Đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức, lao

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động quỹ trợ vốn công nhân, việc chức, lao động thèo thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Trang 96 - 102)

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động của Quỹ trợ vốn công nhân, viên

2.4.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức, lao

2.4.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức, lao động nghèo Thủ đơ phát triển kinh tế gia đình chức, lao động nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình

2.4.1.1. Chất lượng danh mục đầu tư

Một trong những ưu điểm nổi bật trong hoạt động tín dụng của tổ chức TCVM là tỷ lệ nợ xấu ở mức rất thấp. Rủi ro trong hoạt động tín dụng ở mức thấp là do đặc thù trong hoạt động cho vay của tổ chức TCVM nói chung như quy mô cho vay nhỏ, phương thức trả dần gốc, lãi vay định kỳ đã giảm bớt gánh nặng trả nợ cho khách hàng. Đối với mơ hình hoạt động của tổ chức TCVM trong hệ thống Cơng đồn nói chung và Quỹ trợ vốn nói riêng thì tỷ lệ PAR30 đo lường các khoản vay quá hạn trong vòng 30 ngày lạicàng thấp. Tỷ

lệ PAR30 tại tổ chức TCVM CEP năm 2020 là 0.68% (Báo cáo hoạt động tổ chức TCVM CEP năm 2020). Tại Quỹ trợ vốn, chỉ số PAR30 thấp hơn rất nhiều do các trường nợ q hạn trong vịng 30 ngày rất ít xảy ra, tỷ lệ PAR ln duy trì ở mức nhỏ hơn 0,1%. Con số này thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn của NHNN đưa ra <3%.

Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ PAR30

Trong thực tế, từ khi thành lập đến nay Quỹ trợ vốn chưa phải sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, toàn bộ các khoản nợ của người vay được thu hồi triệt để. Có 3 nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ PAR30 của Quỹ trợ vốn luôn rất thấp. Thứ nhất, do đối tượng tham gia vay vốn là đoàn viên, CNVCLĐ, tuy thu nhập thấp nhưng luôn ổn định hàng tháng nên người vay có nguồn để trả nợ. Thứ hai, phương thức trả tiền gốc, lãi, TKBB được chia đều theo từng tháng và không vượt quá khả năng chi trả của người vay đồng thời giảm được áp lực trả nợ cuối kỳ. Thứ ba, mơ hình hoạt động của Quỹ trợ vốn có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp cơng đồn. Cơng tác thẩm định hồ sơ giải ngân qua 3 cấp: từ CĐCS đến CĐCTTTCS và cuối cùng là Quỹ trợ vốn. Với quy trình thẩm định hồ sơ 3 cấp đã phát huy được hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro, hạn chế nợ quá hạn, nợ

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

PAR30(%) - 0,07 - % % % % % % 1 % 1 % 1 % 1 % 1 % 1

xấu xảy ra. Vì vậy, Quỹ trợ vốn đã bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao.

2.4.1.2. Hiệu quả và năng suất

Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ chi phí hoạt động (OER)

Tỷ lệ OER đo lường hiệu quả tổng thể của tổ chức TCVM. So với tỷ lệ tiêu chuẩn cần đạt được trong khoảng từ 13-21% thì tỷ lệ OER của Quỹ trợ vốn đạt mức thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ tiêu chuẩn thấp nhất. Điều đó chứng tỏ, hoạt động tín dụng của Quỹ trợ vốn rất hiệu quả. Điều này có thể giải thích do đặc trưng hoạt động của Quỹ trợ vốn với mơ hình là đơn vị sự nghiệp, mọi chi phí hoạt động được định mức và hạch toán, phân phối chênh lệch thu – chi theo quy định đối với đơn vị sự nghiệp có thu. Thêm vào đó, sự hỗ trợ, phối hợp hoạt động chặt chẽ của mạng lưới cộng tác viên của CĐCTTTCS, chủ tịch CĐCS là yếu tố quan trọng giúp Quỹ trợ vốn tiết kiệm được chi phí hoạt động. Cộng tác viên tại CĐCTTTCS, chủ tịch CĐCS nắm được chính xác nhu cầu và tình hình tài chính, mức thu nhập, khả năng chi trả cũng như uy tín của đồn viên, CNVCLĐ. Chính lợi thế này đã giúp cho Quỹ trợ vốn có thể cung cấp các sản phẩm tín dụng nhanh chóng đồng thời tiết kiệm được các chi phí liên quan đến cơng tác khảo sát, thẩm định trước vay.

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Tỷ lệ OER 3,93 5,08 4,18 % ,00 % 1,00 % 2,00 % 3,00 % 4,00 % 5,00 % 6,00

Biểu đồ 2.8. Năng suất của viên chức, nhân viên tín dụng

Tỷ lệ năng suất nhân viên tín dụng năm 2020 và 2021 tăng cao hơn so với năm 2019 do nguồn vốn thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mơ tăng mà số lượng cán bộ tín dụng khơng đổi nên số đoàn viên, CNVCLĐ được vay vốn tăng cao.

Năm 2021, tỷ lệ năng suất nhân viên tín dụng thấp hơn so với năm 2020 do hầu hết người vay vốn tham gia sản phẩm vay mức 30 triệu. Do vậy, mặc dù quy mô nguồn vốn tăng nhưng số lượng người được tiếp cận nguồn vốn vay sẽ giảm.

Trong các tổ chức tài chính vi mơ và các chương trình, dự án tài chính vi mơ, tỷ lệ năng suất nhân viên tín dụng của Quỹ trợ vốn luôn đạt mức cao. Năm 2020, tỷ lệ này của tổ chức CEP là 556 (Báo cáo hoạt động năm 2020 của tổ chức TCVM CEP).

Nhìn chung, tỷ lệ năng suất nhân viên tín dụng tại Quỹ trợ vốn khá cao và hoạt động hiệu quả. Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, tận dụng được mạng lưới của tổ chức Cơng đồn trên địa bàn thành phố Hà Nội,hoạt động của đơn vị hiệu quả, tiết kiệm được chi phí và đạt năng suất lao động cao.

718 881 805 500 550 600 650 700 750 800 850 900 950 1.000

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

N gười v ay / n h ân v iê n t ín d ụ n g

2.4.1.3. Khả năng sinh lời

Một điểm đặc biệt là các tổ chức TCVM của Việt Nam có hệ số ROA, ROE rất cao. Một trong những lý do căn bản là hoạt động của tổ chức TCVM đều có quy mơ tương đối nhỏ so với các NHTM, cùng với mơ hình tổ chức gọn nhẹ nên tiết kiệm được nhiều chi phí, nhất là chi phí lương trả cho người lao động. Nhìn chung các Quỹ trợ vốn trong hệ thống tổ chức Cơng đồn thường có mơ hình gọn nhẹ, số lượng VC, NLĐ làm việc chính thức rất nhỏ. Tuy nhiên, tận dụng được mạng lưới cơng đồn các cấp nên có nhiều cán bộ kiêm nhiệm, là công tác viên đã được nhận lương tại các nơi cơng tác chính thức nên chi phí thực tế được tiết kiệm và giảm rất nhiều.

Biểu đồ 2.9. Khả năng sinh lời (ROA, ROE)

Tỷ lệ ROA và ROE tăng qua các năm. Năm 2020 và 2021 tài sản bình quân và vốn chủ sở hữu bình qn khơng có nhiều thay đổi nên hệ số ROA tăng 0,32%, ROE tăng 0,4%. Năm 2020, 2 chỉ số ROA và ROE tăng cao hơn năm trước, lần lượt là 0.19% và 0,13%. Thơng qua ROA có thể thấy được hiệu quả trong việc sử dụng tất cả tài sản của tổ chức TCVM, còn ROE cho thấy hiệu quả sử dụng vốn. Đối chiếu với tiêu chuẩn ROA>2%, tỷ lệ ROA của Quỹ trợ vốn đảm bảo lớn hơn

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

ROA 2,81 3,00 3,00 ROE 3,80 3,93 3,93 % % 1 % 1 % 2 % 2 % 3 % 3 % 4 % 4 % 5

mức tiêu chuẩn. Điều đó chứng minh rằng, hoạt động của Quỹ trợ vốn là ổn định và có hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ ROE của Quỹ trợ vốn thấp hơn mức tiêu chuẩn là 15%. Chỉ số này thấp hơn mức chuẩn rất nhiều do Quỹ trợ vốn là đơn vị sự nghiệp hoạt động theo CTDA TCVM với mục tiêu khơng vì lợi nhuận, đồng thời thực hiện nhiệm vụ chính trị do tổ chức Cơng đồn giao nên lãi suất cho vay luôn thấp hơn rất nhiều so với các tổ chức TCVM chính thức: 0,65%/tháng hay các tổ chức tín dụng khác. Cụ thể lãi suất áp dụng trong tháng 12/2021 của một số các tổ chức TCVM và các tổ chức tín dụng áp dụng với các khoản vay tín chấp như sau: NH Chính sách xã hội: 0,55% - 0,75%/tháng, NH Hợp tác xã: 0,83%/tháng, NH NN&PTNT Việt Nam: 0,75/tháng, tổ chức TCVM CEP: 0,68-0,72%/tháng (tính trên dư nợ ban đầu), tổ chức tài chính vi mơ TYM: 0,76%/tháng (tính trên dư nợ ban đầu). Điều đó lý giải vì sao chỉ số ROE thấp hơn mức tiêu chuẩn nhưng lại cho thấy hoạt động của Quỹ trợ vốn ln đảm bảo ngun tắc khơng vì lợi nhuận. Đối với Quỹ trợ vốn, chỉ số này biểu hiện cho sức mạnh của vốn chủ sở hữu.

2.4.1.4. Mức độ bền vững

Biểu đồ 2.10. Mức độ tự vững (OSS)

Theo thông lệ quốc tế, chỉ số mức độ bền vững >120% được đánh giá là bền vững hoạt động. Chỉ số này tại Quỹ trợ vốn lớn hơn khá nhiều so với tiêu chuẩn.

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

OSS 164,82 153,60 168,96 % % 20 % 40 % 60 % 80 % 100 % 120 % 140 % 160 % 180

Sự biến động qua các năm do sự tăng giảm của các khoản chi phí phát sinh trong kỳ làm chỉ số mức độ bền vững biến động theo các năm. Tuy nhiên, xét về mặt xu hướng, Quỹ trợ vốn có mức độ bền vững cao và ổn định trong dài hạn.

2.4.2. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý hoạt động Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức, lao động nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động quỹ trợ vốn công nhân, việc chức, lao động thèo thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)