Đvt: USD
Thị trường
2013 2014 2015
Trị giá USD Tỷ lệ Trị giá USD Tỷ lệ Trị giá USD Tỷ lệ
Pháp 9,318,299 30.6% 7,901,973 29.2% 5,333,561 21.9% Hàn Quốc 5,309,202 17.4% 5,903,321 21.8% 6,018,641 24.8% Nhật 2,389,235 7.8% 2,458,999 9.1% 3,643,808 15% ThaiLand 2,464,676 8.1% 3,211,707 11.9% 3,168,925 13% Trung Quốc 3,955,700 12.9% 683,650 2.5% 432,084 1.7% Singapore 2,090,150 6.9% 1,118,450 4.2% 2,327,080 9.2% Italy 868,725 2.9% 1,196,645 4.4% 1,259,116 4.9% Malaysia 829,071 2.7% 790,490 2.9% 565,500 2.3% USA 160,200 0.5% 17,339 0.1% 191,311 0.8% Các thị trường khác 3,118,906 10.2% 3,759,554 13.9% 1,374,666 6.4% Tổng cộng: 30,504,167 100% 27,042,131 100% 24,314,693 100%
Hình 2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu Coimex năm 2015
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp. Phịng kinh doanh)
Nhìn chung, mặc dù đã có những bước tiến đáng kể nhưng cơ cấu thị trường của công ty vẫn chậm được cải thiện. Thị trường Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trên 60% kim ngạch xuất khẩu của tồn cơng ty. Những thị trường lớn như: Mỹ, EU và Đông Âu vẫn giữ tỉ lệ khiêm tốn và chưa thực sự tương xứng với tiềm năng.
2.6. Phương hướng phát triển của công ty trong năm 2016
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay, để các cơng ty có thể tồn tại và phát triển thì khơng phải là chuyện đơn giản. Coimex nói riêng cũng như các doanh nghiệp khác nói chung, muốn tồn tại và phát triển cần định hướng cho mình một lối đi đúng đắn, một chính sách kịp thời, phù hợp, đảm bảo đem lại hiệu quả cao mà công ty vẫn giữ vũng chữ tín đối với khách hàng. Qua việc phân tích và đánh giá ở trên, Coimex đã đề ra các phương án chính trong tương lai như sau:
❖ Chả cá Surimi
− Tiếp tục nghiên cứu phát triển sản phẩm trong sản xuất, thực hiện tốt và duy trì hệ thống chất lượng ISO 9001:2008, HACCP, EU code, Halal và BRC.
− Tiếp tục duy trì sản xuất Surimi xuất khẩu, tăng cường thu mua nguyên liệu từ các địa phương xa và tại địa bàn tỉnh, công ty đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nhà máy hoạt động đạt công suất tối đa vào thời vụ có nguyên liệu nhiều.
− Điều chỉnh tăng giá bán theo tình hình chung của thị trường để đảm bảo giá mua phù hợp cho ngư dân đi khai thác có hiệu quả nhằm đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào.
− Tiếp tục hỗ trợ tư vấn và bao tiêu XK Surimi tại nhà máy Kiên Giang, đảm bảo sản lượng xuất khẩu năm 2016 là 13.000 ngàn tấn trở lên.
❖ Surimi mô phỏng
− Tăng thị phần sản phẩm Surimi mô phỏng trên thị trường nội địa
− Mở rộng sự hợp tác trao đổi công nghệ với nhiều đối tác hơn để sản phẩm ngày càng phong phú và càng có nhiều khách hàng mới.
− Với việc mở rộng nhà xưởng, lắp đặt thêm trang thiết bị để tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu bình qn lên trên 2000-4000 tấn/tháng, tiết kiệm chi phí điện nước song vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, năm 2016 sẽ đáp ứng kịp thời cho các đơn hàng , đảm bảo lượng Surimi mô phỏng trong năm 2016 đạt 1.500 tấn trở lên
− Tiếp tục tăng cường nâng cao tay nghề cho công nhân chế biến sản phẩm theo các công nghệ mới để nâng cao giá trị sản phẩm.
❖ Trại cá giống (cá thát lát)
− Tập trung hơn nữa công tác quản lý và nghiên cứu về môi trường, về mùa vụ để phát triển đa dạng đàn cá giống đủ sản lượng cung cấp cho nông dân.
− Đảm bảo sản lượng cá giống năm 2016 đạt 17 triệu con và 10 tấn cá thịt. ❖ Hợp tác liên doanh
− Tiếp tục duy trì hợp tác liên doanh với Công ty Cổ phần thủy sản Tắc Cậu (Kiên Giang) và Công ty Cổ phần thủy sản Sao Biển (Trà Vinh) sản xuất cá Surimi ngày càng đạt chất lượng cao, đảm bảo tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư ra ngồi doanh nghiệp ở Cơng ty Kisimex và Cơng ty Hùng Cường.
❖ Kim ngạch xuất khẩu
− Ln duy trì và tn thủ đúng theo phương châm kinh doanh truyền thống của mình.
− Tăng cường hoạt động Marketing, quảng bá rộng rãi hình ảnh cơng ty. Duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng truyền thống đồng thời mở rộng thị trường cũng như tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
− Tăng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường: Singapore,Malaysia, China...các nước thuộc khu vực Châu Á. Tiếp tục duy trì thị trường Châu Âu.
− Duy trì các chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm được đặt lên hàng đầu, hạn chế mức thấp nhất các lỗi không đáng xảy ra.
− Tham gia vào các hội chợ thủy sản trong nước cũng như ngồi nước để tìm kiếm khách hàng và tìm hiểu thêm thị hiếu khách hàng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.7. Phân tích thực trạng hoạt động thanh tốn XNK của công ty
2.7.1. Thực trạng ký kết và thực hiện điều khoản TTQT trong hoạt động XK của công ty XK của công ty
Công ty Coimex là công ty lấy xuất khẩu làm chủ đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 80% tổng doanh thu. Hầu hết các giao dịch buôn bán với khách hàng thường không gặp trực tiếp nên phải giao dịch bằng thư, fax, email... Dựa vào cơ sở lý thuyết, tìm hiểu tổng qt về cơng ty, phần này sẽ tập trung phân tích, nghiên cứu thực trạng tình hình thanh tốn tại cơng ty.
2.7.1.1. Điều kiện tiền tệ
Trong giai đoạn hiện nay, các đồng tiền trên thế giới thường xuyên biến động sụt giá hoặc tăng giá do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Để tránh những tổn thất có thể xảy ra, đồng tiền cơng ty sử dụng trong thanh tốn quốc tế chủ yếu là ngoại tệ mạnh như USD, vì đây là một đồng tiền mạnh trên thế giới và là đồng tiền tương đối an tồn, có độ rủi ro thấp và ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác. Trong thanh tốn
toán quốc tế là hình thức tồn tại của tiền tín dụng mà cơng ty hay sử dụng trong thanh tốn là: hối phiếu, séc và điện chuyển tiền.
2.7.1.2. Điều kiện về thời gian thanh toán
Điều kiện về thời gian thanh tốn được cơng ty áp dụng khá linh hoạt trong quá trình thanh tốn. Tuỳ theo từng bạn hàng và các phương thức thanh tốn sử dụng, cơng ty lựa chọn điều kiện về thời gian thanh toán: trả tiền trước, trả tiền ngay và trả tiền sau. Thông thường, thời hạn trả tiền sau thường không quá 30, đối với L/C trả chậm không quá 180 ngày kể từ ngày cơng ty hồn thành nghĩa vụ giao hàng.
2.7.1.3. Điều kiện về địa điểm thanh toán
Để thanh tốn hàng hố xuất nhập khẩu, cơng ty thường thực hiện thanh toán qua ba ngân hàng lớn là: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Eximbank) và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam (VBARD). Trong đó cơng ty chủ yếu thanh toán tiền hàng xuất khẩu qua ngân hàng Vietcombank. Tổng trị giá thanh toán qua Vietcombank thường chiếm khoảng trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, tiếp sau là ngân hàng Eximbank với 5% và VBARD vào khoảng 3%, tổng trị giá thanh toán qua các ngân hàng khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.
2.7.2. Các phương thức thanh toán tại Coimex
Tùy theo đặc điểm cụ thể của từng mặt hàng, của từng thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu và các thông tin về bạn hàng mà công ty tiến hành lựa chọn và áp dụng các phương thức thanh toán cho phù hợp. Trong hoạt động thanh tốn hàng hóa xuất khẩu cũng như nhập khẩu, cơng ty thường chỉ sử dụng ba phương thức thanh tốn chính là: phương thức thanh toán chuyển tiền (chuyển tiền bằng điện T/T), phương thức thanh toán nhờ thu (nhờ thu kèm chứng từ D/P) và phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ L/C (chủ yếu là tín dụng chứng từ không hủy ngang). Trong ba phương thức thanh toán này, phương thức tín dụng chứng từ L/C và T/T chiếm tỷ trọng lớn vì ít rủi ro trong thanh tốn, cịn phương thức cịn lại cơng ty rất ít áp dụng và hầu như khơng cịn sử dụng trong hợp đồng từ năm 2012 vì kém an tồn và hay gặp rủi ro.