Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ quản lý vốn

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 98 - 103)

3.2. Các giải pháp hồn thiện cơng tác quản l‎ý vốn tại Quỹ đầu tư

3.2.1. Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ quản lý vốn

Thứ nhất, nâng cao chất lượng của kế hoạch vốn đầu tư phát triển Hà Nội

- Kế hoạch vốn đầu tư phải được xây dựng dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn, bao gồm:

+ Cơ sở quy hoạch phát triển của thành phố

+ Đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch của giai đoạn trước và khả năng huy động vốn để triển khai kế hoạch trong thực tiễn.

+ Điều kiện thực hiện kế hoạch (tài chính, bộ máy, cơ chế chính sách…) - Áp dụng các công cụ dự báo tiên tiến trong lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển.

+ Tăng cường việc áp dụng các công cụ dự báo tiên tiến (thông qua các phần mềm xây dựng dự báo thu, phân bổ dự toán chi…) để phục vụ tốt hơn cho công tác xây dựng và thẩm định dự toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

+ Thúc đẩy công tác dự báo kinh tế - xã hội Thành phố để phục vụ cho công tác xây dựng, thảo luận, quyết định dự tốn.

+ Khuyến khích các tổ chức kinh tế độc lập đưa ra các dự báo về ngân sách, nhằm giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thêm các kênh thông tin phục vụ cho việc quyết định kế hoạch vốn.

- Bám sát tiến độ thực hiện dự án là cơng tác cũng rất quan trọng bởi vì có như thế thì mới xác định được nhu cầu đăng ký vốn của các chủ đầu tư có sát với thực tế dự án và từ đó cơng tác lập và ghi kê hoạch vốn mới sát với thực tế.

- Trong việc phân bổ vốn cho các dự án, căn cứ vào nhu cầu vốn của chủ đầu tư. Quỹ đầu tư cần phải thực hiện phân bổ vốn trên nguyên tắc, thứ tự sau:

+ Ưu tiên hàng đầu cho các dự án trọng điểm quyết tốn hồn thành; + Thứ hai là các dự án có khả năng hồn thành trong năm;

+ Thứ ba là các dự án dở dang nhưng có khối lượng hồn thành ; + Thứ tư là các dự án còn lại.

Thứ hai, nâng cao chất lượng phân bổ và thanh quyết toán vốn Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội

- Rà soát, đánh giá các dự án sử dụng Qũy đầu tư phát triển đang triển khai, lập danh mục các dự án ưu tiên đầu tư; tập trung nguồn lực để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Cơ quan quản lý thành phố, các chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm túc trình tự, nội dung lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư. Các cơ quan quản lý có thẩm quyền cần mạnh tay cắt những dự án đầu tư nếu khơng đạt các tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội và chưa bảo đảm các yêu cầu về thủ tục, tập trung vốn cho các dự án bảo đảm hoàn thành trong hạn định và có hiệu quả cao. Với các cơng trình đầu tư phát triển thành phố bằng nguồn ngân sách có quy mơ q lớn, chưa thật cấp bách, có thờigian đầu tư dài cũng phải cắt giảm. Có như vậy, thì nguồn vốn mới tập trung được vào những cơng trình cần thiết được.

- Kiểm tra các căn cứ pháp lý cụ thể liên quan đến hoạt động của các dự án đầu tư phát triển đô thị như: các chứng cứ pháp lý về tư cách pháp nhân của tổ chức tham gia dự án, các văn bản giao nhiệm vụ cho phép nghiên cứu dự án của cơ quan QLNN, các chứng từ pháp lý về khả năng huy động vốn và năng lực kinh doanh của chủ đầu tư, các thoả thuận về việc sử dụng tài nguyên, đất đai, huy động tài sản...

- Việc phân bổ vốn đầu tư phải thực hiện đúng quy định và gắn với nhu cầu thực tế của cơng trình, phù hợp với tiến độ thi công của các hạng mục cơng trình, tránh tình trạng cấp phát vốn sai quy định thiếu kiểm tra, giám sát dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Cần tránh việc phân bổ vốn tràn lan,

thừa so với yêu cầu vốn để thực hiện xây dựng cơng trình đó, nhưng lại thiếu vốn cho cơng trình khác, qua đó dẫn đến tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa, nơi thì khối lượng vốn nợ đọng khơng thanh quyết tốn được cơng trình, nơi thì thất thốt vốn. Nghiêm cấm việc ứng vốn nợ khối lượng dẫn đến quản lý vốn không chặt chẽ.

Để đảm bảo vốn cho các dự án là cơng trình, cần tạo điều kiện thi cơng đúng tiến độ, công tác phân bổ vốn đầu tư nên thực hiện theo hướng: Dành 40% để thanh toán nợ các dự án đầu tư đã hoàn thành; dành 45% để phân bổ cho các cơng trình chuyển tiếp; dành 15% để phân bổ cho các cơng trình mới đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định.

Cần đổi mới công tác phân bổ nguồn vốn tại Qũy đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư theo định hướng phân bổ vốn theo đời dự án. Việc phân bổ nguồn vốn hàng năm căn cứ vào phân kỳ thời gian thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án và dự kiến khối lượng công việc thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án; năm cuối cùng khi dự án hồn thành bố trí nguồn vốn cho dự án bằng tổng mức vốn cả đời dự án trừ đi số vốn đã được bố trí từ các năm trước. Như vậy, hàng năm, các cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền chỉ cần tổng hợp danh mục dự án đã được phê duyệt, tiến độ thực hiện dự án và khối lượng giá trị cơng việc hồn thành để chuyển nhu cầu nguồn vốn cần bố trí cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp trình BND xem xét và giao kế hoạch vốn cho từng dự án. Trên cơ sở đó, BND Thành phố giao cho các sở, ngành tổng mức vốn và danh mục dự án triển khai trong năm kế hoạch, sở, ngành căn cứ vào đó phân bổ vốn cụ thể tới từng dự án, có thể điều hồ, điều chỉnh vốn phù hợp với từng dự án của ngành mình.

- Để thanh, quyết toán vốn đầu tư được đảm bảo đúng tiến độ, Kho bạc Thành phố cần rà soát lại các nội dung vướng mắc về cơ chế chính sách đã được ban hành làm ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác giải ngân vốn, kịp thời

có ý kiến đến các cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu giải quyết. Tích cực phối hợp với các chủ đầu tư và BQLD trong việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư của dự án, khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư và thủ tục đấu thầu, nhất là các dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, thiết kế, dự toán; trong khâu nghiệm thu và thủ tục thanh toán vốn. Việc giải ngân phải được tiến hành đều trong năm, tránh tình trạng dồn vào cuối năm gây chậm trễ và khơng hồn thành kế hoạch. Đồng thời cần có các biện pháp để các chủ đầu tư cam kết thực hiện giải ngân hết kế hoạch vốn đã được giao và có chế tài xử lý các trường hợp dây dưa, chậm trễ, không thực hiện đúng kế hoạch vốn được giao.

- Cơ quan quản lý của Thành phố cần có sự phối hợp chặt chẽ trong các bước thực hiện đầu tư vốn cho các cơng trình, dự án đơ thị từ xây dựng kế hoạch, huy động, phân bổ, thanh, quyết toán vốn đầu tư. Các chế độ báo cáo cần được duy trì giữa các Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính và quản lý Quỹ.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu các nguồn vốn cho vay và tích cực khai thác thị trường.

Tập trung đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu các nguồn vốn cho vay thông qua việc tổ chức các hội nghị xúc tiến, ký kết thoả thuận hợp tác với các đơn vị tiềm năng; Tích cực khai thác thị trường, chủ động tiếp cận, làm việc với các chủ đầu tư để tìm hiểu nhu cầu, hướng dẫn hồn thiện hồ sơ vay vốn.

Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan để được giới thiệu dự án; Kịp thời nắm bắt thông tin, tham mưu đề xuất BND Thành phố chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đang thực hiện thẩm tra tại Quỹ.

Đối với hoạt động cho vay đầu tư từ nguồn vốn điều lệ: Ưu tiên bố trí nguồn vốn cho vay các dự án theo danh mục phù hợp với mục tiêu, định

hướng phát triển của BND Thành phố, đặc biệt là các dự án có vai trị quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, các dự án xã hội hóa, an sinh xã hội, giải quyết vấn đề dân sinh bức xúc trên địa bàn Thành phố; Khuyến khích hình thức hợp vốn với các ngân hàng thương mại để thực hiện cho vay các dự án có quy mơ đầu tư lớn, nhằm phát huy vai trò vốn mồi của Quỹ trong việc thu hút các nguồn vốn khác.

Chú trọng quản lý sau vay, quản trị rủi ro, đảm bảo thu hồi đầy đủ, đúng hạn nợ gốc và nợ lãi, khơng có nợ xấu vượt quá quy định.

Thứ tư, nâng cao hiêu quả hoạt động nhận uỷ thác ứng vốn quỹ phát triển đất

- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng Kế hoạch ứng vốn trung hạn và hàng năm thông qua việc: Kịp thời cập nhật, bám sát tiến độ giải ngân và thực hiện dự án của chủ đầu tư; Tiến hành kiểm tra thực tế dự án trước khi lập kế hoạch, đặc biệt là các chủ đầu tư đăng ký nhu cầu vốn lớn.

- Triển khai các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch ứng vốn hàng năm như: Thường xuyên nắm bắt tiến độ triển khai dự án, đôn đốc chủ đầu tư hồn thiện hồ sơ thanh tốn; Tổ chức kiểm tra thực tế dự án khi cần; Kịp thời tham mưu BND Thành phố phê duyệt điều chỉnh, điều hoà kế hoạch vốn...

- Phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư và các Sở, ngành liên quan, kịp thời báo cáo BND Thành phố chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

- Tập trung đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện thu hồi tạm ứng và thu hồi vốn ứng theo quy định.

Thứ năm, bảo đảm thu hồi vốn ngân sách đã đầu tư tại các dự án:

Tiếp tục theo dõi, đơn đốc các chủ đầu tư thực hiện hồn trả đầy đủ vốn ngân sách đã đầu tư theo hợp đồng ghi nhận nợ đã ký; Tăng cường kiểm tra nắm

bắt tình hình thực hiện dự án; Kịp thời phối hợp với các Sở ngành liên quan báo cáo, đề xuất BND Thành phố chỉ đạo đối với những trường hợp chủ đầu tư chậm hoàn trả theo thời hạn đã cam kết.

Thứ sáu, hồn thiện cơng tác bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Hoàn thiện quy chế, quy trình bảo lãnh tín dụng; Phối hợp với các

Hiệp hội, Trung tâm hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tổ chức các hội nghị giới thiệu, xúc tiến hoạt động BLTD cho các DNNVV để nắm bắt thông tin về nhu cầu BLTD của các doanh nghiệp, làm cơ sở triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Thứ bảy, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được BND

Thành phố giao tại Đề án hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố đến năm 2025 và Chỉ thị số 09/CT- BND ngày 05/10/2018 về việc thực hiện hiệu quả Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)