Hiện tại, các sản phẩm cho vay, sản phẩm tiết kiệm của Quỹ trợ vốn còn rất đơn giản, chưa đa dạng. Vì vậy, nghiên cứu, phát triển xây dựng các sản phẩm mới là rất cần thiết để cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu về sản phầm vay vốn và nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động của Quỹ trợ vốn. Một là, cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, cải tiến và áp
dụng sản phẩm dịch vụ mới như: đa dạng hóa cách thức trả gốc và lãi cho vay để có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Qua khảo sát 485 người vay vốn về nhu cầu vay vốn, kết quả cho thấy 61,2% người vay có nhu cầu về sản phẩm tín dụng khẩn cấp và 33,82% phiếu khảo sát có nhu cầu về sản phẩm khác (Báo cáo kết quả khảo sát người vay năm 2020). Từ kết quả khảo sát trên, Qũy trợ vốn nghiên cứu tiến hành xây dựng sản phẩm tín dụng khẩn cấp nhằm hỗ trợ cho đồn viên, CNVCLĐ nghèo có nhu cầu vay tiền để khám chữa bệnh, hay các nhu cầu cấp thiết khác với mức vay từ 15 – 20 triệu, thời hạn vay ngắn hạn (tối đa 12 tháng).
Mảng cho vay tiêu dùng trong khu vực nông thôn cũng cần được đầu tư phát triển và đa dạng hóa. Các sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện nay đang trở nên rất hấp dẫn như: cho vay tiêu dùng cư trú (cho vay mua nhà, sửa nhà, đổi nhà), cho vay đầu tư phương tiện (ô tô, xe máy), cho vay chi trả học phí cho con em, cho vay đáp ứng các nhu cầu thiết yếu ngắn hạn như đám cưới, đám ma, chữa bệnh...
Hai là, nghiên cứu xây dựng sản phẩm TKTN với mức tiết kiệm, phương thức huy động tiết kiệm, thời hạn gửi TKTN, mức lãi suất hợp lý đảm bảo lợi ích cho người gửi để thu hút được số lượng đoàn viên, CNVCLĐ sử dụng sản phẩm TKTN đồng thời đảm bảo thu bù đắp được chi phí và có tích lũy để phát triển hoạt động của đơn vị.
Ba là, nghiên cứu triển khai các dịch vụ phi tài chính như tư vấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính với mục tiêu giúp đồn viên cơng đồn nâng cao kiến thức về trồng trọt, chăn ni, nâng cao trình độ tài chính để khách hàng sử dụng nguồn vốn va hiệu quả, đủ năng lực đánh giá, ra quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của tổ chức TCVM với các tổ chức tín dụng khác. Để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng của dịch vụ phi tài
chính, Quỹ trợ vốn có thể phối hợp tổ chức, thực hiện các sản phẩm phi tài chính này với các Ban chuyên đề của LĐLĐ thành phố Hà Nội, các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở qua các buổi tập huấn, tuyên truyền...
Bốn là, tiếp tục và nâng cao chất lượng khảo sát các thành viên vay vốn, CĐCS, CĐCTTTCS để cải tiến đặc tính, điều chỉnh các sản phẩm phù hợp với sự thay đổi về nhu cầu của người vay, phục vụ tốt hơn đoàn viên, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp.
Năm là, cần cần rà sốt lại quy trình của từng dịch vụ để đảm bảo tính thống nhất chặt chẽ, nhưng linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các quy trình thủ tục nghiệp vụ của Quỹ trợ vốn cần được đơn giản và chuẩn hóa; thực hiện chấp thuận cho vay trên cơ sở các tiêu chí cụ thể và dễ dàng thực hiện. Tăng cường quản lý nợ có vấn đề, xử lý triệt để nợ xấu (nếu có) và ngăn ngừa nợ xấu chưa xẩy ra bằng các biện pháp nghiệp vụ, tránh để tình trạng lây lan rủi ro làm thất thoát vốn, giảm hiệu quả hoạt động của Quỹ trợ vốn.