1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn quỹ đầu tư phát triển
1.4.2. Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, việc phân công, phân cấp quản lý vốn của Nhà nước và khả năng phối hợp giữa các chủ thể trong hệ thống quản lý
Phân công, phân cấp quản lý trong hệ thống bộ máy nhà nước là tính tất yếu của mọi loại hình Nhà nước. Từ sự phân cơng, phân cấp đã hình thành nhiều tổ chức, nhiều chủ thể trong hệ thống quản lý, đồng thời tạo ra tính độc lập tương đối giữa hoạch định, soạn thảo, ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế quản lý vốn. Trên thực tế không phải mọi bất cập của cơ chế trong thực tiễn đều được chủ thể tổ chức thực hiện phản hồi kịp thời với chủ thể hoạch định và ban hành cơ chế.
Mặt khác, do tính chất, đặc điểm của các dự án đầu tư phát triển chi phối, nên ngoài các chủ thể trong hệ thống quản lý Quỹ thì cịn cả các chủ thể với tư cách là doanh nghiệp (tư vấn khảo sát – thiết kế – dự toán xây dựng, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công) cũng tham gia vận hành vốn. Về mặt lợi ích, giữa bộ phận quản lý và doanh nghiệp nhiều khi rất khác nhau, khuynh hướng mục đích chung của người bán là tối đa hóa lợi nhuận cịn người mua thì tối đa hóa lợi ích.
Từ tính độc lập tương đối của các tổ chức trong bộ máy quản lý nhà nước và mục đích có phần khác nhau giữa nhà nước và doanh nghiệp đã thường trực (độ vênh) trong quá trình phối hợp quản lý của các chủ thể là
yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế quản lý vốn.
Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vốn Quỹ đầu tư phát triển tại từng địa phương
Tổ chức bộ máy quản lý chính là nhân tố quyết định của công tác quản lý. Muốn hoạt động quản lý có hiệu quả thì trước hết cần có một bộ máy quản lý tốt, đủ năng lực hoạt động. Dưới góc độ quản lý cấp Thành phố, bộ máy quản lý vốn Quỹ đầu tư phát triển chính là các chủ thể của quản lý vốn đầu tư phát triển địa phương, hoạt động theo chức năng, quyền hạn của mình. Tổ chức bộ máy quản lý thiếu hụt, không bao quát hết các khâu của quá trình quản lý đồng thời bộ máy cịn cồng kềnh, chồng chéo chức năng và nhiệm vụ dẫn đến hoạt động quản lý gặp nhiều khó khăn. Tình trạng bỏ ngỏ, trùng lặp trong quản lý của các cơ quan quản lý không điều chỉnh hết các sai phạm phát sinh hay gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện.
Một bộ máy quản lý tốt là bộ máy đồng bộ, có đủ các cơ quan chức năng để thực hiện quản lý tất cả các khâu trong hoạt động liên quan tới vốn đầu tư phát triển hệ thống các công trình, dự án. Các cơ quan này có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong các hoạt động quản lý nhằm giải quyết những vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện. Ngược lại, nếu tổ chức bộ máy quản lý thiếu hụt, không bao quát hết các khâu của quá trình quản lý hoặc bộ máy cồng kềnh, chồng chéo chức năng và nhiệm vụ thì hoạt động quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng bỏ ngỏ hoặc trùng lặp trong quản lý của các cơ quan này sẽ không điều chỉnh hết các sai phạm phát sinh hay gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện.
Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực quản lý vốn tại Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
Với bộ máy quản lý, vấn đề cốt lõi là công tác cán bộ. Một bộ máy quản lý tốt là bộ máy có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ chun
mơn cũng như phẩm chất đạo đức. Với bộ máy quản lý vốn đầu tư, các tiêu chuẩn này lại càng quan trọng. Năng lực, trình độ chun mơn của cán bộ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công tác quản lý ở tất cả các nội dung như: ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, lập kế hoạch vốn, tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra, giám sát vốn đầu tư... Ở cương vị quản lý, nhất là quản lý vốn thì phẩm chất đạo đức tốt, trong sạch sẽ giúp cho các cán bộ quản lý tránh xa được các vi phạm, tiêu cực của bản thân cũng như phát hiện và xử lý tiêu cực được nhanh chóng, chính xác hơn. Cơng tác quản lý sẽ tránh được hiện tượng tham nhũng, gây thất thoát vốn, làm giảm chất lượng và hiệu quả của cơng trình. Nếu tổ chức bộ máy với đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu như trên, công tác quản lý sẽ đạt được kết quả cao.
Thứ tư, các thủ tục hành chính trong thực hiện đầu tư phát triển của Quỹ
Đầu tư phát triển của các Quỹ Đầu tư phát triển được thực hiện trên nguyên tắc hỗ trợ cho các dự án thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; có hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm bảo hoàn trả được vốn vay. Dự án mà Quỹ Đầu tư phát triển tài trợ phải được Quỹ thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay, hiệu quả kinh tế, xã hội. Một dự án có thể được tài trợ đồng thời bằng nhiều hình thức: cho vay, đầu tư trực tiếp, bảo lãnh tín dụng, nhận uỷ thác và uỷ thác… Trong việc quản lý giải ngân vốn đầu tư phải thực hiện theo đúng mục tiêu và tiến độ đầu tư của dự án. Tuy nhiên, quá trình xin phê duyệt các chủ trương liên quan đến hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển như: biện pháp tổ chức thực hiện đầu tư trực tiếp, cho vay, dự án đầu tư địi hỏi phải có thời gian và phải trình xin ý kiến của các cấp các ngành Thành phố. Điều này làm giảm sự chủ động, ảnh hưởng việc ra quyết định và làm mất cơ hội đầu tư,
cho vay, góp vốn của Quỹ Đầu tư phát triển.