Tăng cường quy mô nguồn vốn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động quỹ trợ vốn công nhân, việc chức, lao động thèo thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Trang 115 - 116)

Tổ chức TCVM chính thức có nhiều biện pháp để tăng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động như cấp bổ sung vốn, cổ phần hóa, các cổ đơng góp thêm vốn, phát hành trái phiếu... Tuy nhiên, đối với chương trình dự án, tài chính vi mô như Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình sẽ khó khăn hơn. Để tăng cường nguồn vốn, Quỹ trợ vốn thực hiện theo hướng sau:

Một là, xây dựng tiếp tục xây dựng đề án cấp bổ sung vốn thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mơ từ nguồn ngân sách cơng đồn trình LĐLĐ Thành phố và Tổng LĐLĐ Việt Nam phê duyệt. Dự kiến tổng số vốn xin cấp bổ sung thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mơ là 100 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn cấp bổ sung được chia thành 02 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 từ năm 2022-2023: 40 tỷ - Giai đoạn 2 từ năm 2024-2025: 60 tỷ

Theo kết quả khảo sát, hiện Quỹ trợ vốn mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu vay vốn của đoàn viên, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc cấp bổ sung vốn sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của đồn viên cơng đồn. Với quy mơ nguồn vốn như vậy, Quỹ trợ vốn vẫn có thể đảm bảo quản lý tốt nguồn vốn được giao, bảo toàn và phát triển nguồn vốn.

Hai là, vì Quỹ trợ vốn khơng thể tiếp cận với các nguồn tín dụng trong nước do khơng có khả năng vay vốn với lãi suất thương mại và chưa đủ năng lực để tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi nên cần đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm sự hỗ trợ vốn từ ngân sách Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho mơ hình Quỹ trợ vốn cho CNVCLĐ nghèo vay vốn tự tạo việc làm mở rộng và phát triển.

Ba là, đẩy mạnh việc tiếp cận các nguồn huy động vốn rẻ trên thị trường và từ các nhà tài trợ thơng qua Liên đồn Lao động thành phố Hà Nội, Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, có chính sách vận động đầu tư cho phát triển xã hội để tiếp cận, tìm kiếm nguồn vốn từ các tổ chức, chương trình tài trợ khác.

Bốn là, tiếp tục duy trì sản phẩm tiết kiệm bắt buộc vừa để tăng trách nhiệm của người vay đối với khoản nợ, vừa tạo thêm nguồn vốn hoạt động cho Quỹ trợ vốn và duy trì nguồn tài chính thực hiện sản phẩm trợ hỗ trợ đoàn viên, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồng thời, Quỹ trợ vốn nghiêm túc khảo sát, nghiên cứu xây dựng sản phẩm tiết kiệm tự nguyện nhằm tăng tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn hoạt động, tăng quy mô vốn đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn. Khi xây dựng sản phẩm tiết kiệm cần tính tốn lãi suất tiết kiệm hợp lý, một mặt đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiết kiệm, một mặt phải đảm bảo được hiệu quả hoạt động của Quỹ trợ vốn. Dự kiến, năm 2025, trước khi chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mơ chính thức sẽ triển khai sản phẩm tiết kiệm tự nguyện để tăng quy mơ nguồn vốn và tích lũy tài chính phục vụ q trình chuyển đổi.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động quỹ trợ vốn công nhân, việc chức, lao động thèo thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)