2.2. Các hoạt động chính và một số kết quả đạt được của Quỹ đầu tư
2.2.2. Một số kết quả đạt được của Quỹ đầu tư phát triển thành phố
Hà Nội
a) Đánh giá chung về kết quả hoạt động của Quỹ * Vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch:
Huy động vốn là một khâu rất quan trọng cho hoạt động đầu tư phát triển của Quỹ. Vốn điều lệ của Quỹ là nguồn vốn đối ứng để huy động các nguồn vốn khác tham gia vào hoạt động của Quỹ. Tổng số vốn huy động được của Quỹ giai đoạn 2016 – 2020 là: 2,094,178 tỷ đồng, tương ứng 19,6% tổng số vốn hoạt động của Quỹ Đầu tư. Số vốn huy động này còn rất khiêm tốn, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của nền kinh tế.
Kế hoạch giao trong năm 2018 là 656,666 tỷ đồng, trong đó: ứng từ nguồn vốn điều lệ của Quỹ là 256,666 tỷ đồng, từ nguồn thu tiền bán nhà là 400 tỷ đồng, tập trung cho các dự án quyết tốn, các dự án hồn thành từ năm 2018 đến 2020 và một phần cho các dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2020 để tăng khối lượng thực hiện, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành bàn giao nhà cho Thành phố.
Quỹ Đầu tư đã chủ động làm việc với các Chủ đầu tư để rà soát tiến độ thực hiện, khả năng nhu cầu giải ngân, kiểm tra thực tế một số dự án, nắm bắt nhu cầu vốn cần điều chỉnh của các chủ đầu tư để tổng hợp, đề xuất với Thành phố điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp. Hướng dẫn các Chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thanh toán theo kế hoạch vốn được giao gửi Quỹ để thẩm tra giải ngân theo quy định đạt 100% Kế hoạch giao.
+ Về vốn điều lệ Quỹ đã ứng để thanh toán cho các dự án theo chỉ đạo của BND TP:
- Tổng số vốn điều lệ Quỹ đã ứng để thanh toán cho các D theo kế hoạch TP giao năm 2016-
: 2.561.651.975.232 đồng
2020
- Ngân sách đã hồn trả vốn Quỹ đã ứng để thanh tốn từ nguồn thu bán nhà và dự toán NS
: 1.825.565.523.266 đồng
- Ngân sách cịn phải hồn trả Quỹ đã ứng để thanh toán theo KH TP giao từ 2016 đến 2020
: 736.86.451.966 đồng
* Tình hình nợ xấu trên tổng dư nợ của hoạt động cho vay:
Về hồn thiện quy trình thẩm tra cho vay và quản trị rủi ro, chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lượng hiệu quả thẩm tra và rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, hạn chế được rủi ro và đảm bảo việc thu hồi đầy đủ và kịp thời nợ vay, bảo tồn vốn, khơng để thất thốt vốn Thành phố giao. Đến nay, Quỹ khơng có nợ xấu.
Giải quyết cho vay khoảng 370 tỷ đồng/318 tỷ đồng (đạt 116,5% KH giao); Thu hồi từ hoạt động cho vay khoảng trên 45,5 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch, không bao gồm phần ngân sách hỗ trợ) và khơng có nợ xấu (KH là 3%/tổng dư nợ).
* Mức độ chấp hành theo các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước:
Trên cơ sở quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP, Nghị định số 37/2013/NĐ-CP, Thông tư số 28/2014/TT-BTC, Thông tư số 43/2014/TT- BTC quy định về về tổ chức, hoạt động và quy chế quản lý tài chính của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Quỹ Đầu tư đã dự thảo sửa đổi Điều lệ tổ chức hoạt động của Quỹ Đầu tư và các quy chế trình BND Thành phố và Hội đồng quản lý ban hành theo thẩm quyền, cụ thể:
- Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý; - Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát; - Các quy chế hoạt động nghiệp vụ (11 Quy chế).
Đã tổ chức các cuộc họp và gửi văn bản xin ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý và các Sở ngành liên quan như: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội. Đến nay:
Về Điều lệ: Quỹ đã tổng hợp đầy đủ ý kiến của các thành viên HĐQL, Bộ Tài chính, Sở Tư pháp chuyển về Sở Nội vụ để báo cáo Thành phố ban hành.
Về các Quy chế; Quỹ mới nhận được ý kiến tham gia của 3 thành viên: Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng.
Thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của Quỹ, đảm bảo cơng khai minh bạch các quy trình, thủ tục, danh mục hồ sơ vay vốn và thanh toán giải ngân ủy thác tại Quỹ, rút ngắn thời gian giải quyết, tạo thuận lợi cho các CĐT.
Làm tốt công tác thanh tra kiểm tra, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tuyên truyền giáo dục và thực hiện tốt Luật phòng, chống tham nhũng trong việc thực thi nhiệm vụ.
* Đánh giá hoạt động đầu tư theo định hướng:
Kế hoạch giao Quỹ Đầu tư tập trung thực hiện xem xét và thẩm tra giải quyết cho vay đối với các dự án XHH thuộc lĩnh vực Thành phố đang chỉ đạo: Điện nông thôn; Nước sạch đô thị, nông thôn; Cải tạo chung cư cũ; Nhà ở tái định cư...
Những dự án vay vốn tại Quỹ đều phải có cơ chế hỗ trợ của Thành phố mới đủ điều kiện để giải quyết cho vay. Do vậy, trong q trình thẩm tra tín dụng Quỹ đã chủ động kịp thời phối hợp với Liên ngành Thành phố đề xuất những cơ chế hỗ trợ đối với: Các dự án nước sạch (hỗ trợ về nguồn vốn, hỗ trợ ứng trước lãi suất vay vốn), Dự án cải tạo chung cư cũ (hỗ trợ chậm trả lãi vay)... báo cáo Hội đồng quản lý và Thành phố xem xét chỉ đạo để tháo gỡ cho các dự án an sinh xã hội mà Thành phố đang quan tâm chỉ đạo.
Qua một số năm hoạt động Quỹ Đầu tư đã thu được nhiều kết quả đáng kể. Quỹ đã thực hiện tiếp cận doanh nghiệp, hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ vay vốn theo đúng quy định, thực hiện phương thức giao dịch một cửa tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp khi liên hệ vay vốn và giải ngân các nguồn vốn uỷ thác của Thành phố, phát huy vai trò của Quỹ trong lĩnh vực đầu tư phát triển, góp phần vào công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. Đối với mọi dự án đầu tư, Quỹ đều thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ xét duyệt theo đúng quy định, trình tự thủ tục của Nhà nước.
Tuy nhiên, vốn điều lệ của Quỹ chưa thực sự phát huy được vai trò nguồn vốn “mồi” để huy động các nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế khác trên địa bàn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là cơ chế chính sách về huy động vốn cịn bị bó buộc, chậm được pháp luật hố. Đồng thời Quỹ Đầu tư phải thực hiện nhiệm vụ chính trị do BND Thành phố giao mà một số dự án này chưa thật sự thu hút các thành phần kinh tế tham gia, nhất là các ngân hàng thương mại.
Doanh thu của Quỹ Đầu tư tăng lên đáng kể từ 51,924,2 tỷ đồng năm 2016 lên 124.300 tỷ đồng năm 2020. Kết quả hoạt động hàng năm đều đạt so với chỉ tiêu đề ra, đóng góp đáng kể vào ngân sách thành phố (giai đoạn từ năm 2016 – 2020, Quỹ Đầu tư đã đóng góp vào ngân sách thành phố tổng số tiền là 73,179 tỷ đồng) (Bảng 3.5).
Mặc dù chi phí hoạt động tăng lên đáng kể nhưng việc quản lý chi phí của Quỹ Đầu tư là khá tốt, tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) đạt mức cao (trung bình đạt 46,60% giai đoạn 2016 – 2020); tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản cũng tăng lên (năm 2016 là 2,22%, đến năm 2020 đạt 2,96%).
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ Đầu tư
Đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Vốn điều lệ thực có 746.711,0 846.711,0 1.800.388,0 2.500.711,0 3.051.561
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
3 Doanh thu 51.924,2 98.298,3 100.824,2 124.300,0 137.551
4 Chi phí 16.348,1 35.051,1 18.263,1 17.346,7 18.454
5 Chênh lệch thu chi 35.576,1 63.247,2 82.561,1 106.953,3 119.097
6 Thuế TNDN 9.961,3 17.709,2 18.163,4 27.346,2 26.201
7 Lợi nhuận 25.614,8 45.538,0 25.614,8 89.932,0 92.896
8 ROE 2,28% 4,47% 4,54% 8,94% 9,1%
9 ROA 1,60% 2,00% 2,04% 2,28% 2.54%
10 NPM 41,32% 47,36% 48,32% 49,38% 67,1%
Nguồn: Báo cáo tài chính 2016 – 2020 của Quỹ đầu tư
Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (R E) đã tăng lên đáng kể (năm 2016 chỉ đạt 2,28%, năm 2017 tăng lên 8,94%) tuy nhiên vẫn còn thấp. Nguyên nhân chính là do hoạt động của Quỹ Đầu tư chủ yếu là hoạt động quản lý nguồn vốn uỷ thác của ngân sách thành phố nhưng hoạt động này đem lại doanh thu rất thấp với mức phí uỷ thác bằng 0,1%/tổng số tiền giải ngân trong năm. Quỹ Đầu tư chỉ thu được 3.875 triệu đồng phí uỷ thác giai đoạn 2016 – 2020, tương ứng 1,65% tổng doanh thu trong giai đoạn này. Trong khi đó thu lãi tiền gửi ngân hàng lại là doanh thu chính của Quỹ Đầu tư (chiếm đến 98,14%), chi phí của Quỹ Đầu tư chủ yếu là cho hoạt động nghiệp vụ quản lý nguồn vốn uỷ thác của Thành phố, chiếm đến khoảng 80% chi phí cho hoạt động nghiệp vụ.
Biểu đồ 1: Biểu đồ Doanh thu và chi phí
Nguồn: Phịng Tài chính – Kế toán của Quỹ đầu tư
Lãi suất cho vay của Quỹ Đầu tư cịn thấp, bằng lãi suất đầu tư tín dụng của Nhà nước + 3,6%/năm, một số dự án chỉ cho vay với lãi suất ưu đãi 3,6%/năm cũng ảnh hưởng tới kết quả hoạt động tín dụng của Quỹ Đầu tư.
Chi phí hoạt động cũng tăng cao trong năm 2017 (khoảng 35 tỷ đồng, tăng 214,4% so với năm 2016) nguyên nhân là do có sự biến động chung của tình hình tài chính trong nước khiến cho rủi ro trong hoạt động tín dụng tăng lên đáng kể, Quỹ Đầu tư phải trích một khoản lớn cho quỹ dự phịng rủi ro tín dụng đầu tư với mức trích năm 2017 hơn 14 tỷ đồng (mà hầu hết các khoản vay vốn điều lệ để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, nhà tái định cư và nhà ở xã hội đều là các dự án gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua do lạm phát tăng cao, khủng hoảng tài chính tồn cầu, tình hình biến động lớn về giá vật liệu xây dựng…
Bảng 2.2: Thu lãi từ hoạt động tín dụng
Đơn vị: triệu đồng 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng chi phí Tổng doanh thu
Thu lãi cho vay & tiền gửi NH
TT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Thu lãi cho vay trung và dài hạn
tín dụng ĐTPT từ vốn điều lệ 16.968 20.568 21.856 25.000 28.060
2 Thu lãi cho vay từ vốn huy động 5.200 10.287 11.200 13.620 14.722
3 Tổng cộng 22.168 30.855 33.056 38.620 42.782
4 %Thu lãi cho vay/tổng doanh thu 42,69% 31,39% 33,06% 31,14% 31,1%
Nguồn: Phịng Tài chính - Kế tốn của Quỹ đầu tư
Trên thực tế, trong quá trình thẩm định và thực tiễn thực hiện các dự án uỷ thác cho vay hoặc chỉ định cho vay của Thành phố, mặc dù Quỹ Đầu tư nhận thấy có nhiều hạn chế và bất cập về hiệu quả kinh tế, nhưng vẫn phải tiếp tục thực hiện giải ngân cho các dự án này, vì các dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và thơng qua nên việc điều chỉnh dự án là rất khó khăn và đôi khi không thể điều chỉnh được.