Tổ chức thực hiện huy động vốn

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 27 - 29)

1.3. Nội dung công tác quản lý vốn tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương

1.3.2. Tổ chức thực hiện huy động vốn

Trên cơ sở lập kế hoạch quản lý vốn đầu tư, các cơ quan quản lý của địa phương cần xây dựng và tổ chức thực hiện huy động vốn đầu tư và phân bổ vốn cho các dự án.

- Tổ chức thực hiện huy động vốn: Nguồn vốn này có được từ nguồn vốn ngân sách trung ương cấp cho địa phương và nguồn vốn ngân sách do địa phương tự thu theo quy định của pháp luật. Trong điều kiện NSNN hạn hẹp, việc trông chờ vào các dự án phân bổ từ NSNN Trung ương không đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn cho đầu tư phát triển. Vì thế, địa phương cần phải huy động các nguồn khác để bổ sung vào ngân sách của mình. Cơ chế phân chia các khoản thu giữa Trung ương và địa phương và thẩm quyền của địa phương trong các hoạt động thu ngân sách sẽ tác động rất lớn đến hoạt động này.

Đây là quá trình triển khai thực hiện kế hoạch huy động vốn trong thực tế thông qua cơ cấu tổ chức bộ máy của Quỹ đầu tư phát triển và các công cụ điều hành khác nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra.

- Truyền thông kế hoạch huy động vốn.

- Xác định rõ các phòng ban, bộ phận, nhân lực thực hiện nhiệm vụ huy động vốn.

- Thực hiện cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kế hoạch huy động.

- Thực hiện chế độ khuyến khích tạo động lực cho các bộ phận và cá nhân làm nhiệm vụ huy động vốn.

Quỹ đầu tư phát triển được huy động vốn trung và dài hạn của các tổ chức trong và ngồi nước để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của nhà nước. Vốn huy động là vốn không thuộc sở hữu của Quỹ mà Quỹ được quyền sử dụng và có trách nhiệm hồn trả đúng hạn cả gốc và lãi.

*) Vốn huy động của Quỹ hỗ trợ phát triển bao gồm:

– Vốn huy động của Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và của Tổng cục Đầu tư phát triển bàn giao cho Quỹ hỗ trợ phát triển;

– Vốn vay các Quỹ: Tích luỹ trả nợ nước ngồi; Tiết kiệm bưu điện và nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

*) Các nguồn vốn của các tổ chức kinh tế để đầu tư theo kế hoạch Nhà nước (bao gồm vốn khấu hao tài sản cố định và quỹ đầu tư phát triển);

– Vốn từ phát hành trái phiếu Chính phủ;

– Vốn vay trung và dài hạn các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, ngân hàng trong và ngoài nước;

– Vốn huy động khác theo quy định.

*) Tổ chức thực hiện huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo các nguyên tắc cơ bản sau:

a) Nguồn vốn huy động là nguồn vốn trung và dài hạn (là các nguồn vốn có thời hạn trả nợ từ 01 năm trở lên).

b) Hình thức huy động vốn theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 138/2007/NĐ-CP.

c) Đảm bảo giới hạn huy động vốn theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 138/2007/NĐ-CP.

d) Thẩm quyền huy động vốn thực hiện theo quy định tại Quy chế huy động vốn và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.

*) Xây dựng Quy chế huy động vốn trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt. Quy chế huy động vốn phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Mục đích huy động vốn;

b) Các nguồn vốn và hình thức huy động;

c) Quy trình xây dựng và thẩm quyền phê duyệt phương án huy động vốn từ các nguồn theo quy định của pháp luật;

d) Kế hoạch quản lý và sử dụng vốn huy động;

đ) Kế hoạch và trách nhiệm trả nợ lãi, gốc khi đến hạn.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)