quan và hợp pháp, thành viên gặp khó khăn có thể nhận sự giúp đỡ, tương trợ từ những thành viên khác trong nhóm.

- Tiết kiệm bắt buộc được coi như một hình thức bảo đảm phi truyền thống, một nguồn vốn rẻ và cũng có thể được sử dụng để trả cho món vay chậm trả của một thành viên trong nhóm.

- Chi phí giao dịch thấp đối với tổ chức TCVM, do các chi phí xem xét và giám sát đã được chuyển giao cho nhóm. Vì vậy, tổ chức TCVM có thể

tiếp cận được với một số lượng lớn khách hàng.

1.2.3.3. Quản lý rủi ro trong tín dụng vi mơ

a. Rủi ro do khách quan:

Do các nguyên nhân khách quan là những rủi ro ngoài dự kiến gây ra như thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, người vay bị chết, mất tích, khơng có người thừa kế hoặc do các biến động khác ngồi dự kiến làm thất thốt vốn vay.

b. Rủi ro do chủ quan:

Rủi ro do việc mở rộng hoạt động tín dụng q mức, do trình độ nhân lực trong hoạt động tín dụng vi mơ, do quy chế tín dụng vi mơ chưa chặt chẽ, thiếu các điều kiện, các thành phẩm sản phẩm tín dụng, thiếu quy định kiểm tra, giám sát trong quá trình cung cấp sản phẩm tín dụng vi mơ..., hoặc do các nguyên nhân khác thuộc về tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM gây ra như chất lượng thông tin và xử lý thông tin, cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, năng lực công nghệ...

c. Phân loại nợ

Các tổ chức tài chính vi mơ cho người nghèo, thu nhập thấp hay còn gọi là các tổ chức TCVM thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn rả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

d. Trích lập dự phịng

Dự phịng chung: Các tổ chức TCVM thực hiện trích lập và duy trì dự phịng chung bằng 0,5% dư nợ gốc của toàn bộ các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể đối với các nhóm nợ như sau: - Nhóm 1: 0%;

- Nhóm 2: 2%; - Nhóm 3: 25%; - Nhóm 4: 50%; - Nhóm 5: 100%.

Giá trị của các loại tài sản đảm bảo khoản vay được khấu trừ vào dư nợ gốc của khoản cho vay trước khi tính dự phịng cụ thể gồm:

- 100% số dư tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tiết kiệm tự nguyện tại tổ chức TCVM;

- 100% mệnh giá của trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.

Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản vay được tính theo cơng thức sau: R = (A – C) x r

Trong đó:

- R: số tiền dự phịng cụ thể phải trích của từng người vay. - A: Số dư nợ gốc còn lại.

- C: Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo. - r: Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể.

1.2.3.4. Quản lý hoạt động thanh toán

Dịch vụ thanh toán của tổ chức TCVM là một giao dịch tài chính diễn ra giữa người mua và người bán được hỗ trợ bởi tổ chức TCVM thông qua các cơng cụ và phương thức thanh tốn khác nhau, nhằm chuyển trả tiền từ người mua đến người bán [13, tr.156].

Dịch vụ thanh toán bao gồm các dịch vụ trung gian thanh toán và hỗ trợ thanh toán. Cần phải khẳng định rằng không phải mọi tổ chức TCVM đều được cung cấp dịch vụ thanh toán, tùy thuộc quy định của từng quốc gia. Tuy vậy, các tổ chức TCVM có thể trở thành nhà cung cấp các dịch vụ trung gian thanh toán, tức là “cánh tay nối dài” hoặc các dịch vụ hỗ trợ cho các ngân hàng trong cung cấp dịch vụ thanh toán. Tại Việt Nam, các tổ chức TCVM được cung ứng các dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng TCVM (Theo Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động tổ chức tài chính vi mơ). Các dịch vụ thanh tốn gắn liền với các dịch vụ huy động tiền gửi của tổ chức TCVM. Để thực hiện thanh toán, rõ ràng khách hàng cần phải dùng tới tài khoản tiền gửi không kỳ hạn,

nhiều tổ chức TCVM đang phát triển hoạt động này để thực hiện mục tiêu đa dạng hóa hoạt động và thu nhập. Để cung cấp dịch vụ chuyển tiền, các tổ chức TCVM phải có một hệ thống chi nhánh hoặc các mối quan hệ đại lý rộng rãi với một hoặc nhiều ngân hàng.

1.2.3.5. Quản lý hoạt động bảo hiểm

Bảo hiểm vi mơ là sản phẩm bảo hiểm có số tiền bảo hiểm nhỏ, mức phí bảo hiểm thấp cho các cá nhân có thu nhập thấp nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống [13, tr.215].

Dịch vụ bảo hiểm vi mô là một trong những dịch vụ được tổ chức TCVM cung cấp cho khách hàng là những người nghèo, người thu nhập thấp về các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm nhằm đảm bảo cho khách hàng có cuộc sống bình thường hoặc tổn thất khi có những rủi ro xảy ra trong cuộc sống. Nhiều tổ chức TCVM đã thử nghiệm việc bảo hiểm dư nợ cho vay của các khách hàng của mình. Trong hầu hết các trường hợp, khách hàng đóng góp một món nhỏ và quỹ tập thể được sử dụng để trả cho món vay của một khách hàng trong trường hợp khách hàng chết, mất khả năng hoặc các tài sản sản xuất của họ bị phá hủy hoặc bị đánh cắp.

Bảo hiểm là một sản phẩm mà tổ chức TCVM có cơ hội sẽ cung cấp rộng rãi hơn trong tương lai, vì khách hàng nơng thơn có nhu cầu ngày càng tăng về bảo hiểm y tế và tiền vay trong trường hợp chết hoặc mất mát tài sản. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh bảo hiểm có cấu trúc rủi ro phức tạp hơn địi hỏi các kỹ năng quản lý khác với kỹ năng hoạt động khác trong tổ chức TCVM. Do đó, tổ chức TCVM có những bước đi cẩn thận để tiến hành hoạt động bảo hiểm vi mơ và kiểm sốt được hoạt động bảo hiểm vi mô trong phạm vi chuyên môn của tổ chức TCVM.

1.2.3.6. Quản lý hoạt động phi tài chính

tiền thơng qua việc sử dụng vốn [13, tr. 252].

Khác với các tổ chức tín dụng khác chỉ tập trung cung cấp dịch vụ tài chính, tổ chức TCVM rất coi trọng cung cấp dịch vụ phi tài chính. Dịch vụ phi tài chính của tổ chức TCVM cung cấp là các dịch vụ như đào tạo, tập huấn và các hỗ trợ khách hàng khác trong sản xuất, kinh doanh và đời sống như cung cấp kiến thức, kỹ năng để có thể phát triển nghề nghiệp hoặc tạo thêm nghề nghiệp mới, tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu và phương thức tiêu thụ sản phẩm nhằm thu được lợi nhuận cao nhất… Đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động quỹ trợ vốn công nhân, việc chức, lao động thèo thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Trang 33 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)