Thực trạng quản lýrủiro trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động quỹ trợ vốn công nhân, việc chức, lao động thèo thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Trang 93 - 94)

Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Quỹ trợ vốn được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ cho vay phải thu hồi của Quỹ trợ vốn do người vay khơng có khả năng trả được một phần hoặc tồn bộ nợ của mình theo Hợp đồng vay vốn đã ký kết.

Quản lý rủi ro là quá trình Quỹ trợ vốn nhận dạng, phân tích, đánh giá rủi ro trên cơ sở đó lựa chọn, triển khai các biện pháp quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ trợ vốn nhằm hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cho vay.

Căn cứ trên các quy định, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là Thông tư 15/2010/TT-NHNN ngày 16/6/2010 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý nợ rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ. Quỹ trợ vốn đã tham mưu với Hội đồng quản lý

ban hành Quy chế quản lý rủi ro tín dụng và xử lý nợ bị rủi ro và Quy chế trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng. Quy chế quản lý rủi ro tín dụng và xử lý nợ bị rủi ro đã xác định các nguyên nhân khách quan, chủ quan xảy ra rủi ro tín dụng, nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra tương ứng với các nguyên nhân trên, phân loại nợ theo 05 nhóm nợ, các biện pháp quản lý rủi ro nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra tương ứng với từng quy trình cho vay, các biện pháp xử lý nợ bị rủi ro theo các nguyên nhân chủ quan, khách quan đã xác định. Quy chế trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng đã quy định nguyên tắc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, mức trích lập dự phịng chung, dự phòng cụ thể, các trường hợp được sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng và hồ sơ xử lý rủi ro tín dụng.

Bằng việc thực hiện nghiêm túc các Quy chế cho vay, Quy chế quản lý rủi ro tín dụng và xử lý nợ bị rủi ro, Quy chế trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, Quỹ trợ vốn đã triển khai các sản phẩm tín dụng đúng đối tượng, đúng quy định, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Thêm vào đó, do có sự phối hợp hoạt động từ cấp CĐCS và CĐCTTTCS, công tác thẩm định trước vay qua 3 cấp đã loại trừ được các trường hợp không đủ điều kiện vay vốn. Việc thu nợ hàng tháng cũng có sự hợp tác thường xuyên, liên tục đôn đốc, thu hồi các khoản nợ cho vay đầy đủ, kịp thời. Thực tế, các khoản vay tại Quỹ trợ vốn hầu hết đều được phân loại thuộc nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn). Số nợ quá hạn được phân vào nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) rất thấp. Năm 2019, nợ nhóm 2 là 35.000.000 triệu đồng, sau đó được thu hồi đầy đủ. Năm 2019, 2021, toàn bộ dư nợ đều thuộc nhóm 1. Quản lý rủi ro tốt giúp tiết kiệm chi phí, quay vịng vốn hiện có tối đa góp phần tăng nguồn thu của Quỹ trợ vốn, đảm bảo chi phí hoạt động, bảo tồn và phát triển nguồn vốn được giao quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động quỹ trợ vốn công nhân, việc chức, lao động thèo thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)