2.4. Đánh giá chung về tình hình quản lý vốn tại Quỹ đầu tư phát
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, hệ thống pháp luật và chính sách quản lý nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội vẫn cịn nhiều bất cập: Hệ thống chính sách, pháp
luật của Nhà nước, các hướng dẫn của Trung ương còn thiếu đồng bộ, chưa ổn định và nhất qn, đơi khi chậm thể chế hố để thực hiện; một số chính sách qua thực hiện bộc lộ những hạn chế, bất hợp lý nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Có rất nhiều luật như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Giao thông, Luật Đất đai, hệ thống Nghị định, Thông tư… liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển. Do được ban hành bởi nhiều cơ quan khác nhau, ở những thời điểm khác nhau nên hệ thống Luật còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, thiếu tính thống nhất và cịn chồng chéo. Việc xây dựng pháp luật bị cắt khúc theo phạm vi lĩnh vực quản lý, nên mỗi cơ quan chủ trì soạn thảo, mỗi văn bản chỉ chú trọng đến các mục tiêu quản lý trong phạm vi lĩnh vực hoạt động của mình mà thiếu sự phối hợp xử lý chính sách trong các lĩnh vực khác. Ví dụ như: Chính sách đất đai chưa phù hợp với chính sách phát triển hạ tầng, đơ thị hố; chính sách đầu tư chưa tương thích với chính sách xây dựng và chính sách phát triển doanh nghiệp. Luật NSNN là văn bản pháp lý có liên quan trực tiếp đến quản lý vốn Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội còn nhiều bất cập. Sự lồng ghép của ngân sách trung ương với ngân sách địa phương chưa phân cấp rõ ràng như hiện nay dẫn đến thẩm quyền và tính chủ động cơ quan quản lý vốn của Thành phố trong việc xem xét, quyết định sử dụng ngân sách chưa thực sự được chủ động. Các chính sách nhằm khuyến khích, huy động nguồn lực nhằm giảm gánh nặng cho NSNN như chính sách đối với nguồn vốn D , PPP chưa đầy đủ và còn nhiều bất cập.
Thứ hai, năng lực huy động vốn cũng như s dụng vốn đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu
Do khả năng huy động vốn đầu tư có hạn nên chưa thu hút được các nhà đầu tư góp vốn cho các dự án, đặc biệt là các dự án cấp thiết, cần lượng vốn đóng góp lớn, đầu tư trực tiếp của Quỹ chưa đáp ứng được các nhu cầu bức xúc của Thành phố về đầu tư phát triển trên địa bàn. Thành phố đã có chính sách huy động nguồn vốn từ trái phiếu của Thành phố cho các dự án xây dựng các cơng trình giao thơng đơ thị nhưng việc sử dụng sao cho hiệu quả vẫn chưa được quan tâm thích đáng. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và tổ chức đầu tư chưa đồng bộ và còn bộc lộ nhiều bất cập, trong thời gian qua liên tục thay đổi nhưng vẫn tạo ra nhiều khe hở và bất cập dẫn đến tình trạng tỷ lệ thất thoát vốn ngày một gia tăng. Do nhận thức của các cấp, các ngành ở địa phương chưa đầy đủ và thấy rõ tầm quan trọng của lĩnh vực đầu tư, việc thực hiện quy chế quản lý đầu tư chưa nghiêm túc và cịn vi phạm như: bố trí vốn đầu tư các dự án không tuân theo quy định, chất lượng các dự án thấp, quản lý chất lượng thi cơng các cơng trình chưa chặt chẽ, thực hiện quy chế đấu thầu và chỉ định thầu chưa nghiêm túc, thiếu cạnh tranh gây thất thoát ngân sách.
Những hạn chế và nguyên nhân được phân tích trên đây sẽ là cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội trong thời gian tới.
Thứ ba, tổ chức bộ máy quản lý về vốn đầu tư phát triển Hà Nội chưa chặt chẽ và thống nhất, trình độ, năng lực và phẩm chất của cán bộ còn hạn chế
Do nguồn vốn đầu tư phát triển bao gồm rất nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn ngân sách, vốn D , vốn PPP… nên việc quản lý nguồn vốn này thuộc rất nhiều bộ phận khác nhau với những cơ chế quản lý khác nhau. Điều đó cho thấy sự phức tạp trong việc quản lý nguồn vốn này.
Với vốn ngân sách của Thành phố, công tác lập kế hoạch vốn cũng như huy động vốn được thực hiện bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nguồn vốn nàynằm
trong vốn chi ngân sách đầu tư phát triển chung của Thành phố. Sau khi báo cáo UBND Thành phố, được BND trình và HĐND ra quyết định, nguồn vốn này lại được Sở Tài chính quản lý và phân bổ cho Sở ban ngành và các BQLD thuộc các quận thực hiện các dự án giao thông đô thị. Trong q trình thực hiện, Sở Tài chính lại tuỳ thuộc vào nguồn ngân sách cân đối được để phân bổ cho các dự án. Trong trường hợp cấp thiết, Sở sẽ cân đối với các nguồn khác để điều tiết vốn cho các dự án này. Chính điều này làm cho kế hoạch vốn và thực hiện có sự chênh nhau, gây khó khăn cho cơng tác quản lý.
Việc cấp phát, thanh, quyết toán nguồn vốn này được theo dõi và quản lý bởi Kho bạc Nhà nước Thành phố. Do Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước Thành phố chỉ nắm phần việc trong lĩnh vực của mình mà khơng có sự theo dõi và báo cáo với nhau nên các vấn đề phát sinh không được giải quyết kịp thời và thấu đáo. Sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan này trong quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển còn thiếu chặt chẽ và thống nhất nên gây khó khăn cho công tác quản lý nguồn vốn.
Trách nhiệm báo cáo của các cơ quan quản lý và cơ quan thực hiện dự án đầu tư chưa được qui định cụ thể, dẫn đến việc Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình lập kế hoạch vốn khơng có đủ căn cứ, số liệu; các cơ quan tham gia thẩm định kế hoạch vốn khơng có căn cứ, số liệu để đánh giá dự toán. Luật NSNN giao cho Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi và tổ chức hạch toán kế toán ngân sách đồng thời qui định Sở Tài chính thẩm định quyết tốn thu, chi, tổng hợp lập quyết tốn ngân sách trình BND Thành phố. Tuy nhiên, Kho bạc Nhà nước Thành phố chỉ tổng hợp báo cáo số thu, chi do mình trực tiếp kiểm sốt, trong khi cơ quan tài chính các cấp phải tổng hợp, báo cáo toàn bộ các khoản thu, chi của ngân sách do đó hệ thống mẫu biểu, số liệu tổng hợp trong báo cáo của hai cơ quan chưa đồng nhất về chỉ tiêu, nội dung để có thể so sánh, đối chiếu một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận lợi.
Bên cạnh đó, năng lực của một số chủ đầu tư chưa theo kịp yêu cầu của nhiệm vụ được giao, thiếu những cán bộ có năng lực, có trình độ chun mơn, nên triển khai các thủ tục còn lúng túng mất nhiều thời gian trong khâu thủ tục hành chính. Có trương hợp thiếu tinh thần trách nhiệm, có hiện tượng giao phó bỏ mặc cho đơn vị tư vấn triển khai chuẩn bị dự án. Mặt khác khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn đầu khơng thể bỏ qua yếu tố trình độ chun mơn trong quản lý đầu tư phát triển. Đây là vấn đề cần quan tâm nhất trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư phát triển. Trình độ quản lý của cán bộ một số phòng, ban chức năng trong cơ quan quản lý thành phố còn yếu, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Trong khi đó số cán bộ có trình độ chun mơn về quản lý đầu tư phát triển còn quá mỏng, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của một thành phố có tốc độ đơ thị hố nhanh như Hà Nội. Việc chấp hành pháp luật trong đầu tư chưa nghiêm, sai phạm xảy ra trong nhiều khâu của quá trình đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau, đối tượng tham gia vào Quỹ đầu tư phát triển đa dạng về ngành nghề và hình thức cho nên rất khó kiểm sốt; trong quản lý nhà nước về đầu tư phát triển cũng cịn rất nhiều vấn đề, khơng ít cán bộ quản lý, điều hành thiếu trách nhiệm, phẩm chất đạo đức yếu kém, lợi dụng chức trách, nhiệm vụ bớt xén, tham nhũng...
Thứ tư, quy định về quy trình và nghiệp vụ quản lý nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội còn nhiều thiếu s t, việc áp dụng quy trình quản lý hiện đại cịn yếu
Bên cạnh các chính sách huy động nguồn vốn cho Quỹ đầu tư phát triển, Thành phố còn đề ra các quyết định liên quan đến quản lý nguồn vốn này. Các quyết định đó là về quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mặc dù đã khá nhiều văn bản được ban hành đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước, song vẫn chưa đầy đủ, đặc biệt là các quy định cụ thể, rõ ràng về quản lý vốn đầu tư trong đó quy định rõ quy trình và trách nhiệm của các cơ
quan quản lý. Các quy định về lập kế hoạch, phân bổ và giao dự toán vốn đầu tư cịn có nhiều quy định chưa phù hợp, trách nhiệm lập dự toán với việc tổ chức thực hiện và quyết tốn chi đầu tư phát triển cịn tách biệt dễ dẫn đến bố trí vốn đầu tư phân tán, dàn trải. Các quy định về công tác kiểm tra, kiểm sốt vốn đầu tư cịn chưa chặt chẽ đẫn đến lãng phí, thất thốt vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Đồng thời hệ thống công nghệ thông tin ngày càng phát triển, một số nhiệm vụ có thể thay thế hoặc phụ trợ con người. Cùng theo đó là quy mơ Quỹ ngày càng mở rộng nên càng cần có phương pháp quản lý hiệu quả mà đảm bảo cơng việc được tối ưu và đạt hiệu quả. Vì vậy ban quản lý Quỹ cần tập trung phát triển và đổi mới các trang thiết bị, cập nhật các phương pháp quản lý mới.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội đã trải qua những dấu mốc đáng nhớ trong quá trình xây dựng và phát triển của mình đặc biệt là trong giai đoạn 2016-2020, gắn với những sự kiện trọng đại của đất nước và Thủ đô. Từ một quỹ tài chính có quy mơ nhỏ hoạt động theo cơ chế thí điểm, chủ yếu triển khai nhiệm vụ thanh toán ứng vốn thực hiện các dự án trong những năm đầu mới thành lập, Quỹ đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, từng bước xây dựng và khẳng định hướng đi đúng đắn, bám sát và thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ, cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ Thành phố giao, đến nay trở thành một trong những đơn vị đứng đầu trong hệ thống 46 Quỹ đầu tư phát triển địa phương trên cả nước, cả về nguồn vốn và quy mô hoạt động.
Chương 2 của Luận văn đã phân tích, chứng minh các vấn đề này bằng các số liệu và các phân tích cho tồn bộ chu trình quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội tiếp cận với thơng lệ quốc tế. Từ đó đánh giá kết quả đạt được, hạn chế cần khắc phục, xác định các nguyên nhân của những hạn chế. Đây là các căn cứ thực tiễn để đưa ra đề xuất ở chương sau. Các giải pháp sẽ tập trung vào giải quyết những điểm yếu trong từng khâu của chu trình quản lý hiện tại, nhằm nâng cao chất lượng quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển Thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Định hướng hồn thiện cơng tác quản lý vốn tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội