Kinh nghiệm quản lý vốn tại Quỹ đầu tư và phát triển ở một số

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 38 - 43)

địa phương và bài học cho Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội

1.5.1. Kinh nghiệm quản lý vốn tại Quỹ đầu tư và phát triển ở một số địa phương địa phương

*) Kinh nghiệm đa dạng hoá nguồn vốn bổ sung vào ngân sách đầu tư phát triển tại Đà Nẵng.

Đầu tư phát triển nói chung và các dự án cải tạo, xây dựng mới nói riêng ln là yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, nguồn vốn để thực hiện việc này là không nhỏ và nguồn lực từ NSNN không thể đáp ứng đủ. Câu hỏi đặt ra, làm sao có thể huy động được nhiều nguồn bổ sung vào vốn ngân sách cho phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực này? Các nguồn này có thể huy động qua đấu giá quyền sử dụng đất và vay vốn từ các tổ chức tài chính và dân cư.

Huy động vốn đầu tư cho ngân sách từ việc đấu giá quyền sử dụng đất. Đây là một chính sách hữu hiệu nhằm tạo vốn đầu tư phát triển ở một

số địa phương của nước ta và một số nước có điều kiện tương đồng khác. Ở nước ta, đấu giá quyền sử dụng đất được sử dụng rộng rãi như một cơ chế tài chính tại tất cả các tỉnh thành, đặc biệt là tại các thành phố lớn, tạo ra nguồn lực vốn quan trọng khá lớn để đầu tư. Trong một vài trường hợp đặc biệt, nguồn vốn này có thể lên đến 30% tổng chi ngân sách tại một thành phố có tốc độ phát triển nhanh.

Một trong những địa phương ở nước ta đã áp dụng thành cơng chính sách này là thành phố Đà Nẵng. Ngay từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã vạch chiến lược phát triển dựa trên nguyên tắc “hạ tầng đi trước” để tạo bước ngoặt phát triển kinh tế phù hợp với tiềm năng của địa phương. Chính sách “Nhà nước và nhân dân

cùng làm” đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho Đà Nẵng với sự ủng hộ tối đa của chính người dân trong cơng tác nhường đất đổi lấy hạ tầng đã mang lại những thành công vượt bậc cho Đà Nẵng trong công tác chỉnh trang đô thị, xây dựng hệ thống giao thông nội đô, tạo nên diện mạo mới cho Đà Nẵng. Bất kỳ một khu đô thị nào mới được triển khai đều được công khai và chính quyền thành phố sẽ xây dựng KCHT hoàn thiện, đồng bộ mới bàn giao nhà ở cho người dân.

Đà Nẵng đã thực hiện đầu tư 280 dự án khai thác quỹ đất và khu đất chuyển quyền sử dụng cho các tổ chức, cá nhân đầu tư KCHT để khai thác đất ở, đầu tư cơ sở sản xuất, kinh doanh, du lịch và dịch vụ. Tổng số tiền khai thác quỹ đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian 2008- 2010 là hơn 3.000 tỷ đồng đưa vào ngân sách, sử dụng toàn bộ để đầu tư nâng cấp KCHT. Bên cạnh đó, thực hiện chính sách “Người có đất ra mặt đường phải đóng tiền”: sau khi mở đường, xây dựng các khu đô thị, giá trị quyền sử dụng đất tăng lên nhiều lần so với trước. Nhiều người có đất được hưởng lợi từ việc đầu tư của Nhà nước, đất của họ bỗng nhiên có giá trị lớn hơn trước gấp nhiều lần. Để tạo sự công bằng giữa người bị thu hồi đất và người còn đất, Đà Nẵng lấy quỹ đất hai bên đường để đấu giá dự án có sử dụng đất, làm tăng nguồn thu cho ngân sách. Khi làm đường phải thu hồi đất ở hai bên đường, mỗi bên 50m và để làm khu thương mại, nhà ở đồng thời lấy nhà ở đó làm khu tái định cư.

1.5.2. Bài học cho quản lý vốn tại Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội. Từ kinh nghiệm quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển ở một vài địa Từ kinh nghiệm quản lý nguồn vốn đầu tư phát triển ở một vài địa phương trong nước có thể rút ra một số bài học vận dụng cho thành phố Hà Nội như sau:

Thứ nhất, cần đa dạng hoá các nguồn vốn bổ sung vào ngân sách để đầu tư phát triển.

Để phát triển đòi hỏi một số lượng vốn lớn mà NSNN cả Trung ương và địa phương không thể đáp ứng. Do đó các địa phương trong và ngoài nước đều chủ trương đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư để bổ sung vào ngân sách. Các nguồn vốn này có thể thơng qua đấu giá quyền sử dụng đất hay vay vốn của các tổ chức tài chính và dân cư như phát hành trái phiếu đô thị. Huy động vốn với chính sách đấu giá quyền sử dụng đất nhằm đầu tư phát triển là một giải pháp hữu hiệu trong tình hình thiếu vốn ngân sách hiện nay. Việc này có thể thực hiện có hiệu quả ở các thành phố lớn mà ta có thể thấy rất rõ qua kinh nghiệm của Đà Nẵng. Với việc lấy đất hai bên đường để đấu giá dự án có sử dụng đất, Đà Nẵng đã thu được một lượng ngân sách lớn về Quỹ đầu tư phát triển.

Thứ hai, cần kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả.

Quá trình kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả là một đòi hỏi cần thiết để thực hiện một dự án đầu tư cho hiệu quả. Kinh nghiệm cho thấy, dự án nào được theo dõi sát sao, thanh tra, kiểm tra kỹ càng sẽ tránh được sai sót và mang lại hiệu quả cao hơn. Việc đánh giá một cách có hệ thống, với những tiêu chí rõ ràng, minh bạch sẽ giúp cho q trình quản lý được thuận lợi hơn, tránh được các hiện tượng thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

Thứ ba, chi tiết và cơng khai h a các quy trình x lý các cơng đoạn của quá trình đầu tư.

Chi tiết và cơng khai hóa các quy trình xử lý các cơng đoạn của q trình đầu tư thúc đẩy cơng cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương. Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối vốn đầu tư.

Công tác quy hoạch phải đi trước một bước đảm bảo các dự án đầu tư phát triển phải nằm trong quy hoạch tổng thể và chi tiết, nhằm phát huy hiệu quả của dự án đầu tư.Từng bước thí điểm thực hiện cơ chế quản lý

ngân sách theo đầu ra ở một vài lĩnh vực, từ đó tổng kết rút kinh nghiệm nhân rộng ra ở các lĩnh vực ngân sách.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Quản lý vốn tại Quỹ đầu tư phát triển ở các địa phương đóng vai trị quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng của tồn xã hội nói chung, đặc biệt là nước đang phát triển như Việt Nam và trước yêu cầu đổi mới do vị thế kinh tế đã bước thêm một bậc, thuộc các nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Để có cơ sở khoa học phù hợp cho nghiên cứu về quản lý vốn tại Quỹ đầu tư phát triển các địa phương, ở chương này của luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

- Luận giải các khái niệm cơ bản trong quản lý vốn tại các quỹ đầu tư phát triển tại địa phương như: khái niệm quỹ đầu tư phát triển địa phương, khái niệm và sự cần thiết của công tác quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển

- Phân tích làm rõ đặc điểm, hình thức, các rủi ro hoạt động của quỹ đầu tư phát triển địa phương, từ đó đề xuất các nguyên tắc quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển địa phương.

- Phân tích, nghiên cứu các nội dung của cơng tác quản lý vốn

- Phân tích, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển

- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý vốn tại quỹ đầu tư và phát triển ở một số địa phương và các nước có điểm tương đồng về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế với Việt Nam. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý vốn tại quỹ đầu tư và phát triển cho thực tiễn ở Việt Nam nói chung và bài học cho quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội nói riêng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN

TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)