Lập kế hoạch quản lý vốn Quỹ đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 26 - 27)

1.3. Nội dung công tác quản lý vốn tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương

1.3.1. Lập kế hoạch quản lý vốn Quỹ đầu tư phát triển

Sau khi danh mục dự án đầu tư phát triển được phê duyệt, bộ phận thuộc địa phương có thẩm quyền sẽ tiến hành lập kế hoạch quản lý vốn đầu tư.

Trong việc lập kế hoạch quản lý vốn, thường chia thành: kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và kế hoạch ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn (thường là

10 năm) cung cấp tầm nhìn khái quát nhu cầu vốn trong thời gian dài để có thể chuẩn bị tốt hơn nhưng thường gặp nhiều biến đổi trong khi thực hiện. Kế hoạch trung hạn (thường là 5 năm) sẽ giúp các nhà quản lý và các đơn vị thực hiện biết được nhu cầu vốn là bao nhiêu để tập trung đẩy mạnh thực hiện tiến độ các dự án, tránh tình trạng cứ phê duyệt dự án trước rồi mới lo nguồn sau, khiến nhiều dự án bị dang dở. Có thể nói kế hoạch trung hạn là kế hoạch có thời hạn tốt nhất để giúp cho việc quản lý vốn đầu tư chủ động và có hiệu quả hơn. Kế hoạch ngắn hạn (thường là từng năm) được lập trên cơ sở kế hoạch trung hạn, cho biết việc đầu tư vốn sẽ được thực hiện như thế nào trong năm ngân sách.

Nội dung kế hoạch quản lý vốn đầu tư bao gồm: tổng mức đầu tư của các dự án phát triển; phương án huy động vốn theo tiến độ, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án.

Việc xây dựng kế hoạch huy động nguồn vốn đầu tư phát triển căn cứ vào việc phân cấp giữa Trung ương và ban quản lý địa phương, khả năng cân đối nguồn thu của địa phương và các nguồn khác trong từng giai đoạn, phù hợp với chu kỳ tài khóa. Với những Thành phố, thủ đơ, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, cơ chế phân cấp theo hướng tự chủ, sáng tạo sẽ tạo điều kiện cho địa phương chủ động được nguồn thu, tăng ngân sách của Thành phố, đảm bảo cho kế hoạch khả thi hơn. Kế hoạch huy động và sử dụng ngân sách phải được đưa vào dự toán ngân sách để trình cơ quan cấp cao hơn thẩm định và phê duyệt.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)