Xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động quỹ trợ vốn công nhân, việc chức, lao động thèo thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Trang 126 - 129)

3.4. Một số đề xuất, kiến nghị

3.4.1. xuất với Chính phủ, các Bộ, ngành, chính quyền địa phương

Chính phủ cần có những định hướng phát triển lâu dài cho ngành TCVM nói chung và cho các chương trình, dự án TCVM nói riêng để khuyến khích phát triển và hoạt động đúng định hướng, tham gia tích cực, có hiệu quả vào cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo bền vững của Chính phủ.

3.4.1.1. Kiến nghị với Chính phủ

a. Hồn thiện khn khổ pháp lý cho chương trình, dự án TCVM

Hiện nay Việt Nam đã có khung pháp lý tốt cho các NHTM, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, đã có khung pháp lý khá đầy đủ cho các tổ chức TCVM. Tuy nhiên, đối với các CTDA TCVM, khung pháp lý chưa đầy đủ, thiếu hướng dẫn thực hiện và một số quy định chưa phù hợp với tình hình thực tế hoạt động. Việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động CTDA TCVM là rất cần thiết và cấp bách để các CTDA TCVM hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, phát triển vền vững và tiếp cận được với nhiều nguồn vốn hơn, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho người vay. Một số để xuất, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN Việt Nam, UBND TP Hà Nội như sau:

- Chính phủ nghiên cứu, xem xét sửa đổi bổ sung Quyết định 20/2017/QĐ-TTg ban hành ngày 12/6/2017 của Thủ tướng cho phù hợp với tình hình thực tiễn như: sửa đổi bổ sung Điều 10 quy định về cơ cấu tổ chức của CTDA TCVM theo hướng giảm số lượng nhân viên ở mỗi bộ phận để đảm bảo vẫn có các bộ phận chun mơn theo quy định, mặt khác đảm bảo

được nguồn thu đủ bù đắp chi phí hoạt động và có tăng trưởng, phát triển; sửa đổi điều 15 theo hướng nâng mức dư nợ cho vay đối với khách hàng TCVM phù hợp với thực tiễn hoạt động của các CTDA TCVM trong trường hợp chuyển đổi thành tổ chức TCVM.

b. Tạo ra sự bình đẳng giữa các tổ chức cung cấp TCVM

Chính phủ trong thời gian qua đã dành nhiều nguồn lực hỗ trợ cho việc cho vay chính sách nhưng chưa dành sự quan tâm cho các tổ chức TCVM, các CTDA TCVM. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội hiện vẫn đang được Ngân hàng Trung ương bao cấp tín dụng. Trong khi đó, các tổ chức TCVM, CTDA TCVM một mặt phải tự đảm bảo chi phí cho hoạt động bền vững của mình, mặt khác phải đảm bảo sứ mệnh xã hội và nhân đạo của tổ chức là hỗ trợ người nghèo. Vì thế, Nhà nước cần xem xét khả năng cung ứng vốn cho người nghèo, đoàn viên, CNVCLĐ nghèo thông qua các tổ chức TCVM, CTDA TCVM để mở rộng cho vay đến người nghèo, CNVCLĐ nghèo trong xã hội.

3.4.1.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính

Một là, Bộ Tài chính sớm ban hành các quy định, hướng dẫn về chế độ hạch toán kế tốn, báo cáo tài chính, báo cáo thống kê... đối với CTDA TCVM để hoạt động đúng quy định, bài bản và thống nhất.

Hai là, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất, tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án nhân rộng mơ hình Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm có hỗ trợ của NSNN để các Quỹ trợ vốn thuộc tổ chức Cơng đồn sớm có điều kiện mở rộng quy mô, nâng cao năng lực hoạt động thực hiện mục tiêu, sứ mệnh xã hội, góp phần hạn chế, ngăn chặn tình trạng tín dụng đen và thực hiện thành cơng chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.

3.4.1.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

CTDA TCVM trong liên kết, hợp tác với các đối tác, các nhà tài trợ và các tổ chức tài chính khác nhằm gia tăng thu hút vốn, liên kết khách hàng.

Hai là, NHNN Việt Nam tham mưu với Chính phủ sửa đổi bổ sung Quyết định 20/2017/QĐ-TTg ngày 12/6/2017 của Thủ tướng phù hợp với thực tế; nghiên cứu, ban hành quy định hướng dẫn hoạt động đối với các CTDA TCVM của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ để các CTDA TCVM có căn cứ rõ ràng, cụ thể, hoạt động theo đúng quy định.

Ba là, tăng cường sự thanh tra, giám sát của NHNN đối với các tổ chức TCVM và các CTDA TCVM. Hiện nay, năng lực giám sát của NHNN đối với các tổ chức TCVM và CDTA TCVM còn hạn chế, chưa thường xuyên. Việc thanh tra, giám sát đối với hoạt động của ngành TCVM là rất cần thiết. Do vậy, NHNN cần sớm hoàn thành hệ thống, quy đinh kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức TCVM, CTDA TCVM để đảm bảo Nhà nước ln có sự quản lý, đảm bảo các tổ chức này hoạt động an toàn, hiệu quả.

3.4.1.4. Kiến nghị với UBND Thành phố Hà Nội

Khi thực hiện Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 04/8/2017 của UBND Thành phố Hà Nội, đối tượng đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn Thành phố khó tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH, do đối tượng vay vốn theo quy định phải là hộ nghèo, hộ cận nghèo và khi đoàn viên, CNVCLĐ có nhu cầu vay vốn cần thơng quả tổ tiết kiệm vay vốn của các đồn thể chính trị xã hội khác (Hội CBC, Đồn TN, Hội Nơng dân, Hội phụ nữ), khơng có tổ tiết kiệm vay vốn của tổ chức Cơng đồn. Vì vậy, kiến nghị với UBND Thành phố Hà Nội cấp hỗ trợ nguồn vốn cho Quỹ trợ vốn thuộc LĐLĐ thành phố Hà Nội để phục vụ được nhiều đồn viên, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp có thể vay vốn tự tạo việc làm cải thiện thu nhập, điều kiện sống.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động quỹ trợ vốn công nhân, việc chức, lao động thèo thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)