3.2. Các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý vốn tại Quỹ đầu tư
3.2.4. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực nhân sự
*) Về tổ chức bộ máy
Quán triệt và thực hiện tốt chủ đề công tác năm 2020 của Thành phố là “Năm kỷ cương hành chính”, gắn việc thực hiện với các mặt cơng tác cụ thể của Quỹ.
- Tiếp tục quán triệt thực hiện Chỉ thị số 26/CT-Ttg ngày 5/9/2019 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính các cấp; Kế hoạch số 169/KH- BND ngày 19/9/2019 của BND TP thực hiện Chỉ thị 26/CT- Ttg và Kế hoạch số 706/KH-QĐTPT ngày 3/10/2019 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính của Quỹ Đầu tư.
- Tiếp tục rà sốt các thủ tục hành chính theo hướng rút gọn, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi đến làm việc với Quỹ.
- Rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bố trí phịng ban chun mơn nghiệp vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và phát huy hiệu quả hoạt động;
thực hiện quy chế dân chủ; thực hiện tốt cơng tác phịng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Hồn thiện xây dựng quy chế làm việc đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khoa học, rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi bộ phận, cá nhân; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nếp sống văn minh cơng sở, duy trì kỷ luật, kỷ cương hành chính trong Quỹ.
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, điều hành nội bộ và hoạt động nghiệp vụ, từ đó nâng cao chất lượng quản lý, tăng cường khả năng giám sát và rút ngắn thời gian xử lý công việc.
*) Về công tác nhân sự
- Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý và làm công tác chuyên môn trên các lĩnh vực quản lý tài chính như chuyên viên BND Thành phố, các ban giám sát của HĐND Thành phố, các phòng ban thuộc các sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thanh tra Thành phố, Kiểm toán Nhà nước Thành phố… Việc bố trí cán bộ cả về số lượng, chất lượng, chuyên môn phải dựa trên cơ sở cơ cấu và chức năng quản lý theo luật định.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nguồn vốn Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội, gồm:
+ Rà sốt, bố trí đội ngũ cán bộ theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ mà vị trí cơng việc địi hỏi;
+ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ cán bộ cho từng vị trí cơng việc như: Lãnh đạo, quản lý chung; xây dựng kế hoạch vốn, lập và thẩm định dự toán, kiểm soát thanh, quyết toán vốn đầu tư, kiểm tra, thanh tra tài chính các dự án đầu tư, kiểm tốn báo cáo tài chính:
+ Đánh giá lại đội ngũ cán bộ quản lý về số lượng và chất lượng để phân loại cụ thể: loại đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn, đồng thời có kế hoạch cụ thể về tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại, bố trí sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ công
chức trong bộ máy quản lý.
+ Việc đào tạo và đào tạo lại cần trang bị cho đội ngũ cán bộ quản lý đầy đủ kiến thức về lý thuyết lẫn thực tiễn về quản lý, đặc biệt là những kiến thức liên quan đến quản lý vốn đầu tư phát triển, đảm bảo cho họ vừa có kiến thức về xã hội, vừa có kiến thức về kinh tế, kỹ thuật. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ quản lý cũng cần trang bị kiến thức về ngoại ngữ, tin học để có thể tiếp cận và sử dụng thành thạo các công cụ quản lý hiện đại. Mỗi cán bộ khi thực hiện cơng việc của mình cần đảm bảo tính chun nghiệp, chun mơn hóa, đáp ứng u cầu cơng tác trong điều kiện cịn khó khăn về đội ngũ cán bộ hiện nay.
Bên cạnh đó, cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý: Trong quy trình xử lý cơng việc đảm bảo một công việc một đầu mối, tránh chồng chéo trách nhiệm. Những người này có trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm trước những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong quá trình quản lý của mình từ khi có chủ trương đầu tư đến khi hoàn thành dự án đầu tư. Với những hành vi làm thất thoát vốn đầu tư phát triển như: quyết định đầu tư sai lầm; quản lý đầu tư lỏng lẻo; sự thông đồng giữa các nhà thầu với tư vấn giám sát, bắt tay nhau giữa các nhóm lợi ích để tham ơ, tham nhũng, lãng phí… cần nghiêm trị và thu hồi tài sản về để bù đắp thiệt hại của ngân sách.