Thực trạng quản lý hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động quỹ trợ vốn công nhân, việc chức, lao động thèo thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Trang 78 - 92)

Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất đối với Quỹ trợ vốn. Hoạt động tín dụng chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối trong nguồn tài chính cho tồn bộ hoạt động của đơn vị.

Căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành và Quy chế tổ chức hoạt động, Quy chế quản lý tài chính của LĐLĐ thành phố ban hành, Quỹ trợ vốn

VND 000 VND 1.000.000.000 VND 2.000.000.000 VND 3.000.000.000 VND 4.000.000.000 VND 5.000.000.000 VND 6.000.000.000 VND 7.000.000.000 VND 8.000.000.000 VND 9.000.000.000

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

đã xây dựng các Quy chế nội bộ để quản lý hoạt động tín dụng của đơn vị như: Quy chế cho vay, Quy chế quản lý rủi ro tín dụng và xử lý nợ bị rủi ro, Quy chế trích lập và sử dụng rủi ro tín dụng. Trong đó, quy định rõ đối tượng được vay vốn, điều kiện vay vốn, các loại sản phẩm, quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan, xây dựng các quy trình thẩm định, giải ngân, thu hồi vốn vay, kiểm tra sau vay, lưu trữ hồ sơ vay vốn, quy trình xử lý nợ quá hạn. Bộ quy chế nội bộ được xây dựng với mục đích sử dụng nguồn vốn được giao đúng quy định, hiệu quả, cho vay đúng đối tượng, thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc, lãi, thu và chi trả tiền tiết kiệm bắt buộc đầy đủ, chính xác, đúng hạn, đồng thời xác định được các rủi ro có thể xảy ra và ước tính tác động của các rủi ro đưa ra các biện pháp hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra và các biện pháp xử lý rủi ro nếu có.

Quỹ trợ vốn cung cấp 03 loại sản phẩm chính: sản phẩm cho vay, sản phẩm tiết kiệm bắt buộc, sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng. Sản phẩm cho vay được quy định cụ thể như sau:

2.3.3.1. Sản phẩm cho vay

Quỹ trợ vốn cung cấp 04 loại sản phẩm cho vay gồm: - Vay sản xuất, kinh doanh cải thiện thu nhập;

- Vay cải thiện phương tiện sinh hoạt; - Vay cải thiện nhà ở;

- Vay hỗ trợ học nghề.

Sản phẩm vay cải thiện nhà ở và vay hỗ trợ học nghề mới được Quỹ trợ vốn xây dựng triển khai từ năm 2019 và 2021 nhằm đa dạng sản phẩm cho vay đáp ứng nhu cầu của đoàn viên, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp.

Mức vay, thời gian vay của từng loại sản phẩm là khác nhau. Lãi suất vay áp dụng 0,65%/tháng (7,8%/năm), phương pháp tính lãi trên dư nợ cịn lại và người vay hồn trả tiền cho Quỹ trợ vốn theo hình thức trả góp hàng tháng.

Đồng thời, mức vay được căn cứ vào thu nhập của người vay: Mức vay không được quá 5 lần thu nhập của người vay (đối với mức vay 20 triệu); Mức vay không được quá 6 lần thu nhập của người vay (đối với mức vay 30 triệu); Mức vay không được quá 8 lần thu nhập của người vay (đối với mức vay 40 triệu).

Bảng 2.4. Sản phẩm vay vốn của Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình

STT Tên sản phẩm Mục đích Mức vay tối đa Thời hạn vay tối đa Lãi suất (theo dư nợ còn lại) 1 Vay sản xuất, kinh doanh cải thiện thu nhập Hỗ trợ đoàn viên, CNVCLĐ tạo thêm việc làm, có thêm nguồn thu nhập ổn định, tăng thu nhập cho gia đình và bản thân 30 triệu 24 tháng 0,65%/tháng 2 Vay cải thiện phương tiện sinh hoạt Hỗ trợ đoàn viên, CNVCLĐ mua sắm thiết bị sinh hoạt nâng cao chất lượng cuộc sống 30 triệu 24 tháng 0,65%/tháng 3 Vay cải thiện nhà ở Hỗ trợ đoàn viên, CNVCLĐ cải tạo, sửa chữa nhà ở nâng cao chất lượng cuộc sống. 40 triệu 32 tháng 0,65%/tháng 4 Vay hỗ trợ học nghề Hỗ trợ đoàn viên, CBVCLĐ học tập nâng cao trình độ, tay nghề, chun mơn nghiệp vụ

30 triệu 24 tháng

0,65%/tháng

Quỹ Trợ vốn hiện đang cung cấp các sản phẩm cho vay vi mơ theo nhóm. Trong đó, nhóm trưởng là những người có uy tín tại các CĐCS. Đối với đồn viên, CNVCLĐ đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp, Quỹ trợ vốn cung cấp dịch vụ đến tận tay đồn viên, CNVCLĐ tại nơi làm việc thơng qua việc phối hợp chặt chẽ với CĐCS, CĐCTTTCS trực tiếp quản lý. Việc tập hợp đoàn viên, CNVCLĐ tham gia vay vốn theo nhóm giúp tiết kiệm được chi phí, tăng khả năng tiếp cận vốn vay, tăng cường khả năng quản lý vốn vay, vốn vay được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Phương pháp này cũng giúp giảm chi phí giám sát cho Quỹ trợ vốn do trách nhiệm giám sát được chuyển sang cho CĐCS, CĐCTTTCS và các thành viên vay vốn trong nhóm. Cho vay theo nhóm cũng giúp đồn viên, CNVCLĐ không cần tài sản thế chấp mà vẫn tiếp cận được tín dụng do có “tài sản đảm bảo” là uy tín của CĐCS cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi người vay đang làm việc và là áp lực cộng đồng của các thành viên trong nhóm tham gia vay vốn.

Hàng tháng, người vay vốn phải hoản trả về Quỹ trợ vốn 3 khoản tiền: gốc vay, lãi vay và tiền TKBB. Phương thức trả gốc vay, lãi vay và nộp tiền TKBB theo hình thức trả góp hàng tháng được chứng minh là rất phù hợp với điều kiện, khả năng của người vay vốn, giúp đoàn viên, CNVCLĐ sắp xếp kế hoạch chi tiêu, trả nợ hợp lý hơn so với tổ chức tín dụng cung cấp sản phẩm TCVM khác. Cụ thể, đối với người vay vốn nghèo, thu nhập thấp gánh nặng trả nợ được dàn trải thành những khoản nhỏ, không gây áp lực trả nợ như phương thức trả nợ cuối kỳ nên khả năng hoàn trả nợ tốt, tỷ lệ nợ xấu rất thấp. Năm 2021, Quỹ trợ vốn thường xuyên tiến hành khảo sát đối với người vay vốn nhằm thu thập thông tin nhu cầu vay vốn của đoàn viên, CNVCLĐ về sản phẩm vay vốn, lãi suất, thời hạn vay, thu nhập và khả năng người vay có thể trả nợ hàng tháng và những mong muốn của người vay nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, cải tiến quy trình cho vay, đáp ứng tốt nhất và phù hợp với nhu cầu của người vay. Tổng số phiếu khảo sát người vay đã thực hiện

trong năm 2021 là 1.350 phiếu. Sau khi thu thập, Quỹ trợ vốn thống kê được kết quả khảo sát về chất lượng sản phẩm tín dụng tại Bảng 2.5. dưới đây:

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát chất lượng sản phẩm tín dụng năm 2021

STT

Nội dung khảo sát

Kết quả Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Hồn tồn khơng đồng ý

1 Quy trình cho vay nhanh gọn, linh hoạt, hồ sơ, giấy tờ, biểu mẫu thiết kế đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu

50,8% 48,6% 0,2% 0% 0,4%

2 Quỹ trợ vốn có mức lãi suất ưu đãi so với thị trường

43,2% 54,4% 2,0% 0,1% 0,3%

3 Thời gian (chu kỳ) vay vốn hợp lý

41,2% 57,0% 1,1% 0,1% 0,6%

4 Số tiền vay đảm bảo đủ nhu cầu của anh/chị

35,9% 59,7% 2,8% 1,1% 0,5%

5 Số tiền trả (gốc vay, lãi vay, TKBB) hàng tháng phù hợp với mức thu nhập của anh/chị 38,7% 59,6% 1,1% 0,1% 0,5% 6 Công chức, viên chức, NLĐ Quỹ trợ vốn hướng dẫn hồ sơ thủ tục cho anh/chị đầy đủ, nhanh chóng, dễ hiểu, giải đáp đầy đủ những thắc mắc của anh/chị một cách thỏa đáng.

7 Công chức, viên chức, NLĐ Quỹ trợ vốn không gây phiền hà nhũng nhiễu cho người vay, có thái độ hịa nhã, nhiệt tình, tơn trọng anh/chị

44,6% 53,8% 1,0% 0% 0,5%

8 Anh/chị hài lòng về chất lượng phục vụ của Quỹ trợ vốn

46,6% 51,6% 1,1% 0,2% 0,5%

9 Trong thời gian tới anh/chị có tiếp tục vay vốn tại Quỹ trợ vốn khi có nhu cầu

38,0% 60,9% 0,6% 0% 0,5%

Nguồn: Quỹ trợ vốn năm 2021

Qua kết quả khảo sát, có thể thấy người vay vốn chọn phương án “Hồn toàn đồng ý” và “Đồng ý” với tỷ lệ cao trên 97,9% về các câu hỏi liên quan đến quy trình, thủ tục cho vay đơn giản, dễ hiểu, thuận tiện, về lãi suất ưu đãi so với lãi suất của các tổ chức cung cấp sản phẩm tài chinh vi mô khác, số tiền được vay và thời gian vay vốn phù hợp với nhu cầu của đoàn viên, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ, hướng dẫn của cán bộ, viên chức, người lao động Quỹ trợ vốn đối với người vay được đánh giá cao. Người vay vốn hài lòng với chất lượng phục vụ của Quỹ trợ vốn với tỷ lệ bình chọn “Hồn toàn đồng ý” và “Đồng ý” là 98,5%. Với cách tiếp cận, phục vụ và cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người vay nên số lượng đồn viên, CNVCLĐ đã tham gia vay vốn có nhu cầu tiếp tục vay vốn của Quỹ trợ vốn là 98,9%.

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát nhu cầu và khả năng trả nợ của người vay năm 2021

STT Nội dung khảo sát Kết quả

1 Mức vay kỳ vọng trong tương lai của anh/chị

- Mức 30 triệu đồng: 47,8% - Mức 40 triệu đồng: 45,7% - Mức 50 triệu đồng: 4,5% - Mức từ 100 triệu đồng: 2,0% 2 Thời gian vay mong muốn của anh/chị - 24 tháng: 65,2%,

- 32 tháng: 33,3% - 36 tháng: 0,4% - 60 tháng: 0,5% - Khác: 0,7%

3 Mức thu nhập hiện tại của anh/chị - Từ 3-5 triệu đồng: 22,1% - Từ 5 - 7 triệu đồng: 67,5% - Từ 7 - 10 triệu đồng: 8,5% - Trên 10 triệu đồng: 1,9% 4 Số tiền tối đa mà anh/chị có khả năng trả nợ

(gốc, lãi, TKBB) hàng tháng

- Từ 1,4 - 2 triệu đồng: 58,4% - Từ 2 - 2,5 triệu đồng: 29,8% - Từ 2,5 triệu đồng trở lên: 11,8% 5 Nếu các sản phẩm hiện tại của Quỹ trợ vốn

chưa đáp ứng được nhu cầu của anh/chị thì anh/chị mong muốn Quỹ triển khai mở rộng thêm sản phẩm cho vay nào?

- Tín dụng khẩn cấp (vay vốn khám chữa bệnh, khắc phục hậu quả bệnh dịch, thiên tai, hỏa hoạn): 96,1%

- Ý kiến khác: 3,9%

Nguồn: Quỹ trợ vốn năm 2021

Kết quả khảo sát về nhu cầu và khả năng trả nợ của người vay cho thấy có 93,1% đồn viên, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp có mong muốn vay số tiền từ 30 đến 40 triệu đồng, một số lượng nhỏ đồn viên, CNVCLĐ có nhu cầu vay từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Thời gian vay mong muốn từ 24 đến 36 tháng và phần lớn thu nhập của đồn viên, CNVCLĐ có nhu cầu vay đảm bảo hoàn trả gốc vay, lãi vay và nộp tiền TKBB hàng tháng và phù hợp với điều kiện vay vốn của Quỹ trợ vốn.

viên, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp, đáp ứng khá tốt nhu cầu vay vốn với các đặc tính như khơng cần tài sản thế chấp, thủ tục cho vay đơn giản, hoàn trả dần theo tháng, thủ tục vay vốn và trả vốn, lãi, nộp tiết kiệm bắt buộc đơn giản nhưng duy trì được kỷ luật tín dụng. Người vay vốn khá hài lòng với chất lượng sản phẩm cho vay của Quỹ trợ vốn và có khả năng trả nợ hàng tháng.

Kết quả khảo sát trên là căn cứ để Quỹ trợ vốn quyết tâm đẩy mạnh hoạt động, mở rộng quy mơ, nâng cao tính chun nghiệp để phục vụ đồn viên, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp ngày càng tốt hơn. Đây cũng là động lực để Quỹ trợ vốn tiếp tục triển khai và phát triển hoạt động trong lương lai góp phần vào thực hiện tốt chức năng chăm lo quyền và lợi ích của đoàn viên cơng đồn cũng như góp phần thực hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.

2.3.3.2. Quy trình cung ứng sản phẩm

Quy trình cung ứng sản phẩm hoạt động của Quỹ trợ vốn tới đoàn viên, CNVCLĐ được khái quát qua sơ đồ 2.2 như sau:

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ quy trình cung ứng sản phẩm cho vay của Quỹ trợ vốn Lập hồ sơ vay vốn Phối hợp với CĐCTTTCS triển khai đến CĐCS, hướng dẫn thủ tục, hồ sơ vay vốn tổng hợp danh sách đồn viên có nhu cầu

vay vốn Phối hợp với CĐCTTTCS , CĐCS thẩm định hồ sơ vay vốn Xét duyệt

cho vay Xét duyệt hồ sơ vay vốn

Lập hồ sơ giải ngân

Giải ngân

Thông báo giải ngân tới CĐCTTTCS, CĐCS Giải ngân trực tiếp tới người vay Hoàn thiện hồ sơ giải ngân, lưu trữ theo quy định Thu hồi vốn vay và giám sát, đánh giá

Thu hồi tiền gốc vay, lãi vay, TKBB

Kiểm tra mục đích sử dụngvốn, duy trì kỷ luật tín dụng và triển khai các sản phẩm HTPTCĐ Đánh giá hoạt động vay vốn theo từng CĐCS, CĐCTTCS Xác định nhu cầu Vay vốn Thu thập thơng tin Lập kế hoạch tín dụng

Quỹ trợ vốn xây dựng các quy trình cụ thể để hướng dẫn, quản lý hoạt động cho vay tại Quỹ trợ vốn đảm bảo nguyên tắc hoạt động và các quy định hiện hành về hoạt động cho vay đối với chương trình, dự án TCVM. Bao gồm các quy trình sau:

1. Quy trình thẩm định 2. Quy trình phê duyệt hồ sơ 3. Quy trình giải ngân

4. Quy trình thu hồi vốn vay 5. Quy trình kiểm tra sau vay 6. Quy trình xử lý nợ quá hạn

2.3.3.3. Số lượng khách hàng tham gia

Đối tượng khách hàng của Quỹ trợ vốn là đồn viên cơng đồn, CNVCLĐ nghèo, thu nhập thấp đang sinh hoạt, công tác, lao động tại các CĐCS cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc LĐLĐ Thành phố Hà Nội quản lý, đang hưởng lương ổn định hàng tháng.

Khách hàng tham gia vay vốn phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;

- Có thời gian cơng tác trên 2 năm tại CĐCS;

- Thời gian công tác độ tuổi không quá 55 đối với nữ và 60 tuổi đối với nam tại thời điểm kết thúc khoản vay (có lộ trình phù hợp với khoản 2 Điều 169 Bộ Luật Lao động 2019). Trừ trường hợp đặc biệt hoặc đặc thù công việc và có sự bảo lãnh của thủ trưởng, lãnh đạo đơn vị, chủ tịch CĐCS;

- Có mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng, hợp pháp theo quy định của Quỹ trợ vốn;

- Đối với cá nhân vay vốn là đoàn viên cơng đồn ngồi khu vực nhà nước, ngoài các điều kiện chung quy định tại trên, bổ sung bảo lãnh thực hiện

hợp đồng của đại diện lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp;

- Có đơn vay vốn và cung cấp đầy đủ các giấy tờ theo từng sản phẩm vay theo quy định của Quỹ trợ vốn.

Với đặc điểm khách hàng tham gia vay vốn đồng thời phải thực hiện TKBB nên số khách hàng tham gia các sản phẩm cho vay và TKBB là như nhau.

Số khách hàng tham gia tại Quỹ trợ vốn được thống kê, theo dõi và phân loại theo nghề nghiệp và mục đích vay vốn, có thể tổng hợp theo bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.7. Số liệu khách hàng tham gia vay vốn và TKBB

STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Tỷ lệ tăng/ giảm (%) Năm 2020 Tỷ lệ tăng/ giảm (%) Năm 2021 Tỷ lệ tăng/ giảm (%) 1 Số CĐCS có đồn viên,

CNVCLĐ tham gia vay vốn và TKBB

103 110 6,8 140 27,27 152 8,57

2 Số người vay (người) 2.162 2.154 -0,37 2.643 22,7 2.416 -8,59

Nguồn: Báo cáo Quỹ trợ vốn năm 2018-2021

Nhìn chung, số lượng CĐCS tham gia vay vốn và người vay tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2019 – 2021. Năm 2019, số lượng người vay giảm so với năm 2018 là 0,37% do Quỹ trợ vốn điều chỉnh mức vay tối đa nhằm đáp ứng nhu cầu người vay. Năm 2020, Quỹ trợ vốn được LĐLĐ Thành phố Hà Nội cấp thêm vốn thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mơ giai đoạn 1: 10 tỷ đồng (trong 25 tỷ vốn cấp bổ sung giai đoạn 2021-2022) do nhu cầu vay vốn của đoàn viên, CNVCLĐ rất cao. Với nguồn vốn được tăng thêm đồng nghĩa với việc có nhiều đồn viên, CNVCLĐ thuộc các CĐCS trên địa bàn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động quỹ trợ vốn công nhân, việc chức, lao động thèo thủ đô phát triển kinh tế gia đình (Trang 78 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)