2.3. Thực trạng quản lý vốn tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố
2.3.3. Thực trạng phân bổ vốn tại Quỹ đầu tư phát triển Thành phố
Hà Nội
a) Hoạt động đầu tư trực tiếp
Nghiên cứu tham gia góp vốn cùng với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Bệnh viện Thanh Nhàn để đầu tư xây dựng Trung tâm điều trị ung thư kỹ thuật cao tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Nghiên cứu góp vốn thành lập Cơng ty Cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật – xã hội Thành phố Hà Nội và Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Hà Nội để triển khai đầu tư các dự án trong lĩnh vực xã hội hoá đầu tư của Thành phố, đầu tư kinh doanh bất động sản. Dự án lập quy hoạch phân khu khu vực hồ Đồng Quan – huyện Sóc Sơn
Nghiên cứu lập đề án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên. Nghiên cứu lập quy hoạch và lập dự án đầu tư các loại dự án: nhà ở, cầu đường, các cơng trình thương mại và xã hội… (một số quỹ đất hai bên đường 5 kéo dài; đường từ cầu Nhật Tân đến cảng T2 sân bay Nội Bài). Nghiên cứu và lập dự án đầu tư xây dựng khu liên cơ Vân Hồ theo quy hoạch; Đề xuất một số dự án cụm công nghiệp, trường học, bệnh viện…
Đầu tư xây dựng tạo quỹ nhà tái định cư, nhà ở xã hội tại quỹ đất 20 ha thuộc khu công nghiệp mở rộng tại đường Yên Sở, Trần Phú, Lĩnh Nam, quận
Hoàng Mai (đã được Thành phố cho phép chuyển đổi quy hoạch thành khu nhà ở và thương mại).
Đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng, cây xanh, thể dục thể thao, khu nhà ở… thuộc dự án 292 ha tại xã Tây Mỗ, xã Đại Mỗ huyện Từ Liêm trước đây tạm giao để xây dựng khu đô thị đại học, nay được điều chỉnh để di chuyển một số cơ quan của Bộ Quốc phòng trong khu vực thành cổ.
Dự án thí điểm xử lý nước thải quy mơ vừa và nhỏ áp dụng tại cụm dân cư quận Hai Bà Trưng bằng nguồn vốn ngân sách. Dự án xây dựng nhà ở tái định cư thuộc quỹ đất 12 ha tại quận Hoàng Mai nằm trong quy hoạch dự án 40 ha do BND Quận Hoàng Mai làm Chủ đầu tư.
Đầu tư theo hình thức cơng tư (PPP) là một hình thức đầu tư mà qua đó thu hút được nguồn lực của xã hội (đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài) và tận dụng được lợi thế về công nghệ quản lý vận hành của các nhà đầu tư.
Chính phủ đang chuẩn bị ban hành Nghị định chính thức quy định về hình thức đầu tư PPP thay thế cho Quyết định 71. Theo đó, các cơ chế đối với đầu tư theo hình thức PPP sẽ được rõ ràng, cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư quan tâm thực hiện.
Hiện nay, Thành phố đã chỉ đạo danh mục 07 dự án tiềm năng nghiên cứu thực hiện đầu tư theo hình thức PPP trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó có 02 dự án: ĐTXD Tuyến đường sắt đơ thị số 6 và Dự án ĐTXD nhà máy nước mặt sông Hồng và mạng cấp nước do Quỹ Đầu tư đề xuất.
b) Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác
Quỹ thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo uỷ quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để huy động vốn cho ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật. Một số dự án đã và đang triển khai tại Quỹ:
+ Khu nhà ở cao tầng CT13 phục vụ di dân GPMB. Chủ đẩu tư: Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng. Với tổng mức đầu tư: 593 tỷ đồng.
+ Xây dựng nhà ở chung cư cao tầng N01, N02, N03 khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng phía Tây Nam Đại học Thương Mại. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án quận Cầu Giấy. Với tổng mức đầu tư: 484 tỷ đồng.
+ Đặt hàng mua nhà tại ô đất CT1B-Vĩnh Hồng. Chủ đầu tư: Cơng ty ĐTXD và phát triển nhà số 7 Hà Nội. Tổng mức đầu tư: 367 tỷ đồng.
+ Xây dựng khu tái định cư Xuân La phục vụ xây dựng khu đô thị mới Tây Hồ Tây. Chủ đầu tư: BQLD Khu đô thị mới Hà Nội. Tổng mức đầu tư: 988 tỷ đồng.
+ Đặt hàng mua nhà tại ô đất B6, B10 khu TĐC Nam Trung Yên. Chủ đầu tư: Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Tổng mức đầu tư: 568 tỷ đồng.
Quỹ Đầu tư thực hiện kiểm soát thanh toán vốn ngân sách thành phố uỷ thác qua Quỹ theo kế hoạch cấp phát hoặc cho vay hàng năm cho các dự án của BND Thành phố do BND Thành phố quyết định và giao cho các đơn vị làm chủ đầu tư. Trên cơ sở danh mục dự án hàng năm, Quỹ tiến hành kiểm soát hồ sơ đề nghị thanh toán của các chủ đầu tư dựa theo khối lượng hoàn thành của từng hạng mục của dự án.
Trên thực tế, số tiền giải ngân cấp phát hay cho vay này tuỳ thuộc vào hồ sơ khối lượng hoàn thành của chủ đầu tư. Điều này cũng là một khó khăn cho Quỹ trong việc hồn thành kế hoạch được giao của BND TP Hà Nội hàng năm do tiến độ thực hiện dự án của các chủ đầu tư hay việc hồn tất hồ sơ kết tốn khối lượng hoàn thành của họ.
Tổng số tiền cấp phát của Quỹ đầu tư cho các dự án trong giai đoạn 2016 – 2020 là 4.167.621 triệu đồng (Bảng 2.1).
Bảng 2.4: Tình hình cấp phát vốn ngân sách thành phố uỷ thác qua Quỹ Đầu tư
Đơn vị: triệu đồng
2016 2017 2018 2019 2020
1 Thực hiện 511.775 766.584 996.000 992.650 900.612
2 Kế hoạch năm 591.000 992.650 1.232.640 1.200.584 1.000.631
3 % thực hiện 86,59% 77,23% 80,8% 82,23% 90,8%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động 2016 – 2020 của Quỹ đầu tư
Hoạt động cho vay vốn ngân sách thành phố uỷ thác qua Quỹ Đầu tư được thực hiện đối với hai nhóm dự án: giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch phục vụ đầu tư xây dựng các dự án trên địa bàn thành phố và nhóm dự án xây dựng nhà ở tái định cư và dự án nhà ở xã hội.
Trên nguyên tắc hoạt động của nguồn vốn cho vay này là nhằm tạo nguồn vốn quay vòng cho ngân sách thành phố, Quỹ Đầu tư chịu trách nhiệm kiểm soát thanh toán cho vay và thu hồi nguồn vốn vay từ chủ đầu tư để hoàn trả vốn vay cho ngân sách thành phố. Đặc biệt từ năm 2016 đến nay để đáp ứng tiến độ đầu tư nhà tái định cư, trong điều kiện vốn ngân sách chưa đáp ứng kịp thời tiến độ đầu tư các dự án, Quỹ đã ứng vốn để thanh toán cho các dự án nhà tái định cư theo kế hoạch Thành phố giao.
Bảng 2.5: Tình hình cho vay vốn ngân sách thành phố uỷ thác qua Quỹ Đầu tư
Đơn vị: triệu đồng Loại dự án Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Dự án GPMB tạo quỹ đất sạch 215.426 225.279 230.100 275.000 300.913
Dự án xây dựng nhà tái định cư
và các dự án nhà ở xã hội 316.120 413.244 320.250 312.000 413.153
Tổng cộng 531.546 638.523 550.350 587.000 714.066
Nguồn: Báo cáo cho vay – thu nợ 2016 – 2020 của Quỹ đầu tư
Các nhóm đối tượng mà Quỹ Đầu tư được phép cho vay được xác định thuộc các nhóm:
Nhóm 1: Các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
(gồm: dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhà ở tái định cư phục vụ di dân giải phóng mặt bằng; dự án xây dựng nhà ở xã hội; dự án cải tạo khu nhà ở chung cư cũ, bị hư hỏng xuống cấp; dự án đầu tư xây dựng cơng trình cấp nước sạch phục vụ công nghiệp và sinh hoạt; dự án đầu tư xây dựng cơng trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, bệnh viện các cụm công nghiệp làng nghề; dự án đầu tư xã hội hoá trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục đào tạo và dạy nghề, văn hố thơng tin, thể dục thể thao, mơi trường);
Nhóm 2: Các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (gồm:
dự án xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp; dự án sản xuất, sơ chế rau, quả an tồn);
Nhóm 3: Các dự án xây dựng nhà ở khu đô thị và khu dân cư; các dự án
di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất;
Nhóm 4: Các dự án quan trọng khác do BND Thành phố quyết định.
Năm 2018 Quỹ Đầu tư chỉ ký được 08 hợp đồng tín dụng cho vay vốn điều lệ với tổng giá trị các hợp đồng là 184,8 tỷ đồng.
Hiện nay, Quỹ Đầu tư đang tích cực hồn thiện quy chế về nghiệp vụ cho vay trình Hội đồng quản lý phê duyệt để đảm bảo cho hoạt động cho vay được hiệu quả hơn, đồng thời tăng cường công tác quản lý và thu hồi các khoản nợ đến hạn để có đủ nguồn vốn cho các hoạt động của Quỹ.
Khó khăn đối với hoạt động cho vay vốn điều lệ của Quỹ Đầu tư là: hoạt động cho vay của Quỹ Đầu tư không được linh hoạt và chủ động như của các ngân hàng thương mại; đối tượng cho vay của Quỹ bị giới hạn, thẩm quyền cho vay bị hạn chế; nguồn vốn huy động cịn thấp và khơng chủ động. Mặt
khác, danh mục đối tượng cho vay và phê duyệt khung lãi suất hàng năm của BND Thành phố cho Quỹ Đầu tư còn rất chậm, thường là cuối Quý hàng năm mới được ban hành.
Hiện nay đã xây dựng quy trình thẩm tra cho vay và quản trị rủi ro, chú trọng công tác đào tạo, từ đó nâng cao chất lượng, thẩm tra, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, hạn chế được rủi ro và đảm bảo việc thu hồi đầy đủ và kịp thời nợ vay, bảo tồn khơng để thất thoát vốn Thành phố giao.
Bảng 2.6: Tình hình cho vay vốn tại Quỹ Đầu tư
Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 1 Cho vay 251.847 285.109 744.000 698.056 700.830 2 Thu nợ 286.312 358.793 283.000 497.184 467.261 3 Dư nợ 384.503 283.900 230.741 297.223 259.509 4 Nợ quá hạn 5.192 0 0 0 0 5 % Nợ quá hạn/ Dư nợ 1,35% 0% 0% 0% 0%
Nguồn: Báo cáo cho vay – thu nợ 2016 – 2020 của Quỹ đầu tư
Từ năm 2016 đến nay Quỹ tiếp tục triển khai vay đầu tư các dự án loại hình xã hội hóa, an sinh xã hội theo chỉ đạo của BND Thành phố.
Đến cuối năm 2017, Quỹ đã tham gia thẩm tra, cho vay tất cả các lĩnh vực Thành phố quan tâm chỉ đạo như: Môi trường ( xây dựng nhà máy giết mổ gia súc gia cầm tập trung, nhà máy xử lý rác thải....); Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông đô thị ( bãi đỗ xe, điện, nước...); Nông nghiệp, nông thôn mới ( cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn, các trạm cấp nước sạch nông thôn, ....); Y tế, giáo dục ( bệnh viện, trường học....); Nhà ở ( nhà tái định cư; cải tạo chung cư cũ; nhà ở thu nhập thấp, nhà ở công nhân trong khu công nghiệp....).
Đã xây dựng quy trình thẩm tra cho vay và quản trị rủi ro, chú trọng công tác đào tạo, từ đó nâng cao chất lượng, thẩm tra, rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, hạn chế được rủi ro và đảm bảo việc thu hồi đầy đủ và kịp thời nợ vay, bảo tồn khơng để thất thốt vốn Thành phố giao.
Qua ba năm từ năm 2016 đến 2018, Quỹ đã giải ngân cho vay 1.130,9 tỷ đồng và khơng có nợ xấu.
d) Hoạt động bảo lãnh tín dụng
Kể từ tháng 4/2016 đến nay, kết quả thu được đối với hình thức bảo lãnh tín dụng là rất ít ỏi. Mặc dù Quỹ đã tích cực tiếp xúc, làm việc với các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng và đã tiếp nhận hơn 20 hồ sơ xin cấp bảo lãnh tín dụng, nhưng mới chỉ ký kết được 01 hợp đồng bảo lãnh tín dụng (vào cuối năm 2017) của doanh nghiệp tư nhân Duy Linh xin bảo lãnh để vay vốn Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông nh, cho dự án xây dựng nhà máy cơ khí Duy Linh. Trị giá hợp đồng bảo lãnh tín dụng là 3 tỷ đồng với số phí bảo lãnh thu được năm 2017 là 1.285.000 đồng, năm 2018 là 4.640.000 đồng.
Tính đến 2019, thực tế cho thấy các chủ đầu tư khơng mặn mà với hình thức này bởi một số nguyên nhân:
- Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay còn chưa cao và đặc biệt khả năng tài chính cịn rất hạn chế, vốn tự có nhỏ, các doanh nghiệp thiếu tính tự chủ, chủ yếu trông chờ vào các nguồn hỗ trợ trực tiếp. Trong khi đó, các tổ chức cho vay khi thẩm định dự án đều quan tâm đến cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án, và khó có thể cho vay đầu tư nếu chủ đầu tư khơng có vốn tự có hoặc có q ít để tham gia đầu tư dự án, dẫn đến những rủi ro xuất hiện ngay từ nguồn vốn đầu tư dự án. Bên cạnh đó, năng lực của chủ đầu tư trong việc nghiên cứu, lập dự án, tính khả thi của dự án cũng như
tổ chức quản lý, vận hành dự án đầu tư cũng là những vấn đề đáng quan tâm trong quá trình thẩm định dự án. Rủi ro cao dẫn đến lãi suất cho vay cao làm cho chi phí vốn cao, hiệu quả của dự án sẽ thấp đi.
- Cơ chế phí bảo lãnh chưa thật phù hợp. Về nguyên tắc phí bảo lãnh thu được phải đủ để bù đắp chi phí hoạt động. Việc xác định mức phí cứng nhắc, khơng linh hoạt cũng là một nguyên nhân dẫn tới hoạt động bảo lãnh khó có thể phát triển. Đối tượng bảo lãnh của Quỹ Đầu tư là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tư vào dự án thường không lớn khiến cho lợi nhuận của Quỹ Đầu tư là rất thấp, rủi ro đầu tư cao. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nguồn vốn vay thương mại để được bảo lãnh tín dụng thì vừa phải chịu lãi suất vay thương mại từ các ngân hàng thương mại, vừa phải chịu phí bảo lãnh cho Quỹ Đầu tư khiến cho lãi suất đi vay tăng lên, ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án.