Các tiêu chí đánh giá sự đa dạng hóa sản phẩm tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0543 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 31 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.3. Các tiêu chí đánh giá sự đa dạng hóa sản phẩm tín dụng của Ngân hàng

dịch vụ là ưu thế của mình, đồng thời không ngừng nghiên cứu và áp dụng các sản phẩm dịch vụ mới. Chỉ khi thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, Ngân hàng mới cng cấp được nhiều dịch vụ ngân hàng một cách nhanh chóng, linh hoạt, có chất lượng cho khách hàng và cho nền kinh tế.

1.3. Các tiêu chí đánh giá sự đa dạng hóa sản phẩm tín dụng củaNgân hàng Ngân hàng

Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng là một tất yếu nhưng để thực hiện được chiến lược này thì các Ngân hàng phải nắm rõ được các nguồn lực của mình để có những bước đi hợp lý, có nhiều cách đánh giá sự đa dạng hóa sản phẩm tín dụng ngân hàng như: Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ, dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, số lượng sản phẩm, số lượng khách hàng, mạng lưới chi nhánh....

1.3.1. Nhóm các nhân tố chủ quan

1.3.1.1. Chính sách tín dụng của Ngân hàng

Mỗi ngân hàng thương mại đều có một tầm nhìn, chiến lược phát triển của mình, tùy theo chiến lược phát triển nhất định thì các ngân hàng sẽ có một chính sách tín dụng phù hợp với tầm nhìn, chiến lược đó. Một ngân hàng có chiến lược phát triển thành ngân hàng bán lẻ sẽ có chính sách tín dụng hướng tới các khách hàng vừa và nhỏ, cá nhân, còn ngân hàng có chính sách chiến lược phát triển thành ngân hàng bán buôn, ngân hàng chuyên phục vụ cho các tổ chức sẽ lựa chọn chính sách tín dụng hướng tới các khách hàng là doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế... Ngoài ra một số ngân hàng có chiến lược phát triển trên cơ sở các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, phát triển dịch vụ thẻ thì chính sách tín dụng của họ sẽ không hướng tới mỏ rộng tín dụng nhiều. Một số nội dung cơ bản của chính sách tín dụng bao gồm:

Quyền hạn và trách nhiệm đối với cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm đinh. Quyền hạn và trách nhiệm và mối quan hệ của các bộ phận nội bộ ngân hàng trong việc quản lý, xem xét các hồ sơ cho vay;

Những thủ tục, công việc cần thiết trong tìm kiếm, đánh giá, ra quyết định cho vay và giải ngân, quản lý khoản vay đối với khách hàng;

Hồ sơ vay vốn;

Hướng dẫn về tiếp cận, đánh giá và bảo quản tài sản bảo đảm cho khoản vay;

Chính sách và thủ tục xác định lãi suất cho vay, các khoản phí và thời hạn vay;

Công bố các giới hạn tối đa đối với tổng dư nợ; Xác định thị trường mục tiêu của hoạt động cho vay;

Các tiến hành để phát hiện, phân tích và xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

(Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội, Trang 619, 620)

Chính sách tín dụng chỉ ra định hướng trong hoạt động cho vay, bao gồm cả các ưu tiên đối với các loại hình cho vay, từ đó tác động lớn tới việc đa dạng hóa sản phẩm tín dụng của ngân hàng.

Mặc khác, một chính sách tín dụng tốt sẽ là cẩm nang rõ rang, có hiệu quả trong hướng dẫn cán bộ tác nghiệp và người quản lý ngân hàng khi ra các quyết định cho vay và xây dựng danh mục cho vay. Chính sách tín dụng tốt cũng xác định rõ trách nhiệm cũng như quy trình tác nghiệp, tạo sự thống nhất trong hoạt động cho vay, tăng cường chuyên môn hóa, từ đó tạo ra thuận lợi cho việc đa dạng hóa sản phẩm tín dụng.

Quy mô vốn bao gồm nguồn vốn huy động và vốn chủ sở hữu, là tiền đề đầu tiên ngân hàng mở rộng cho vay nói chung, trong đó nguồn vốn huy động là yếu tố quyết đinh. Vốn chính là một lợi thế trong kinh doanh, muốn kinh doanh mà không có vốn thì không thể triển khai được hoạt động kinh doanh. Do đó, một ngân hàng nếu có khả năng về vốn thì ngân hàng đó sẽ có điều kiện để đầu tư vào công nghê, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Tài chính quyết định nhiều đến khả năng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của mỗi ngân hàng nên một trong những yếu tố Ngân hàng phải có để thực hiện được chiến lược đa dạng hóa là có vốn lớn, dồi dào. Nguồn vốn được hình thành từ nguồn gốc vốn chủ sở hữu và vốn huy động được từ bên ngoài trong đó nguồn vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng trong các quyết định đầu tư của mỗi ngân hàng vì muốn đầu tư hay cho khách hàng vay bao nhiều đều phải tính theo một tỷ lệ nhất định của vốn chủ sở hữu của Ngân hàng. Xu hướng các Ngân hàng đều tăng vốn chủ sở hữu của mình lên bằng cách để lại lợi nhuận hoặc tiến hành cổ phần hóa các NHTM NN hoặc bán cổ phần, tham gia trên thị trượng chứng khoán, có như vậy Ngân hàng mới có thể tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình.

Hiện nay cá NHTM của Việt Nam có nguồn vốn chủ sở hữu rất nhỏ bé so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới (tổng vốn chủ sở hữu của các NHTM nhà nước chưa bằng vốn chủ sở hữu của một ngân hàng bình thường ở các nước phát triển). Vốn đầu tư nhỏ, cơ cấu các khoản đầu tư chưa hợp lý là vấn đề bức xúc hiện nay của hệ thống NHTM Việt Nam và gây nhiều khó khăn cho các Ngân hàng Việt Nam trong việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình.

1.3.1.3. Nguồn lực con người

Hoạt động của một Ngân hàng hiện đại là phải có sự kết hợp giữa các sản phẩm truyền thống với các dịch vụ hiện đại cho nên yếu tố con người là không thể thay thế. Trong quá trình tạo ra sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng luôn có yếu tố con người và đây là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Ngân hàng là ngành dịch vụ nên đặc biệt là nhân viên giao dịch ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi thì phải luôn có thái độ vui vẻ, hòa nhã, tận tình, chu đáo với khách hàng để đem lại cảm giác thoải mái, tin tưởng cho khách hàng khi đến Ngân hàng giao dịch.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng phải có trình đọ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp thì mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như của Ngân hàng. Như vậy nguồn lực về con người là một phần quyết định đến sự thành công của mỗi Ngân hàng và khi khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng họ sẽ tiếp xúc với các nhân viên Ngân hàng. Do vậy thái độ, cung cách phục vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên chính là yếu tố quan trọng để giữ khách hàng ở lại với Ngân hàng, nhân viên của Ngân hàng chính là người quảng cáo trực tiếp và có hiệu quả nhất về Ngân hàng đến với khách hàng. Do vậy các Ngân hàng luôn bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ của mình, góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh của Ngân hàng.

1.3.1.4. Cơ sở vật chất và công nghệ

Cơ sở vật chất hiện đại thì khách hàng mới có thể yên tâm mà giao cho Ngân hàng giữ tiền của mình hoặc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền tệ. Các sản phẩm dịch vụ hiện đại mà ngày nay các Ngân hàng đang cung cấp đều dựa trên những công nghệ hiện đại nên nếu một Ngân hàng muốn đa dạng hóa hoạt động của mình thì Ngân hàng đó phải có hệ thống thiết bị, công nghệ

hiện đại nên Ngân hàng phải đầu tư vào công nghệ để có thể tạo ra được các sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình.

Hiện nay các NHTM Việt Nam đều có trụ sở giao dịch tương đối khang trang, rộng rãi, nhiều NHTMCP cũng đã tự xây dựng được cho mình các tòa nhà cao tầng làm trụ sở chính như NHTMCP Quân đội, từ đó góp phần nâng cao hình ảnh cũng như tiềm lực tài chính của các Ngân hàng. Các Ngân hàng cũng đã chú trọng đến đầu tư vào công nghệ, mua các thiết bị kỹ thuật hiện đại để đa dạng hóa hoạt động của mình.

1.3.1.5. Hiệu quả hoạt động marketing, tìm kiếm khách hàng.

Hoạt động tìm kiếm, quan hệ khách hàng là một phần trong tổng thể hoạt đọng marketing ngân hàng có tác động lớn và trực tiếp tới việc đa dạng hóa sản phẩm tín dụng. Mạng lưới của Ngân hàng cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động marketing, tìm kiếm quan hệ khách hàng. Ngân hàng có mạng lưới rộng, sát khách hàng thì càng có cơ hội phát triển các sản phẩm tín dụng, nhất là đối với hoạt động cho vay tiêu dùng, doanh nghiệp vừa vả nhỏ trong khu vực.

1.3.1.6. Yêu cầu bảo đảm tài sản đối với hoạt động cho vay

Yêu cầu bảo đảm tài sản đối với hoạt động cho vay của NHTM là nhân tố tác động tới mở rộng sản phẩm tín dụng. Sự sẵn sang chấp thuận các loại tài sản này làm tài sản đảm bảo sẽ ảnh hưởng tới khả năng đa dạng hóa sản phẩm tín dụng của ngân hàng. Một ngân hàng với chính sách tín dụng quá thận trọng về tài sản bảo đảm sẽ khó có cơ hội đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, nhất là trong điều kiện các thị trường mới nổi như Việt Nam, nơi các quy định pháp luật về đảm bảo tiền vay còn hạn chế.

1.3.1.7. Tính độc đáo, đặc trưng của loại sản phẩm tín dụng

Là yếu tố thu hút khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng, từ đó có thể mở rộng thị phần. Tính độc đáo, đặc trưng của sản phẩm thể hiện ở chỗ:

Sản phẩm mới, lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Hoặc đó là sản phẩm cải tiến có những yếu tổ nổi trội hơn so với các sản phẩm đang có.

Thu hút được khách hàng quan tâm. Đáp ứng được nhu cầu khách mong đợi.

Mang tính chất thương hiệu riêng của Ngân hàng 1.3.1.8. Sự liên kết trong hoạt động kinh doanh

Sự liên kết trong hoạt động kinh doanh giữa ngân hàng và khách hàng, đặc biết là khách hàng doanh nghiệp, các tổ chức tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, bán chéo sản phẩm và tạo mối liên kết bền vững, tin tưởng lẫn nhau.

Một phần của tài liệu 0543 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w