Hoàn thiện bộ máy tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động quỹ trợ vốn công nhân, việc chức, lao động thèo thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Trang 120 - 125)

viên chức, người lao động

a. Hoàn thiện bộ máy tổ chức

Thứ nhất, để nâng cao công tác quản lý và điều hành hoạt động của Quỹ trợ vốn, phát huy được vai trò, chức năng của từng bộ phận, đảm bảo đúng với yêu cầu tại Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg ban hành ngày 12/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt động của chương

trình, dự án tài chính vi mơ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, hướng tời kế hoạch chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mơ chính thức, Quỹ trợ vốn tham mưu, đề xuất với Liên đoàn Lao động thành phố xây dựng bộ phận kiểm soát, bộ phận quản lý rủi ro gồm những thành viên chuyên trách. Thành viên của Hội đồng quản lý, bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận kiểm sốt có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện được quy định tại Điều 20 Thông tư số 03/2018/TT-NHNN ban hành ngày 23/02/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam quy định về cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mơ. Nếu cán bộ được làm việc theo chế độ chuyên trách, có trình độ chun mơn và kinh nghiệm TCVM thì sẽ tạo ra một hệ thống làm việc chuyên nghiệp, giúp cho tổ chức hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn.

Thứ hai, Quỹ trợ vốn xây dựng cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, vận hành tổ chức hiệu quả nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh; tăng cường áp dụng các chuẩn mực tiêu chuẩn của TCTD (quản trị rủi ro, quản lý tài sản nợ – có, đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động…); hợp tác trong hoạt động với các tổ chức tài chính vi mơ khác, các TCTD khác có cung cấp dịch vụ TCVM như NHCSXH, Quỹ TDND, NHNN&PTNT dưới hình thức quan hệ đối tác hoặc quan hệ đại lý để tăng quy mô, tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, đồng thời qua đó gia tăng uy tín trong hệ thống các TCTD; tận dụng sức mạnh của chính quyền địa phương, đồn thể chính trị - xã hội để tối ưu hóa hoạt động. Điều này giúp tăng uy tín của tổ chức đối với các nhà quản lý, cũng như uy tín chung đối với khách hàng – là cơ hội để phát triển thị trường trong tương lai.

Thứ ba, xây dựng Đề án thành lập văn phòng giao dịch đặt tại các Khu công nghiệp theo giai đoạn: Từ năm 2022-2023, thành lập 01 văn phịng giao dịch tại Khu cơng nghiệp Thăng Long tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Từ năm

2024-2025, thành lập 01 văn phòng giao dịch tại khu Công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai. Số lượng viên chức, nhân viên tại mỗi phòng giao dịch từ 01 đến 02 người. Số lượng nhân sự tăng tương ứng với quy mô nguồn vốn để đáp ứng tốt việc sử dụng nguồn vốn hiện có và vốn được cấp bổ sung đúng quy định, hiệu quả. Quỹ trợ vốn sẽ đẩy mạnh cơng tác phối hợp với Cơng đồn các Khu Công nghiệp và Chế xuất để tuyên truyền, triển khai hoạt động vay vốn tại các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội với mục đích có thêm nhiều đồn viên là cơng nhân lao động nghèo, thu nhập thấp được tiếp cận với nguồn vốn vay của tổ chức cơng đồn, hỗ trợ đồn viên, công nhân lao động trong các khu cơng nghiệp có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi góp phần ngăn chặn, hạn chế tình trạng vay tín dụng đen đang gây ra rất nhiều hệ lụy xấu đối với bản thân và gia đình.

Thứ tư, Quỹ trợ vốn có định hướng chuyển đổi cần phải xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động rõ ràng; xác định được mơ hình hoạt động. Với mơ hình chương trình, dự án tài chình vi mơ hoạt động khơng vì lợi nhuận, chăm lo cho đồn viên, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp góp phần thực hiện tốt chức năng chăm lo cho đồn viên của tổ chức cơng đồn thì việc lựa chọn chủ sở hữu khi chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mơ chính thức được thành lập dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, trong q trình chuyển đổi chính thức, khơng được phát triển lệch hướng sứ mệnh của Quỹ trợ vốn. Tranh thủ cơ hội về nguồn tài trợ để đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên, từng bước nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, lựa chọn và áp dụng cơng nghệ thơng tin vào q trình vận hành, quản lý.

b. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động

Con người luôn là yếu tố trung tâm trong bất kỳ quan hệ kinh tế nào. Trong lĩnh vực TCVM, yếu tố con người luôn được đặt làm trọng tâm hàng

đầu, bởi ngồi u cầu về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, người làm trong lĩnh vực TCVM cịn phải có chữ “tâm” trong sáng, nhiệt tình, tận tụy, đặt lợi ích của người lao động nghèo lên trên hết. Là một đơn vị thuộc tổ chức Cơng đồn nên các cán bộ, VC, NLĐ tại Quỹ trợ vốn ln có sự nhiệt huyết, tận tâm, chân thành của người cán bộ Cơng đồn, ln mong muốn được hỗ trợ, giúp đỡ những đoàn viên, CVNCLĐ nghèo tự tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập vượt khó vươn lên, cải thiện cuộc sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên, hầu hết cán bộ, VC, NLĐ không được đào tạo bài bản, chuyên sâu về lĩnh lực tài chính ngân hàng nói chung và lĩnh vực TCVM nói riêng nên trình độ nghiệp vụ và tính chun mơn hóa khơng cao. Vì vậy, Quỹ trợ vốn cần xây dựng một kế hoạch tổng thể để nâng cao năng lực cho toàn bộ đội ngũ cán bộ.

Một là, đào tạo cán bộ cấp quản lý

Cần tập trung nâng cao năng lực nghiệp vụ và quản lý điều hành như phân tích, đánh giá thị trường, phát triển sản phẩm, quản lý rủi ro, kỹ năng quản lý, tạo động lực cho VC, NLĐ... Ngoài ra, để phục vụ cho việc chuyển đổi mơ hình hoạt động, cán bộ quản lý cần phải xây dựng kế hoạch với lộ trình chuyển đổi và quá trình triển khải cụ thể, nắm bắt và phát huy cơ hội, đồng thời lường trước những khó khăn có thể gặp phải trong tương lai.

Hai là, đào tạo cán bộ nghiệp vụ

Đây là một trong những giải pháp chủ chốt và lâu dài để phát triển hoạt động bền vững của Quỹ trợ vốn. Để khắc phục những hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực hiện có, Quỹ trợ vốn cần tập trung nâng cao nghiệp vụ tín dụng như kỹ năng thẩm định, đánh giá rủi ro, kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng... Hàng năm, xây dựng kế hoạch đào tạo, cử VC, NLĐ tham gia các khóa học nâng cao, chuyên sâu về nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng cần thiết và hỗ trợ chi phí đào tạo để khuyến khích VC, NLĐ tham gia các khóa học do Nhóm cơng tác tài chính vi mơ Việt Nam tổ chức

hoặc của các cơ sở đào đạo khác. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực chủ yếu thông qua phát triển cơ sở hạ tầng cho đào tạo nghiệp vụ và quản lý đóng vai trị hết sức quan trọng.

c. Đào tạo cộng tác viên tại CĐCTTTCS và CĐCS

Bên cạnh việc đào tạo cán bộ, VC, NLĐ trong nội bộ đơn vị, Quỹ trợ vốn với đặc trưng hoạt động thông qua tổ chức Cơng đồn các cấp nên cần phải bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ cộng tác viên tại CĐCTTTCS, CĐCS. Họ cũng có vai trị rất quan trọng trong hoạt động tín dụng, trong cơng tác triển khai, giới thiệu sản phẩm của Quỹ trợ vốn và kết nối tới đồn viên, CNVCLĐ có nhu cầu vay vốn.Vì vậy, các buổi tập huấn về sản phẩm, quy định vay vốn... là rất cần thiết và cần phải tổ chức hàng năm.

d. Xây dựng chế độ đãi ngộ cho cán bộ, VC, NLĐ

Để xây dựng đơn vị hoạt động theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả và thực hiện Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng lập, trong đó quy định kể từ thời điểm chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết số 27- NQ/TW có hiệu lực thi hành, đối với đơn vị sự nghiệp như Quỹ trợ vốn được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hạng II). Quỹ trợ vốn cần tiến hành nghiên cứu, xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương cho cán bộ, VC, NLĐ theo từng cấp bậc, chức vụ, từng vị trí việc làm, khối lượng, chất lượng cơng việc của từng vị trí đảm bảo tiền tiền lương, tiền thưởng gắn với hiệu quả công việc, kết quả hoạt động, đảm bảo tương quan hợp lý giữa thu nhập của cán bộ quản lý với thu nhập của VC, NLĐ nhằm tạo ra môi trường làm việc và chế độ cơng bằng, khích lệ tinh thần làm việc của cán bộ, VC, NLĐ đồng thời có chính sách thu hút, khuyến khích nguồn nhân lực có chất lượng phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động quỹ trợ vốn công nhân, việc chức, lao động thèo thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)