Cơ cấu dưnợ theo loại tiền

Một phần của tài liệu 0543 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 67 - 109)

Bảng 2 .7 Dưnợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2.8 Cơ cấu dưnợ theo loại tiền

2.3. Đánh giá việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩm tín dụng tạiChi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Lào Cai Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Lào Cai

2.3.1. Kết quả đạt được

Căn cứ vào những phân tích tình hình cho vay của chi nhánh theo các tiêu thức khác nhau về kỳ hạn vay, tài sản bảo đảm, dư nợ theo thành phần kinh tế, dư nợ theo ngành kinh tế để thấy được mức độ đa dạng hóa trong cho vay của Chi nhánh, có thể thấy chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau:

Tăng trưởng tín dụng đi đơi với nâng cao chất lượng tín dụng:

Hoạt động tín dụng ln có sự tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Đến năm 2011 dư nợ tín dụng đã đạt 3.013 tỷ đồng, tăng gần gấp nhiều lần so với khi thành lập. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt khá cao so với các chi nhánh khác trong hệ thống. Trong khi đó, chất lượng tín dụng vẫn được kiểm sốt trong giới hạn cho phép. Trong năm 2011, Chi nhánh duy trì nợ quá hạn ở mức an toàn theo quy định. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu 0,62% trên tổng dư nợ. Đây là một cố gắng rất lớn của chi nhánh khi mà mục tiêu tăng trưởng tín dụng được gắn chặt với chất lượng tín dụng. Kết quả này có sự đóng góp đáng kể của việc cung ứng nhiều loại sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của nền kinh tế.

Về mặt cơ cấu tín dụng:

Cơ cấu cho vay đang đi theo đúng định hướng ban đầu là tăng trường dư

nợ phục vụ nông nghiệp nông thôn, đầu tư trực tiếp vào các hộ sản xuất cá thể, mở rộng cho vay các dự án lớn đặc biệt các dự án nông, lâm nghiệp, tập trung định hướng vào hướng thu hút và mở rộng các đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân cá thể và giảm dần tỷ trọng khách hàng nhiều rủi ro như khách hàng thuộc khối xây lắp..., tăng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo.

Phát triển các sản phẩm tín dụng:

Để tăng khả năng cạnh tranh, thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đồng thời để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, Chi nhánh đã quan tâm đến việc cung cấp nhiều loại hình cho vay hơn thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Công tác khách hàng luôn được Chi nhánh chú trọng quan tâm. Các sản phẩm tín dụng hiện chi nhánh đang cung cấp cho khách hàng gồm:

+ Đối với doanh nghiệp: Cho vay vốn lưu động, cho vay đầu tư dự án, cho vay mua sắm thiết bị, dây chuyền sản xuất, cho vay xây lắp thủy điện, xây dựng nhà ở, văn phòng, cho vay xuất nhập khẩu.

+ Đối với tư nhân, cá thẻ: đầu tư trực tiếp đến các hộ sản xuất, cho vay kinh tế trang trại, phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản, các dự án chè, cây ăn quả, trồng rau, hoa xuất khẩu.. .nhằm thực hiện chương trình phát triển nơng nghiệp nơng thơn, xóa đói giảm nghèo, cho vay theo nghị định 41/CP, Cho vay theo lương, cho vay thấu chi, cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà, cho vay xây, sửa nhà..

Chi nhánh luôn nắm bắt kịp thời diễn biến và nhu cầu của khách hàng cũ, tích cực tìm kiếm thơng tin về khách hàng mới, sẵn sang cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ, tinh thần thái độ phục vụ. Hơn thế nữa, chi nhánh đã tích cực triển khai và khơng ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ khác như: chuyển tiền đi, chuyển tiền đến, thanh toán điện tử, thanh toán liên ngân hàng, bảo lãnh, L/C để nhằm thu hút khách hàng tới với Chi nhánh; cố gắng cung cấp các dịch vụ mà đem lại sự thuận tiện và lợi ích tối đa cho khách hàng. Với việc triển khai đồng loạit nhiều loại hình cho vay mới theo hướng nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại, Chi nhánh đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và ngày càng thu hút được số lượng lớn khách hàng đến với chi nhánh.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả kinh doanh khả quan đã đạt được, hoạt động tín dụng của Chi nhánh AGRIBANK Lào Cai còn bộc lộ nhiều hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của địa bàn trú đóng. Hoạt động đa dạng hóa tín dụng của Chi nhánh khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Có thể kể đến là:

Quy mơ tín dụng:

Quy mơ tín dụng của Chi nhánh cịn quá nhỏ bé so với tiềm năng cũng như so với lực lượng lao động của chi nhánh, dư nợ bình qn đầu người của chi nhánh cịn ở mức thấp 7 tỷ/1 cán bộ trong khi toàn hệ thống là trên 10 tỷ.

Danh mục tín dụng, cơ cấu sản phẩm tín dụng

Hiện nay danh mục tín dụng, cơ cấu sản phẩm tín dụng của Chi nhánh thực sự chưa đa dạng, phong phú, chưa cá biệt hóa được sản phẩm tín dụng theo nhu cầu của khách hàng. Do vậy chưa đủ sức hấp dẫn đối với khách hàng hiện tại cũng như để thu hút khách hàng tiềm năng. Hiện nay, đa phần các khỏan vay chi nhánh cung cấp là các khoản vay mang tính chất truyền thống, phương thức cho vay hiện đại mới chỉ ở mức độ rất hạn chế, chưa mở rộng các hình thức cho vay để kinh doanh chứng khốn, cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá... Bên cạnh đó, các sản phẩm tín dụng sẵn có chưa được đổi mới, tạo thêm tiện ích thường xuyên, đặc biệt đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng. Nếu so sánh với các Ngân hàng thương mại khác thì Chi nhánh Lào Cai nói riêng cũng như các chi nhánh AGRIBANK nói chung cịn chưa chú trọng đến sản phẩm cho vay tiêu dùng. Phát triển được sản phẩm là một vấn đề khó, nhưng vấn đề khó hơn nữa là người tạo ra chúng phải khiến chúng gần gũi với khách hàng, làm cho khách hàng thấy được tiện ích sản phẩm. Người tiêu dùng hẵn là sẽ quen thuộc hơn và sẽ tò mò hơn đối với các sản phẩm với tên gọi như “nhà

đổi nhà”, “cho vay mua nhà trả góp”, “cho vay 24h” mà các NHTM CP khác đang áp dụng.

Đối tượng khách hàng còn hẹp và số lượng khách hàng cịn chưa đơng đảo:

Hiện tại khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là kinh tế hộ phục vụ nông nghiệp nông thôn, tuy tỉ trọng cho vay nông nghiệp đạt trên 62%/Tổng dư nợ song thị phần dư nợ tín dụng của chi nhánh vẫn chưa phát triển đúng tiềm năng. Cơ cấu này đang dần tiến tới đúng định hướng của Chi nhánh. Tuy vậy, Chi nhánh vẫn phải cố gắng nhiều hơn trong việc tiếp thị khối khách hàng có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu để tạo thêm nguồn thu ngoài lãi cho chi nhánh. Đây sẽ là bộ phận khách hàng hứa hẹn cho sự tăng trưởng tín dụng cả về chất và lượng tại Chi nhánh.

Mức độ tập trung trong danh mục tín dụng:

Mặc dù danh mục tín dùng đang ngày càng đựợc đa dạng hóa, tuy nhiên tỷ trọng cho vay doanh nghiệp trên tổng dư nợ còn khá lớn. Và đây cũng chính là bộ phân khách hàng mang nhiều rủi ro nhất cho Ngân hàng bởi những bất cập trong hoạt động kinh doanh, cũng như sự thay đổi cơ chế chính sách quá nhanh và sự yếu kém trong quản lý nguồn vốn dự án, cũng như bất cập trong quản lý tài chính của các đơn vị thi cơng xây lắp, thi cơng khơng chọn lọc nguồn vốn và tài chính... Mặc dù dư nợ của các đơn vị đã có khuynh hướng giảm đi so với mức tang về quy mơ tín dụng, tuy vậy việc kiểm soát chặt chẽ dư nợ của khối khách hàng này luôn được chi nhánh chú trọng.

Cơ cấu cho vay theo loại tiền của Chi nhánh còn tồn tại bất cập. Đó là việc sử dụng nguồn vốn huy động ngoại tệ còn thấp (chủ yếu là USD) dẫn đến việc phải chi phí huy động vốn mà lợi nhuận thu được từ chính đồng vốn lại khơng cao.

2.3.3. Ngun nhân

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng thương mại.

Hiện nay, thị trường tài chính của Việt Nam có q nhiều ngân hàng thương mại so với quy mô nền kinh tế, với 05 ngân hàng thương mại quốc doanh và 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 06 ngân hàng liên doanh, 46 chi nhánh, văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngồi đang hoạt động. Chính vì vậy, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại là rất quyết liệt, tình hình cạnh tranh cịn gay gắt hơn giữa các ngân hàng thương mại có quy mơ nhỏ trong đó có Chi nhánh Lào Cai. Vì các ngân hàng thương mại quốc doanh hay cổ phần lớn với bề dày hoạt động, mạng lưới rộng khắp, tiềm lực tài chính mạnh đã có được những thị phần nhất định với lợi thế của mình. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt đó thì AGRIBANK - Lào Cai chưa thực sự phát huy lợi thế cũng như khắc phục những hạn chế của mình như nguồn khách hàng cịn thấp, mạng lưới hoạt động còn mỏng, nhân lực chưa đáp ứng được với tình hình mới đã gây khó khăn cho ngân hàng trong cạnh tranh dành thị phần, khách hàng phục vụ cho vay phát triển kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Thứ hai, năng lực của cán bộ vân chưa đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn phát triển mới. Chi nhánh Lào Cai có đội ngũ cán bộ nhiều tuổi, không

được đào tạo cơ bản, dẫn đến năng lực cơng tác cịn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, thị trường lao động trong khoảng hai năm gần đây có những biến động lớn do sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế và sự ra đời và mở rộng của nhiều doanh nghiệp trong ngành tài chính. Sự chuyển cơng tác của cán bộ có năng lực đã tạo thêm khó khăn trong hoạt động mở rộng cho vay của chi nhánh.

Thứ ba, hoạt động marketing, tìm kiếm khách hàng thiếu chun nghiệp, hiểu quả chưa cao. Với mơ hình chuyển đổi mới đã từng bước chuyên

mơn hóa cho từng bộ phận trong hoạt động tín dung, tuy nhiên do kỹ năng, kiến thức về marketing tìm kiếm khách hàng của cán bộ cịn hạn chế đã ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác mở rộng, phát triển các sản phẩm cho vay và tìm kiếm khách hàng. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các phòng ban trong hoạt động này chưa tốt, dẫn đến thiếu nhanh nhạy và hiệu quả. Việc chuẩn bị các tài liệu thuyết trình đối với khách hàng tiềm năng là một ví dụ cho sự phối hợp này. Trong điều kiện môi trường kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đây là một vấn đề lớn, có ảnh hưởng mạnh tới đa dạng hóa sản phẩm cho vay của chi nhánh cũng như nhìn nhận của khách hàng về Ngân hàng Nông nghiệp Lào cai. Các nội dung đào tạo về cơng tác quan hệ, tìm kiếm khách hàng, về marketing chưa có điều kiện triển khai một cách hiệu quả. Tác phong thụ động, chờ đợi khách hàng còn biểu hiện ở nhiều cán bộ. Đây cũng là hệ quả của một thời gian dài phần lớn các chi nhánh của AGRIBANK phục vụ khách hàng là DNNN, cho vay theo chỉ thị, theo kế hoạch nhà nước.

Mạng lưới hoạt động của Chi nhánh Lào Cai quá rộng, địa bàn phân tán đặc biệt là đối với hoạt động cho vay. Một số phương án giảm điểm giao

dịch/ phòng giao dịch mới phải thay đổi, trì hỗn nhiều lần do nhiều ngun nhân khác cũng như rằng buộc với cấp ủy chính quyền địa phương dẫn tới chưa đạt mục tiêu về thu hep bớt mạng lưới như mong đợi của chi nhánh nhằm tập trung vào những vùng thị trường còn nhiều tiềm năng, đây là một thách thức lớn đối với việc đa dạng hóa sản phẩm cho vay của Chi nhánh.

Thứ tư, các quy trình liên quan đến cho vay chưa được hướng dân rõ ràng, thiếu nhất quán. Điều này khiến cán bộ lung túng khi thực hiện, thể

hiện trong nhiều khâu từ việc hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn đến thẩm định , xét duyệt khoản vay và giải ngân thu nợ. Dẫn tới sự khơng

hài lịng của khách hàng, làm phức tạp thêm hồ sơ vay, kéo dài thời gian xử lý khoản vay.

Việc lấy ý kiến khách hàng sau khi thực hiện mỗi sản phẩm cho vay cũng định kỳ chưa được thực hiện một cách nề nếp, từ đó chưa tạo căn cứ đo lường một cách chính xác sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng.

Thời gian giải quyết khoản vay được rút ngắn so với trước đây, tuy nhiên vẫn còn dài. Điều này do nhiều nguyên nhân, cả từ việc áp dụng quy

trình như đã phân tích, mức độ thuần phục và đồng bộ của cán bộ cũng như sự phối hợp của các phòng ban liên quan.

Thứ năm, hạn chế nhận tài sản lưu động làm tài sản bảo đảm tiền vay.

Nếu như trong cho vay trung dài hạn, các tài sản cố định hình thành từ vốn vay như máy móc thiết bị, nhà xưởng hay bất động sản có thể dễ dàng đượ c Chi nhánh chấp nhận làm tài sản bảo đảm. Đối với cho vay ngắn hạn các tài sản hình thành từ vốn vay đa phần là các tài sản lưu động (hàng tồn kho, nguyên vật liệu) hoặc các quyền về tài sản (như quyền đòi nợ...) hiện nay rất khó khăn khi sử dụng làm tài sản bảo đảm tại chi nhánh. Ngồi ngun nhân từ những khó kahưn về mặt pháp lý (sẽ được trình bày ở mục kế tiếp), cịn có những ngun nhân từ chính Chi nhánh. Trước hết đó là những khó khăn về tổ chức công tác quản lý tài sản bảo đảm. Để đảm bảo an toàn nhất Chi nhánh phải cử người trực tiếp bảo quản tài sản hoặc thuê bên thứ ba bảo quản tài sản. Tuy nhiên, điều này có thể cản trở việc sử dụng nguyên vật liệu, thành phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Mặt khác, điều này làm gia tăng chi phí của Chi nhánh hoặc khách hàng, từ đó tăng chi phí của khoản vay.

Đối với tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ cũng xẩy ra những tình trạng tương tự. Thêm vào đó, hình thức bảo đảm tiền vay này cịn mới mẻ, cán bộ

của Chi nhánh cịn ít nhiều e ngại. Những vấn đề trên dẫn đến việc Chi nhánh khơng khuyến khích nhận tài sản bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là nguyên vật liệu hàng tồn kho hay bằng các tài sản lưu động khác như quyền đòi nợ, ... Đây là một nguyên nhân hạn chế phát triển đa dạng hóa các snả phẩm cho vay của Chi nhánh trong thời gian qua và trên thực tế Chi nhánh đã bỏ lỡ một số khách hàng có nhiều triển vọng vì khơng được giải quyết hài hòa vấn đề nhận bảo đảm bằng tài sản là khoản phải thu.

Thứ sáu, sản phẩm tín dụng chưa có tính độc đáo, đặc trưng riêng. Chi

nhánh hiện chỉ tập trung cho vay ngắn hạn dưới hai hình thức: Cho vay ngắn hạn từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng. Các hình thức khách như cho vay thấu chi, cho vay cầm cố bộ chứng từ có giá. chưa dành được sự quan tâm đúng mức.

Các sản phẩm tín dụng của chi nhánh tuy đã được mở rộng nhưng các sản phẩm dịch vụ đó chưa có được những nét riêng biệt, nổi bật của mình nên khơng thu hút được nhiều khách hàng mới. Đôi khi chỉ từ một sản phẩm cũ nhưng với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau cũng có thể tạo ra được các sản phẩm dịch vụ khác nhau.

Thứ bảy, Công nghệ và các dịch vụ đi kèm còn kém cạnh tranh (như

các dịch vụ Home banking, ATM/POS,.) nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại khác có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy mở rộng cho vay hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, hạn chế khả năng cạnh tranh của Chi nhánh (mobile Banking, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, thẻ chơi game, ... từ

Một phần của tài liệu 0543 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 67 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w