Một số khái niệm liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân may tại công ty may mặc xuất khẩu esprinta VN (Trang 25 - 28)

1 .Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.2.1 Khái niệm nghề và nghề May

Theo Hồng Phê (1998), từ điển tiếng Việt, “Nghề là cơng việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội” [22]

Là nghề nghiệp trong phạm vi hẹp, cụ thể và chuyên sâu. Nghề nghiệp (Occupation) là tên chung đặt cho một nhóm cơng nhân thực hiện các nhiệm vụ và công việc tƣơng tự nhau với mục đích hành nghề để kiếm sống và thăng tiến [42]

Theo tác giả Nguyễn Tiến Đạt (2004), Nghề là thuật ngữ chung chỉ hoạt động lao động chân tay và trí óc và có thể giúp ngƣời ta một phƣơng tiện để kiếm sống (Nguyễn Tiến Đạt, 2004)

Theo tác giả Howard Garner, đại học Harvard, cho rằng trong giáo dục và trong cuộc sống về nghề nghiệp, khơng có nghề sang hèn, nghề cao thấp, chỉ có trình độ cao hay thấp trong cùng một nghề (Nguyễn Trọng, 2017)

Nghề May là nghề sản xuất hàng loạt các sản phẩm may mặc trên dây chuyền theo một quy trình nhất định, đƣợc thực hiện từ khâu chuẩn bị sản xuất, cắt, may, hoàn thiện, tổ chức quản lý và điều hành sản xuất nhằm bảo đảm về các yêu câu về tiêu chuẩn và chất lƣợng sản phẩm [51]

1.2.2 Khái niệm đào tạo và bồi dƣỡng nâng cao tay nghề

Theo Tác giả Nguyễn Nhƣ Ý (1998), Đào tạo là dạy dỗ, rèn luyện để trở nên ngƣời có hiểu biết, có nghề nghiệp [30]

Theo tác giả Hồng Phê (2010) Đào tạo là làm cho trở thành ngƣời có năng lực theo tiêu chuẩn nhất định [23]

Theo Nghị định 18/2010/NĐ-CP của chính phủ, Đào tạo là q trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học [41]

Theo Quốc hội khóa XI, số 76/2006/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2006, đào tạo nghề là nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngƣời học nghề để họ có thể tìm đƣợc việc làm sau khóa học [31]

Theo C.Mác công tác dạy nghề phải bao gồm các thành phần sau: (1) giáo dục trí tuệ; (2) Giáo dục thể lực nhƣ trong các trƣờng Thể dục Thể thao hoặc bằng cách huấn luyện quân sự; (3) dạy kỹ thuật nhằm giúp ngƣời học nắm vững nguyên lý cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất, đồng thời biết sử dụng các cơng cụ sản xuất đơn giản nhất [3]

Theo Max Forter (1979), đƣa ra khái niệm đào tạo nghề phải đáp ứng việc hoàn thành 4 điều kiện: Gợi ra những giải pháp ở ngƣời học; Phát triển tri thức, kỹ năng và thái độ; Tạo ra sự thay đổi trong hành vi; Đạt đƣợc những mục tiêu chuyên biệt. Mặt khác, Roger (1995), đã đƣa ra định nghĩa về đào tạo nghề đơn giản hơn, đó là cách thức giúp ngƣời ta làm những điều mà họ không thể làm đƣợc trƣớc khi họ đƣợc học [15]

Theo tác giả Hoàng Phê (2010), Bồi dƣỡng là: (1) làm tăng thêm sức của cơ thể bằng chất bổ; (2) Làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất ngƣời học [23]

Theo Tác giả Nguyễn Nhƣ Ý (1998), Bồi dƣỡng là (1) Làm cho khỏe thêm, mạnh thêm; (2) Tốt hơn, giỏi hơn [30]

Theo Nghị định 18/2010/NĐ-CP của chính phủ, bồi dƣỡng đƣợc giải thích là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc [41]

Có thể thấy, đào tạo và bồi dƣỡng tuy là hai khái niệm khác nhau nhƣng lại đan xen và kế thừa lẫn nhau. Mặt khác, giữa đào tạo và bồi dƣỡng lại có cùng một mục đích chung là làm cho ngƣời lao động có trình độ chun mơn, khả năng xử lý cơng việc và năng lực công tác đƣợc tốt hơn [53]

Từ các cách tiếp cận trên, ngƣời nghiên cứu cho rằng bồi dƣỡng nâng cao tay nghề là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp độ đào tạo trong thời gian ngắn, đồng thời trang bị thêm, bồi bổ thêm những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã đƣợc đào tạo trƣớc đó, từ đó, ngƣời học có thể đạt đƣợc trình độ, chun mơn cũng nhƣ kỹ năng nghề nghiệp nhất định để vận dụng tốt vào công việc.

1.2.3 Khái niệm chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề

Chƣơng trình đào tạo sơ cấp nghề là hệ thống kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm đƣợc thiết kế đồng bộ với phƣơng pháp giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập để đảm bảo ngƣời học tích lũy đƣợc kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để thực hiện các công việc đơn giản của nghề [37]

1.2.4 Khái niệm tay nghề

Theo từ điện Online, tay nghề Tiếng Anh là workmanship. Tay nghề của ngƣời lao động đƣợc thể hiện qua chất lƣợng của sản phẩm. Tay nghề là nghệ thuật hay kỹ năng của một ngƣời lao động đƣợc thực hiện trong quá trình sản xuất để cho ra những sản phẩm hoàn chỉnh và đạt chất lƣợng [54]. Từ đó, tay nghề đƣợc hiểu là khả năng hoàn thành sản phẩm của ngƣời lao động, ngƣời lao động vận dụng đƣợc những kiến thức, kỹ năng và thái độ đã đƣợc đào tạo bồi dƣỡng vào quá trình sản xuất để cho ra những sản phẩm theo yêu cầu của tổ chức và đáp ứng đƣợc sự hài lòng ngƣời tiêu dung.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân may tại công ty may mặc xuất khẩu esprinta VN (Trang 25 - 28)