Cơ cấu tín dụng

Một phần của tài liệu 0543 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 55 - 69)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng đa dạng hóa sản phẩm tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông

2.2.2. Cơ cấu tín dụng

2.2.2.1. Theo thời gian cho vay

Với sự nỗ lực của tồn thể cán bộ cơng nhân viên chi nhánh, dư nợ tín dụng của chi nhánh có mức độ tăng trưởng vững chắc, theo đúng định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Đến 31/12/2010 tổng dư nợ của chi nhánh đạt 2.559 tỷ đồng thì đến tháng 31/12/2011 dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 3.013 tỷ đồng, tăng 463 tỷ đồng(+18%) so với năm 2010 và đạt 100% kế hoạch của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giao. Dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều có sự tăng trưởng qua các năm. Tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu tín dụng mặc dù tỷ trọng trong tổng dư nợ có giảm trong năm 2011.

Cho vay trung dài hạn, mặc dù tiềm ẩn rủi ro do khả năng trả nợ, hiệu quả dự án biến động theo thời gian nhưng lại là bước nhanh nhất để tăng trưởng và ổn định quy mơ tín dụng với chi phí quản lý tương đối thấp, Đặc biệt trong những năm gần đây khi rủi ro lãi suất luôn tiềm ẩn, NHNN khống chế mức lãi suất cho vay đối với các hợp đồng tín dụng mới kí, thì cho vay trung và dài hạn sẽ đảm bảo được tính ổn định và kế hoạch hóa về mặt tài chính của chi nhánh. Năm 2011 dư nợ trung dài hạn của chi nhánh đạt 1.325 tỷ chiếm 44%/ tổng dư nợ của chi nhánh.

Chúng ta có thể xem xét cơ cấu tín dụng của chi nhánh và dư nợ tín dụng theo thời gian từ năm 2009 - 2011 qua bảng 2.6 và 2.7 dưới đây.

Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng năm 2009-2010

Đơn vị: %

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động KD năm 2009, 2010, 2011 của Chi nhánh Lào Cai)

Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng theo thời kỳ năm 2010 - 2011

+ Băng VNĐ 1.157 1.272 1.68 8

132% 110%

+ Băng ngoại

tệ - - - - -

2. Cho vay trung hạn 932 960 940 97.9% 103%

+ Băng VNĐ 932 900 880 97.7% 96.5%

+ Băng ngoại

tệ -

60 60 0% 100%

3. Cho vay dài hạn 231 327 385 117% 141%

+ Băng VNĐ 231 327 385 117% 141%

+ Băng ngoại

Xác định dõ tiềm năng thế mạnh của địa phương, chi nhánh đã tập chung chỉ đạo đặc biệt chú trọng đến các đề án phát triển nông lâm, đầu tư trực tiếp đến các hộ sản xuất, cho vay kinh tế trang trại, phát triển chăn nuôi

gia súc gia cầm, thủy sản, các dự án chè, cây ăn quả, trồng rau, hoa xuất khẩu.. .nhằm thực hiện chương trình phát triển nơng nghiệp nơng thơn, xóa đói giảm nghèo, cho vay theo nghị định 41/CP và thực hiện chính sách tam nông, cho vay kinh tế hộ sản xuất tại 3 huyện nghịe theo nghị quyết 30a của Chính phủ......Bằng sự tích cực tìm kiếm khách hàng qua các năm, trong năm 2010 chi nhánh đã ký hợp đồng tài trợ cho các dự án xây dựng như: dự án thủy điện Sơn La - 100 tỷ đồng, dự án thủy điện Bắc Hà 100 tỷ đồng, thực hiện tiếp cận hầu hết các dự án lớn trên địa bàn. Đầu năm 2011 Chi nhánh cũng đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần tín dụng trên tồn tỉnh, tổng số ngân hang và quỹ tín dụng trong tỉnh là 16 đơn vị, thị phần của chi nhánh đạt 53%. Sự tăng trưởng mạnh của tín dụng dài hạn góp phần khơng nhỏ trong việc tạo một nền dư nợ ổn định cho chi nhánh cũng như hỗ trợ phát triển tín dụng ngắn hạn của chi nhánh, một mặt giúp tăng trưởng dư nợ toàn chi nhánh, mặt khác giúp đỡ chi nhánh trong công tác quản lý từ nguồn thu từ dự án.

Ngân hang Nông nghiệp Chi nhánh Lào Cai , luôn xác định “Nông nghiệp Nông thôn là thị trường trọng yếu, truyền thống và chi nhánh luôn là bạn đồng hành”, chú trọng mở rộng tín dụng đến các thành phần kinh tế, song kinh tế hộ gia đình có vị trí, vai trị đặc biệt trước mắt cũng như lâu dài, năm 2011 đáng giá là năm phát triển cao nhất về tín dụng kinh tế hộ với dư nợ kinh tế hộ đạt 1.515 tỷ tăng 142 tỷ so năm 2010 với 22.958 hộ dư nợ.

Dư nợ tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh đạt 1.688 tỷ đồng chiếm 56% tổng dư nợ, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởg cao qua các năm.

2.2.2.2. Theo hình thức đảm bảo cho khoản vay

Hình thức được đảm bảo áp dụng chủ yếu ở Chi nhánh là cầm cố giấy tờ có giá, thế chấp bất động sản và máy móc thiết bị. Hình thức cho vay tín chấp ngày càng bị thu hẹp do tính an tồn khơng cao. Tuy vậy chi nhánh vẫn

chấp nhận hình thức bảo lãnh tín chấp của bên thứ ba thông qua ký hợp đồng lao động bảo lãnh vay vốn như một biện pháp bổ sung về tài sản bảo đảm.

Đối với cho vay cầm cố chứng từ có giá:

Đối với những chứng từ có giá do AGRIBANK phát hành, chi nhánh giao cho các Chi nhánh cấp Huyện và Phòng Giao dịch trực thuộc triển khai thực hiện nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng từ có giá. Đây là phương thức cho vay bảo đảm an toàn. Các thủ tục cho vay cầm cố cũng được giảm nhẹ và thuận

tiện cho khách hàng. Tuy vậy, các khách hàng có nhu cầu vay cầm cố chứng từ có giá trị là rất ít và họ chỉ vay với giá trị nhỏ nên dư nợ khơng cao. Năm 2010,

dư nợ cho vay chứng từ có giá tại đơn vị giao dịch chỉ đạt 115 tỷ đồng.

Cho vay thế chấp bất động sản và máy móc thiết bị

Đây là hai hình thức đảm bảo được áp dụng nhiều nhất ở Chi nhánh. Tỷ lệ cho vay bảo đảm bằng bất động sản và máy móc thiết bị (chiếm hơn 80% trong cơ cấu cho vay tại chi nhánh). Các giao dịch thế chấp bất động sản đều được thể hiện qua hợp đồng công chứng và đăng ký tại cơ quan giao dịch bảo đảm theo đúng quy định.

Một số hình thức bảo đảm khác

Hai hình thức bảo đảm bằng chính lơ hàng nhập khẩu và hình thức cầm cố quyền đòi nợ theo Hợp đồng kinh tế cũng đang được triển khai thực hiện tại chi nhánh. Mặc dù vậy do mới triển khai và khung pháp lý chưa đồng bộ cũng như thiếu kinh nghiệm quản lý nên cả hai hình thức này đều chưa phát huy hiệu quả và cũng chưa được coi là tài sản bảo đảm chính thức được hạch tốn ngoại bảng. Theo quy định lơ hàng nhập khẩu phải được quản lý tại kho của bên thứ ba còn các khoản phải thu phải có bảo lãnh thanh tốn của bên mua hàng. Cả hai điều kiện đưa ra đối với hai loại hình này rất khó thực hiện do vậy đến nay các hình thức này mới chỉ được coi là biện pháp bổ sung tài sản bảo đảm..

Để tăng cường chất lượng tín dụng, các Ngân hàng thương mại ngày nay rất quan tâm đến tăng cường tài sản bảo đảm cho khoản vay. Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh đã thực hiện phân loại khách hàng và áp dụng chính sách tín dụng cho từng nhóm khách hàng. Chỉ tiêu quan trọng trong chính sách khách hàng là tỷ lệ cho vay khơng có tài sản bảo đảm. Khách hàng được phân loại vào 5 nhóm bao gồm khách hàng nhóm AAA, AA, A; BBB, BB, B; C và D. Đối với khách hàng nhóm AAA và AA, chi nhánh được cho vay khơng có tài sản bảo đảm đến mức tối đa theo quy định của pháp luật hiện hành. Khách hàng thuộc nhóm A chi nhánh cho vay khơng có tài sản bảo đảm là 50%; đối với khách hàng nhóm BBB chi nhánh được phép cho vay khơng có tài sản bảo đảm là 30% tổng dư nợ tại chi nhánh. Đối với khách hàng nhóm BB, chi nhánh chỉ cho vay khơng q số nợ thu và 100% dư nợ cho vay được bảo đảm bằng 100% tài sản. Khách hàng nhóm B, C, D là đối tượng nằm trong chiến lược “giảm dần dư nợ” và “rút lui”. Theo chính sách này, Chi nhánh Ngân hàng Nơng nghiệp Lào Cai đã thực hiện rà sốt tồn bộ tài sản bảo đảm tại chi nhánh, đôn đốc các doanh nghiệp bổ sung tối đa tài sản bảo đảm cho khoản vay. Trong đó hình thức bảo đảm chủ yếu cho phần dư nợ này là quyền sử dụng đất và thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay. Để các tài sản này hình thành, đưa vào sử dụng và hồn thiện được các thủ tục pháp lý cũng mất một thời gian khá dài kéo theo cản trở của việc nhận tài sản bảo đảm của chi nhánh. Hầu hết các dự án trung và dài hạn tại Chi nhánh chỉ hoàn thành được các thủ tục về tài sản sau ít nhất là 1 năm. Bên cạnh đó, việc nhận tài sản bảo đảm của doanh nghiệp nhà nước cũng gặp khơng ít khó khăn đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thương mại. Các doanh nghiệp này thường có rất ít hoặc khơng có tài sản cố định hay trụ sở để thế chấp vay vốn ở Ngân hàng.

2.2.2.3. Theo mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng

Hiện tại chi nhánh cung cấp cho khách hàng của mình các khoản vay theo

hai mục đích chính: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh dịch vụ và cho vay tiêu dùng. Trong đó tỷ trọng cho vay với mục đích kinh doanh sản xuất chiếm phần lớn. Một số loại hình cho vay truyền thống mà chi nhánh cung ứng là:

Cho vay vốn lưu động

Để cấp vốn lưu động cho khách hàng, Chi nhánh hiện đang áp dụng phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng ngắn hạn và cho vay ngắn hạn theo món. Việc tính tốn nhu cầu vay vốn dựa trên cơ sở kế hoạch kinh doanh khả thi của doanh nghiệp trong năm và dự báo tài chính năm thực hiện. Ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn lưu động phù hợp với vòng quay vốn lưu động, thường là dưới 1 năm để đáp ứng toàn bộ nhu cầu dự trữ tồn kho về nguyên liệu, hàng hóa. Hiện nay chi nhánh vẫn cho vay hỗ trợ thi công xây lắp cho các doanh nghiệp thuộc khối Lilama, cho vay xây dựng thủy điện , cho vay kinh doanh thương mại ...

Cho vay kinh doanh chứng khốn

Chi nhánh đã triển khai hình thức cho vay cầm cố, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán bằng việc liên kết với một số công ty chứng khốn như cơng ty chứng khốn NHNo Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay hình thức cho vay này mới chỉ dừng lại ở mức thí điểm và dư nợ có xu hướng giảm do yếu tố thị trường ít ổn định và loại hình kinh doanh này có độ rủi ro cao.

Cho vay dự án đầu tư

Chi nhánh cung cấp các khoản vay tài trợ nhu cầu đầu tư mới hoặc nâng cao năng lực máy móc thiết bị, xây dựng trụ sở, đầu tư dự án của doanh nghiệp. Việc cấp tín dụng chỉ được thực hiện khi dự án có đầy đủ cơ sở pháp lý và có tính khả thi. Thời gian cho vay của dự án có thể là trung hoặc dài hạn phụ thuộc vào thời gian thu hồi vốn đầu tư trong đó bao gồm cả thời gian ân

hạn được xác định trên cơ sở tiến độ thi công của dự án. Các dự án đầu tư nằm trong quyền phán quyết từ 1 đến dưới 7 năm, với mức độ phán quyết là 50 tỷ VNĐ

Cho vay tiêu dùng: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống và

nhu cầu sống của người dân Việt Nam ngày một nâng cao. Chi nhánh đã không ngừng cải thiện và đưa ra các sản phẩm về dịch vụ, tín dụng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Một số sản phẩm cho vay tiêu dùng đang được chi nhánh quan tâm triển khai là:

+ Cho vay nhà ở: Hình thức cho vay này nhằm hỗ trợ các nhau cầu về nhà ở đối với khách hàng bao gồm sửa chữa, mua và xây dựng mới nhà ở, áp dụng cho các cá nhân, hộ gia đình sinh sống thường xuyên và làm việc trên địa bàn. Mức cho vay không vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo. thời gian vay vốn từ 3 đến 15 năm theo từng loại hình nhà ở.

+ Cho vay cán bộ cơng nhân viên: Trước kia hình thức cho vay này chỉ áp dụng đối với cán bộ nhân viên công tác trong hệ thống AGRIBANK hiện nay cùng với sự phát triển công tác trả lương tự động trong hệ thống AGRIBANK, chi nhánh đã mở rộng đối tượng cho vay cán bộ công nhân viên đang làm việc tại các cơ quan Đảng, cơ quan Quản lý Nhà nước, các tổ chức đồn thể chính trị xã hội, các loại hình doanh nghiệp miễn là các cán bộ được tuyển dụng chính thức, có thu nhập ổn định và có phương án làm kinh tế phụ gia đình khả thi và được trả lương qua hệ thống AGRIBANK.

+ Cho vay du học: Đây là hình thức cho vay được chi nhánh triển khai áp dụng ngay từ năm 2009. Hình thức tín dụng này nhằm hỗ trợ một phần chi phí cho tồn bộ kinh phí của khoản tiền đi du học của một số cá nhân có tình hình tài chính đảm bảo. Đối với trường hợp đi du học ở nước ngoài, khách hàng

STT Thành phần kinh tế Năm2010 Năm2011 +/-(%)

Tổng dư nợ 2.559 3.013 18%

1 Dư nợ doanh nghiệp 1.174 1.498 27%

người đi du học. Trường hợp đi du học tại chỗ, khách hàng vay vốn là người đi

du học. Mức cho vay tối đa 30.000 USD/ năm tùy thuộc vào các loại hình đào tạo và quốc gia du học và thời hạn cho vay tối đa là 5 năm.

+ Cho vay mua ô tô: Ngày nay nhu cầu mua xe ô tô của người dân

ngày càng trở nên phổ biến hơn. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 15/7/2010 AGRIBANK đã ban hành Quy định số 666/QĐ-HĐQT “Ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng” để đáp ứng một cách rộng rãi nhu cầu của người dân. Đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống thường xuyên hoặc làm việc, kinh doanh trên cùng địa bàn với chi nhánh cho vay. Mức cho vay: Trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay tối đa bằng 80% giá trị xe. Trường hợp khách hàng vay vốn và bảo đảm bằng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng hàng hoặc của bên thứ ba, thì mức cho vay;

Tối đa 70% giá trị xe (đối với vay mua ô tô mới 100%) Tối đa 50% giá trị xe (đối với vay mua ô tô đã qua sử dụng)

Trường hợp khách hàng bảo đảm bằng hình thức kết hợp giữa tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng (trong đó tài sản khác tối thiểu bằng 50% giá trị xe) mức cho vay tối đa 95% giá trị xe (đối với vay mua ô tô mới 100%)

Thời hạn vay đối với xe ô tô mới 100% xuất xứ từ các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu: thời hạn cho vay tối đa 5 năm. Đối với xe ô tô mới 100% xuất xứ từ các nước khác và các loại xe ô tô đã qua sử dụng thời hạn cho vay tối đa 3 năm.

Tính đến 31/12/2011, tổng số khách hàng vay mua ô tô là 72 khách hàng, dư nợ cho vay theo hình thức này là 67 tỷ đồng; khách hàng vay nhiều nhất là 1,5 tỷ đồng, khách hàng vay thấp nhất là 250 triệu đồng.

Cho vay tiêu dùng là loại hình cho vay được chi nhánh quan tâm trong thời gian qua xuất phát từ nhu cầu thực tế cũng như định hướng hoạt động theo mơ hình bán lẻ của tất cả chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong thời gian tới. Tuy vậy tỷ trọng cho vay tiêu dùng còn khá khiêm tốn trong tổng dư nợ (5% trong tổng dư nợ). Hầu hết các chi nhánh mới triển khai được cho vay đảm bảo bằng lương, cho vay các nhu cầu về nhà ở và một số khoản vay mua ô tô.

2.2.2.4. Theo thành phần kinh tế

Khách hàng của chi nhánh về cơ bản là tế hộ với tổng số khách hàng

Một phần của tài liệu 0543 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 55 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w