Phương hướng và mục tiêu phát triển của Quỹ đầu tư phát

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 92 - 96)

giai đoạn 2016 – 2020 về kinh tế: Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn đạt 11 - 12%/năm. Về xã hội: Dân số đến 2020 khoảng 7,9 - 8 triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020: 70 - 75%. Về kết cấu hạ tầng và môi trường: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị được cải tạo và xây dựng đồng bộ, hiện đại, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, phấn đấu đến giai đoạn 2016-2020 đưa vào vận hành ít nhất 2 tuyến đường sắt đơ thị, vận tải hành khách công cộng đáp ứng 35 – 45% nhu cầu đi lại của nhân dân.

Để góp phần thực hiện mục tiêu chủ chốt về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 nêu trên, đòi hỏi Quỹ Đầu tư phát triển cần có hoạt động quản lý vốn Quỹ hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế chính sách để đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ hỗ trợ đầu tư phát triển trong tương lai.

3.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Quỹ đầu tư phát triển của thành phố Hà Nội của thành phố Hà Nội

a) Phương hướng hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội

Với tư cách là một tổ chức tài chính của địa phương, hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương phải gắn chặt với các định hướng về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của địa phương, đòi hỏi phải xây dựng và phát triển Quỹ thành một tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp, bảo đảm phát triển các hoạt động gắn với thị trường, hướng tới thị trường và xác định mục tiêu lợi nhuận hợp lý; có bộ máy hoạt động độc lập, có uy tín cao, đóng

vai trị là tổ chức định hướng đầu tư thu hút các tổ chức khác cùng tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vấn đề cốt yếu là phải khắc phục cho được các hạn chế trong thời gian qua, khai thác tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển; hạn chế tối đa sự bao cấp của Nhà nước, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, từng bước phù hợp với các thông lệ quốc tế và hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Phát triển hệ thống Quỹ Đầu tư phát triển hoạt động an toàn, hiệu quả, dựa trên cơ sở vững chắc về trình độ quản lý và công nghệ tiên tiến; phát triển đa dạng hoạt động huy động vốn, cho vay đầu tư, đầu tư trực tiếp… với chất lượng cao. Triển khai toàn diện các hoạt động của Quỹ, tăng tỷ lệ đầu tư trực tiếp và cho vay đầu tư, giảm tỷ trọng hoạt động quản lý các nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách thành phố. Từ năm 2016 trở đi tỷ trọng đầu tư tài chính dưới các hình thức: đầu tư trực tiếp vào các dự án, góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế… trong cơ cấu đầu tư chiếm 70% vốn hoạt động của Quỹ tại thời điểm thực hiện. Mở rộng hoạt động góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế nhằm huy động tối đa các nguồn lực nhàn rỗi trong nền kinh tế.

Phát hành trái phiếu Quỹ đầu tư phát triển để huy động vốn. Khuyến khích việc huy động vốn thông qua phương thức hợp vốn, mở rộng các đối tác tham gia hợp vốn ra các tổ chức có nguồn đầu tư dài hạn như bảo hiểm, các tổ chức tài chính trong và ngồi nước, nâng cao khả năng thoát vốn của Quỹ để Quỹ phát huy đầy đủ vai trò là nguồn vốn “mồi” để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

b) Mục tiêu phát triển của Quỹ đầu tư phát triển của thành phố Hà Nội

Với vị trí là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm kinh tế, văn hóa, tài chính… của cả nước, Hà Nội cần được đầu tư đồng bộ về hệ thống kết cấu hạ tầng đơ thị cũng như các cơng trình an sinh xã hội. Trong đó, Quỹ Đầu tư phát triển TP Hà Nội đóng vai trị là một cơng cụ tài chính quan

trọng giúp thành phố tập trung nguồn lực đầu tư phát triển, bao gồm cả khả năng huy động vốn và điều tiết sử dụng nguồn vốn hiệu quả.

Không c nợ xấu:

Với chức năng hoạt động như một tổ chức tài chính Nhà nước của thành phố, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Hà Nội thực thiện 4 chức năng nhiệm vụ cơ bản gồm: Ủy thác cho vay, cấp phát vốn đầu tư từ nguồn ngân sách; Đầu tư trực tiếp và cho vay đầu tư các dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như các dự án phục vụ dân sinh trên địa bàn Hà Nội; Huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Đối với hoạt động cho vay đầu tư, trước đây mới chỉ tham gia được lĩnh vực đầu tư nhà tái định cư. Đến năm 2019, BND TP đã chỉ đạo giao một số loại hình dự án an sinh xã hội - xã hội hóa được thực hiện cơ chế vay ưu đãi từ vốn điều lệ của Quỹ Đầu tư thuộc các lĩnh vực: Môi trường (giết mổ gia súc gia cầm, xử lý môi trường, rác, nước thải...); hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông đô thị (đường giao thông, bãi đỗ xe, hạ ngầm cáp điện, nước...); nông nghiệp, nông thôn mới (điện, nước sạch nông thôn...); lĩnh vực nhà ở (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, nhà ở thu nhập thấp), Y tế, giáo dục (bệnh viện, trường học...). Sau 3 năm, doanh số cho vay đã nâng lên gấp 8 lần so với những năm trước đây. Và đến nay đã mở rộng tham gia được tất cả các lĩnh vực thành phố có chỉ đạo.

Tối ưu h a nguồn vốn và hiệu quả đầu tư

Trong khả năng nguồn vốn điều lệ được thành phố giao 2000 tỷ đồng, Quỹ đã xây dựng kế hoạch sử dụng vốn hàng năm, để phát huy hiệu quả và sử dụng tối đa, đóng góp vào các mục tiêu của thành phố như đầu tư cho nhà tái định cư, các dự án cấp nước, cấp điện, xử lý rác, cải tạo chung cư, nhà thu nhập thấp, nhà ở công nhân.... Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của thành phố, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố đã xây dựng các phương thức huy

động vốn báo cáo thành phố chỉ đạo thực hiện như: Huy động, hợp vốn với các tổ chức tài chính để cho vay, huy động thơng qua hình thức đầu tư PPP và các hình thức huy động vốn khác.Hiện nay, Quỹ đang triển khai huy động vốn từ Ngân hàng thế giới để cho vay các dự án an sinh xã hội thực hiện bằng phương thức xã hội hóa, phù hợp với điều kiện vay vốn của WB.

Đặc biệt, mơ hình đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) được coi là một kênh huy động vốn hiệu quả. Đây là mơ hình hợp tác mà Nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các cơng trình, dịch vụ cơng cộng, theo đó sẽ tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, đồng thời phát huy ưu thế về vốn, trình độ quản lý và cơng nghệ của các đối tác, đặc biệt là những đối tác nước ngoài. Từ năm 2015, Quỹ Đầu tư đã chủ động làm việc với Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JB C) để kêu gọi tham gia hỗ trợ vốn và đầu tư cho TP Hà Nội thông qua phương thức đầu tư PPP. Hiện nay, Dự án tuyến đường sắt đô thị số 6 và Dự án xây dựng nhà máy nước mặt sông Hồng và mạng cấp nước đang được thí điểm thực hiện đầu tư theo hình thức này, kinh phí chuẩn bị dự án sẽ do JB C hỗ trợ toàn bộ.

Ngoài ra, để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển của Thủ đơ, trong bối cảnh khó khăn chung nguồn vốn ngân sách khơng thể đáp ứng được. Đối với những dự án dịch vụ công thuộc danh mục các dự án cần thiết phải đầu tư. Quỹ đang báo cáo thành phố để chỉ đạo kêu gọi các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư tham gia phối hợp với thành phố để xây dựng các cơ chế, phương thức tổ chức thực hiện báo cáo Chính phủ cho phép thực hiện.

Trong định hướng phát triển, Quỹ Đầu tư phát triển TP Hà Nội xây dựng kế hoạch tập trung nhiệm vụ huy động vốn để đầu tư và cho vay vào các lĩnh vực dự án TP chỉ đạo, đóng góp chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố. Quỹ Đầu tư hướng tới mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với

các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư trong và ngoài nước để kêu gọi hợp tác đầu tư. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ để đáp ứng những nhiệm vụ mới và phức tạp. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành thường xuyên kịp thời tham mưu, đề xuất với TP để chỉ đạo thực hiện, phấn đấu cho mục tiêu: Huy động và sử dụng vốn cho thành phố ngày một hiệu quả hơn.

3.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)