Thực trạng huy động vốn tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 61 - 65)

2.3. Thực trạng quản l‎ý vốn tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố

2.3.2. Thực trạng huy động vốn tại Quỹ đầu tư phát triển thành phố

Hà Nội

Căn cứ huy động vốn từ nguồn ngân sách

Công tác huy động vốn đầu tư phát triển Hà Nội được triển khai trên cơ sở bám sát kế hoạch vốn đã được phê duyệt. Cũng tương tự như việc lập kế hoạch vốn đầu tư, công tác huy động vốn cũng phải tuân thủ hệ thống luật pháp của Nhà nước và tận dụng tối đa các cơ chế đặc thù của thủ đô để huy động tối đa các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cũng như ngân sách bên ngoài phục vụ cho hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển cả trong ngắn hạn và dài hạn.Huy động vốn Quỹ đầu tư cho phát triển Hà Nội bám sát những quy định về loại hình vốn, cơ chế huy động vốn, tỷ lệ đầu tư từ tổng thu ngân sách thành phố cho việc phát triển trong NĐ-CP.Nguồn vốn của Quỹ đầu tư phát triển tại Hà Nội có thể phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, huy động thơng qua đóng góp của các tổ chức cá nhân và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật.

Công tác huy động vốn đầu tư phát triển thành phố Hà Nội

Biểu đồ 2: Tổng vốn huy động Quỹ ĐTPT TP Hà Nội

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động 2016 - 2020 của Quỹ đầu tư

Tổng số vốn huy động được của Quỹ giai đoạn 2016 – 2020 là: 1,202,822 tỷ đồng, tương ứng 20,4% tổng số vốn hoạt động của Quỹ Đầu tư. Số vốn huy động này còn rất khiêm tốn, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của nền kinh tế.

*) Huy động vốn từ quốc tế: Quỹ đã làm việc với Nhật Bản để làm rõ về

cơ chế và đơn vị vay vốn. Đã hoàn thành xong phương án huy động nguồn vốn ưu đãi Nhật Bản trình Thành phố chỉ đạo, theo đó hướng đến huy động nguồn vốn ưu đãi này cho các dự án có liên quan đến sử dụng công nghệ Nhật Bản.

Hiện nay, chương trình cho vay ưu đãi của Nhật Bản đã được Quỹ triển khai thực hiện và làm rõ về điều kiện vay vốn của Ngân hàng JB C và tổ chức tài chính Nhật Bản. Căn cứ vào Luật nợ công và các Nghị định hướng dẫn, giới hạn trần nợ công của Thành phố bằng 1,5 lần vốn đầu tư XDCB (hiện còn được huy động khoảng 7.000 tỷ đồng - hướng đến các dự án thuộc trách

0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 2016 2017 2018 2019 2020 151.638 55.977 886.563 1.000.000 1.202.822 663.528 642.069 3.566.312 5.794.000,00 5.902.000 Vốn huy động Tổng số vốn hoạt động

nhiệm của ngân sách nhà nước phải đầu tư nhưng khơng có khả năng đáp ứng và nhữngdự án không tạo được nguồn thu trực tiếp để trả nợ) và giới hạn huy động vốn của Quỹ bằng 6 lần vốn chủ sở hữu tại cùng thời điểm (hiện nay tương đương 15.000 tỷ đồng - hướng đến những dự án có nguồn thu để tạo nguồn trả nợ với phương thức giao Quỹ Đầu tư huy động vốn, nhà đầu tư thực hiện trên cơ sở phê duyệt của BND Thành phố), cả hai loại này đều phải có bảo lãnh của Chính phủ. Quỹ đã xây dựng, hồn thiện đề án phương án huy động vốn trình Thành phố nhưng hiện chưa nhận được sự chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể về huy động vốn để triển khai thực hiện.

Ngoài ra Quỹ thành phố còn chủ động làm việc với nhiều tổ chức tài chính và nhà đầu tư nước ngoài khác như Ngân hàng HSBC, Tổ chức Tài chính của Nga,...nhằm kêu gọi nguồn lực về vốn và hỗ trợ về mặt kỹ thuật để

đầu tư cho các dự án hạ tầng cơ sở của Thành phố. Các tổ chức này đã và đang hợp tác tích cực với Quỹ để nghiên cứu và tham gia vào hỗ trợ nguồn lực cho Thành phố dưới các hình thức đầu tư PPP, cho vay ưu đãi..... Đồng thời thông qua các tổ chức tài chính, Quỹ Đầu tư Hà Nội đã tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài để tham gia đầu tư trực tiếp vào những dự án phát triển cơ sở hạ tầng của Thành phố như: Tuyến đường sắt trên cao, cầu, đường, bệnh viện, công viên cây xanh và dịch vụ vui chơi giải trí của Thủ đô...v.v

Hiện nay, Thành phố đã có chỉ đạo giao cho ban quản lý yêu cầu Quỹ là đầu mối để triển khai với các tổ chức nước ngồi về dự án tuyến đường sắt đơ thị số 6 và dự án xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng. Đồng thời đang chỉ đạo, xem xét phương án huy động vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính Nhật Bản để báo cáo Chính phủ cho phép thực hiện.

*) Huy động vốn trong nước: Đã ký kết hợp tác chiến lược với các Ngân hàng lớn trong nước (Ngân hàng Đầu tư phát triển, Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam, Ngân hàng Bảo Việt, Ngân hàng TMCP Quân đội…) để phối hợp cung cấp dịch vụ tài chính và hỗ trợ nghiệp vụ (bảo lãnh vay vốn, dịch vụ thanh toán, tư vấn nghiệp vụ thẩm định dự án, quản lý sau vay...), góp phần tháo gỡ vướng mắc cho các chủ đầu tư về biện pháp bảo đảm tiền vay, giúp Quỹ Đầu tư giải quyết cho vay đối với các dự án xã hội hóa. Từ năm 2015 đến nay, đã huy động 68,3 tỷ đồng. Tuy nhiên nguồn vốn huy động này còn hết sức nhỏ bé, cụ thể Quỹ mới huy động được 67 tỷ đồng từ Ngân hàng TMCP Bảo Việt để cung cấp vốn thực hiện dự án khu tái định cư Nam Trung Yên; huy động 21 tỷ đồng từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam để thu xếp vốn cho dự án đầu tư xây dựng trung tâm sát hạch để cấp giấy phép lái xe tại địa bàn huyện Sóc Sơn.

Ngồi ra, Quỹ Đầu tư cũng đã làm việc với các tổ chức tài chính nước ngồi như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JB C), HSBC… để huy động vốn và đã được các tổ chức tài chính này ghi nhận tài trợ vốn đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho Thành phố. Đối với nguồn vốn WB, Quỹ nhận nợ vay với Bộ Tài chính để cho vay lại các dự án hoặc trực tiếp thực hiện đầu tư. Nguồn vốn JB C, Quỹ đã được BND Thành phố thông qua phương thức hỗ trợ thông qua hỗ trợ kỹ thuật tư vấn lựa chọn, lập đề xuất dự án theo hình thức PPP đối với các lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông và xử lý môi trường cho Thành phố.

*) Huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu Quỹ theo quy định của pháp luật

Trong kế hoạch giai đoạn 2016 - 2017, Thành phố đã phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó, năm 2017 phát hành 2.000 tỷ đồng, năm 2018 và 2019 mỗi năm phát hành 1.500 tỷ đồng. Mệnh giá trái phiếu sẽ là 100.000 đồng, thời hạn huy động trong 5 năm. Năm 2017, thành phố đã huy động được 4.000 tỷ đồng trái phiếu với thời hạn 3 năm và 5 năm. Đây là nguồn vốn

lớn để đầu tư vào các dự án giao thông đơ thị trọng điểm nhưng nếu khơng sử dụng có hiệu quả thì khơng những khơng phát huy tác dụng của nguồn vốn mà còn đem lại khoản nợ của Thành phố. Từ 2017 đến nay, thành phố đã huy động được hơn 6.000 tỷ đồng trái phiếu với thời hạn 3-5 năm. Đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của Thủ đơ, góp phần tích cực trong việc tạo ra quỹ nhà tái định cư cho Thành phố, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án phục vụ các cơng trình trọng điểm.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn tại quỹ đầu tư phát triển thành phố hà nội (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)