2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của Quỹ trợ vốn công nhân, viên
2.4.3. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong
trong công tác quản lý hoạt động Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức, lao động nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình
2.4.3.1. Những hạn chế cịn tồn tại
a. Nguồn vốn hoạt động còn rất hạn chế
Hàng năm, Quỹ trợ vốn đều tiến hành khảo sát nắm bắt nhu cầu vay vốn của đoàn viên, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp thuộc LĐLĐ thành phố Hà Nội. Kết quả khảo sát cho thấy, nhu cầu vay vốn đoàn viên, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp trên địa bàn Thủ đô là rất cao. Theo báo cáo số liệu tổng hợp nhu cầu vay vốn năm 2021 của Quỹ trợ vốn, nhu cầu vay có 5.643 người vay với số tiền là gần 193 tỷ đồng, lớn gấp 3 lần khả năng cho vay của Quỹ trợ vốn. Với số vốn hiện nay 64,891 tỷ đồng, Quỹ trợ vốn chỉ đáp ứng được khoảng hơn 30% nhu cầu vay vốn của đoàn viên, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp.
Nguồn vốn hoạt động của quỹ chủ yếu là từ ngân sách Cơng đồn cấp, nguồn huy động không đáng kể từ tiền TKBB của người vay, quy mô tiền gửi
tiết kiệm còn khiêm tốn, chiếm 13,13% tổng nguồn vốn hoạt động. Quỹ trợ vốn chưa tiếp cận được với các hình thức huy động khác. Quỹ trợ vốn chủ yếu cung cấp sản phẩm cho vay và huy động tiết gửi tiết kiệm bắt buộc. Việc cung cấp sản phẩm như hiện tại có thể khơng đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng dẫn tới việc khách hàng sẽ ko gắn bó với Quỹ trợ vốn dẫn tới phải phụ thuộc rất nhiều vào vốn cấp từ chủ sở hữu. Do vậy, Quỹ trợ vốn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của đồn viên, CNVCLĐ có nhu cầu vay vốn. Thực tế này đặt ra những yêu cầu mới cho các Chương trình, dự án tài chính vi mơ của tổ chức cơng đồn, đó là làm sao để tăng được quy mơ vốn đáp ứng cho nhu cầu đang tăng lên rất nhanh của của đoàn viên, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
b. Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng
So với các tổ chức TCVM chính thức tại Việt Nam, sản phẩm hoạt động của Quỹ trợ vốn còn đơn giản, chưa đa dạng. Quỹ trợ vốn mới chỉ tập trung vào 04 sản phẩm cho vay nên chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn rất đa dạng của đoàn viên, CNVCLĐ. Phương thức hoàn trả mới tập trung vào trả định kỳ hoặc mà chưa có các phương thức hoàn trả được thiết kế riêng dựa trên dịng tiền của đồn viên, CNVCLĐ hoặc của dự án kinh doanh, sản xuất. Đối với khách hàng tham gia lâu năm, Quỹ trợ vốn cũng chưa có chính sách ưu tiên hơn do họ đã tham gia, gắn bó lâu với hoạt động của đơn vị. Thêm vào đó, do nguồn vốn có hạn nên Quỹ trợ vốn chưa thể xây dựng mức vay đạt tới mức tối đa CTDA TCVM được phép cho vay là 50 triệu đồng/món vay.
Sản phẩm tiết kiệm mới chỉ dừng lại TKBB chưa thực hiện TKTN. Bên cạnh đó, Quỹ trợ vốn cũng chưa xây dựng được sản phẩm phi tài chính hữu ích, cần thiết đối với người vay vốn như hoạt động tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn người vay phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh... Vì vậy, Quỹ trợ vốn cần nghiên cứu bổ sung, mở rộng tính năng của sản phẩm vay vốn
linh hoạt hơn, triển khai thêm sản phẩm mới phù hợp nhu cầu của người vay. c. Bộ máy tổ chức chưa hồn thiện và chất lượng nhân lực cịn thấp Bộ máy tổ chức hoạt động của Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đinh cơ bản đã đầy đủ các bộ phận được quy định tại Mục a, Khoản 1, Điều 10 Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mơ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ. Nhìn chung, bộ máy tổ chức hoạt động vẫn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay, với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với quy mô của đơn vị. Tuy nhiên, do trưởng bộ phận Kiểm soát và các thành viên thuộc bộ phận kiểm soát, bộ phận quản lý rủi ro vẫn hoạt động kiêm nhiệm, chưa phải cán bộ chuyên trách nên công tác kiểm tra, kiểm sốt cịn hạn chế, chưa phát huy được hết vai trò, trách nhiệm của bộ phận Kiểm soát, chưa dành hết thời gian vào hoạt động của Quỹ trợ vốn nên công tác tham mưu, đề xuất về xây dựng quy chế, quy định quản lý hoạt động, giám sát, kiểm tra hoạt động của Quỹ trợ vốn chưa tiến hành thường xuyên, sâu sát.
Hầu hết các tổ chức TCVM ở Việt Nam đều phát triển từ các chương trình, dự án kết hợp với một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Do vậy, tính chun nghiệp, trình độ nghiệp vụ về tài chính nói chung và TCVM thường khơng cao. Quỹ trợ vốn cũng nằm trong trường hợp như vậy. Nhân sự của Quỹ trợ vốn đều có trình độ Đại học trở lên tại các chun ngành Kế tốn – Tài chính, Quản trị kinh doanh, Ngân hàng. Viên chức, người lao động đều nhiệt tình, tận tâm với cơng việc, với các đoàn viên, CNVCLĐ vay vốn. Nhưng các kiến thức chuyên sâu về TCVM, quản lý khách hàng, quản trị rủi ro còn yếu. Nhà quản lý còn hạn chế về khả năng quản lý chiến lược, kỹ năng phát triển kinh doanh mà hoạt động dựa chủ yếu trên các kinh nghiệm từ các vị trí đã trải qua và từ thực tế hoạt động của Quỹ trợ vốn.
tiêu khơng vì lợi nhuận và với sứ mệnh giảm nghèo bền vững cho đoàn viên, CNVCLĐ nên lương của viên chức, người lao động trong Quỹ thực hiện theo thang bảng lương quy định đối với CCVC của Nhà nước. Do vậy, thu nhập của viên chức, người lao động thấp hơn nhiều so với lương của người lao động làm việc trong TCTD khác như NHTM, TCTD phi ngân hàng. Điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến động lực làm việc cũng như tiếp tục học tập nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc. Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển của đơn vị.
d. Hệ thống quản lý chưa chuyên nghiệp
Cho đến thời điểm hiện tại, Quỹ trợ vốn mới chỉ áp dụng phần mềm quản lý tài chính tài sản Cơng đồn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Cơng tác quản lý hoạt động tín dụng do đơn vị tự xây dựng với cơng cụ cịn đơn giản, không tổng hợp một cách có hệ thống thông tin quản lý tài chính vi mơ, bộ phận này không kế thừa và tiếp tục sử dụng dữ liệu của phận trước. Việc chưa có phần mềm chuyên nghiệp để quản lý làm ảnh hưởng đến sự chuyên nghiệp trong hoạt động, không tạo được thư viện thông tin đồng bộ, không thực hiện tốt việc quản lý thơng tin của người vay, thơng tin tín dụng, dẫn đến tốn kém về chi phí, thời gian, nhân lực trong việc lưu trữ, tìm kiếm, quản lý dữ liệu, khó khăn trong việc cung cấp thơng tin để đánh giá, phân tích phục vụ việc ra quyết định của nhà quản lý.
2.4.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại
a. Nguyên nhân chủ quan
(i). Nguyên nhân của hạn chế hoạt động huy động vốn
Thứ nhất, do đặc trưng mơ hình và tính chất sở hữu của TCTCVM: Huy động vốn của các tổ chức TCVM nói chung và Quỹ trợ vốn nói riêng thường gặp khó khăn do quy mơ hoạt động nhỏ, phạm vi hẹp. So với tổ chức TCVM chính thức, các chương trình, dự án TCVM sẽ càng khó khăn hơn trong việc
có thể tăng thêm nguồn vốn từ nguồn vốn vay hoặc từ nguồn tiền gửi do năng lực hoạt động và uy tín trên thị trường so với các loại hình TCTD khác. Khách hàng gửi tiền chủ yếu là đoàn viên, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp tại các địa bàn nông thơn, vùng sâu, vùng xa nên khả năng tích tụ tài sản thấp, các khoản tiền tích góp thường là các món nhỏ, lẻ. Do vậy, chi phí trên một đồng vốn huy động cao.
Thứ hai, chiến lược riêng cho huy động vốn của Quỹ trợ vốn hiện còn yếu. Hầu như chưa có được chiến lược riêng cho huy động vốn, với các chính sách và bước đi cụ thể. Việc nghiên cứu thị trường một cách cẩn trọng để hiểu rõ nhu cầu và độ lớn của cầu khách hàng hầu như chưa được thực hiện. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh là các ngân hàng rất chuyên nghiệp trong vấn đề này.
Thứ ba, các chính sách truyền thơng về vấn đề huy động vốn của Quỹ trợ vốn còn khá hạn chế, mới dừng lại ở mức độ phối hợp, lồng ghép hoạt động cùng với các cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở, các Ban chuyên đề thuộc LĐLĐ Thành phố trong quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ.
(ii). Nguyên nhân hạn chế của sản phẩm hoạt động
Thứ nhất, do Quỹ trợ vốn chưa có nhân lực được đào tạo chuyên sâu về tài chính vi mơ, chưa đủ kiến thức để thiết kế và cải tiến các sản phẩm vốn vay mới, cũng như hồn thiện quy trình tín dụng, hệ thống quản lý rủi ro tín dụng,...
Thứ hai, việc chưa xây dựng được sản phẩm dịch vụ phi tài chính là vì tổ chức chưa đủ nguồn lực tài chính, nguồn lực nhân sự để triển khai các chương trình này. Quỹ trợ vốn chưa được phép và cũng chưa có đủ kinh phí để tuyển dụng các nhân viên hoạt động xã hội để cung cấp dịch vụ phi tài chính như ở một số tổ chức TCVM chính thức.
(iii). Nguyên nhân hệ thống quản lý chưa chuyên nghiệp
Nguyên nhân chính do hạn chế về nguồn lực tài chính, Quỹ trợ vốn chưa xây dựng được hệ thống thông tin quản lý tín dụng trên phần mềm, mà vẫn
thực hiện quản lý thủ cơng. Do dó, để đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, phấn đấu chuyển đổi thành tổ chức TCVM chính thức thì điều kiện quan trọng là Quỹ trợ vốn phải ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý.
b. Nguyên nhân khách quan
(i). Nguyên nhân của hạn chế hoạt động huy động vốn
Thứ nhất, thiên tai, bão lụt, ô nhiễm môi trường... điển hình như trong thời gian dịch bệnh Covid 19 bùng phát đã tác động rất xấu tới thu nhập và đời sống đoàn viên, CNVCLĐ, đặc biệt tại các vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn. Đây lại chính là các khu vực hoạt động chính của Quỹ trợ vốn. Do vậy, tăng huy động tiết kiệm bằng tiền mặt với dân cư ở các vùng này là một thách thức rất lớn.
Thứ hai, khung pháp lý về hoạt động tài chính vi mơ cịn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt đối với hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức.
Do vậy việc huy động vốn từ nguồn bên ngồi hệ thống Cơng đồn là thực sự khó khăn đối với Quỹ trợ vốn. Vì vậy, tìm ra giải pháp để huy động thêm vốn hoạt động là nhiệm vụ cần hướng tới trong giai đoạn tiếp theo.
(ii). Ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mơ tác động của cơ chế, chính sách Vì quy mơ hoạt động khơng lớn và các hoạt động chưa đa đạng như các tổ chức TCVM chính thức nên các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô không tác động trực tiếp và ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của Quỹ trợ vốn. Chính sách lãi suất không tác động nhiều đến lãi suất áp dụng tại Quỹ trợ vốn do lãi suất hiện hành luôn thấp hơn rất nhiều so với lãi suất của các tổ chức TCVM hoặc các hình thức cho vay tín chấp của các tổ chức khác. Sự tác động rõ nét hơn đến kết quả hoạt động của Quỹ trợ vốn là lạm phát, tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người... Trong tình hình diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, việc làm, thu nhập của CNVCLĐ nói riêng và cả nền kinh tế - xã hội nói chung. Khi người
lao động mất việc làm, thu nhập giảm sút dẫn tới khả năng trả nợ kém, chậm nợ, nợ khó địi, nợ xấu tăng. Vì vậy, ảnh hưởng đến thu nhập, chi phí và hiệu quả hoạt động của Qũy trợ vốn.
Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg ban hành ngày 12/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo căn cứ pháp lý, nhiều thuận lợi cho hoạt động của Quỹ trợ vốn. Quyết định này ra đời quy định về việc thành lập, đăng ký chương trình dự án TCVM, nội dung hoạt động và quy định chuyển đổi thành tổ chức TCVM chính thức. Tuy nhiên, cịn có những bất cập trong các nội dung quy định và điều kiện để chuyển đổi. Để chuyển đổi thành tổ chức TCVM cần xem xét và xác định khả năng chuyển đổi của Quỹ trợ vốn, sau đó mới có thể xây dựng kế hoạch chuyển đổi bao gồm các bước như: xác định mơ hình chuyển đổi, xác định tư cách pháp lý của chủ sở hữu, lựa chọn đối tác góp vốn, chuẩn bị nguồn lực tài chính và nhân sự... đảm bảo việc chuyển đổi không làm mất đi bản chất, sứ mệnh hoạt động của Quỹ trợ vốn, đồng thời hoạt động phải trở nên chuyên nghiệp và bền vững hơn.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, tác giả đã giới thiệu chung về quá trình hình thành, phát triển, mạng lưới hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình. Đồng thời, tiến hành phân tích thực trạng quản lý hoạt động của đơn vị giai đoạn từ năm 2019-2021. Từ những kết quả phân tích cụ thể về thực trạng quản lý hoạt động, nghiên cứu đã chỉ ra những kết quả đạt được trong các hoạt động và những hạn chế, tồn tại cần khắc phục trong quản lý hoạt động của Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đơ phát triển kinh tế gia đình. Trong phạm vi hoạt động và nguồn lực còn hạn chế, với sự cố gắng, nỗ lực của tập thể đơn vị, Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã đạt được một số kết quả khả quan về mức độ tiếp cận, mức độ bền vững, đảm bảo và vượt các quy định tiêu chuẩn về đánh giá hiệu quả hoạt động đối với tổ chức tài chính vi mơ tại Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đạt được, Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đơ phát triển kinh tế gia đình cịn có khơng ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục về nguồn vốn, hoạt động huy động vốn, sản phẩm cho vay chưa đa dạng, hạn chế về năng lực của cán bộ, viên chức, người lao động, hệ thống quản lý chưa chuyên nghiệp…Tác giả đã phân tích các nguyên nhân của hạn chế, tồn tại, làm cơ sở đề ra phướng hướng và các giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động của đơn vị trong giai đoạn tiếp theo trong Chương 3.
CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUỸ TRỢ VỐN CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG NGHÈO THỦ ĐÔ PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Định hướng đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động của Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức, lao động nghèo Thủ đô phát