Sơ đồ phương thức giao chứng nhận tiền

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức thanh toán tại Công ty CP thủy sản & XNK Côn Đảo (Coimex) (Trang 26 - 36)

Quy trình:

(1). Người bán và người mua kí hợp đồng

(2). Người mua lên ngân hàng nộp tiền kí quỹ (deposite), đơn xin mua ngoại tệ, lệnh chuyển tiền và đề nghị chuyển tiền vào tài khoản vãng lai tại nước người bán

(3). Ngân hàng người mua chuyển tiền tới tài khoản vãng lai tại nước người bán (4). Ngân hàng người bán/Ngân hàng thông báo thông báo Memorandum

(5). Người bán giao hàng cho người mua

(6). Người bán lập bộ chứng từ lên Ngân hàng người bán/Ngân hàng thông báo nộp chứng từ và nhận tiền

(7). Ngân hàng người bán/ Ngân hàng thông báo chuyển chứng từ cho người mua

1.2.5. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit – L/C).

Đây là phương thức thanh toán quan trọng và chủ yếu tại Ngân hàng thương mại hiện nay. Tín dụng chứng từ được gọi với nhiều tên khác nhau như: Letter of

NH Người bán NH Người mua

Người mua Người bán (2) (3) (4) (6) (7) (1) (5)

thương mại nhưng nay thì từ này khơng cịn được dụng nữa mà thông dụng nhất là “ tín dụng chứng từ” vì nó thể hiện đúng nhất ý nghĩa tín dụng kèm chứng từ.

1.2.5.1. Khái niệm

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

1.2.5.2. Các bên tham gia:

Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant): là người nhập khẩu, người mua hoặc là người mua uỷ thác cho một người khác…

Người hưởng lợi (Benificiary): là người xuất khẩu, người bán. Các ngân hàng liên quan:

+ Ngân hàng mở L/C (Ngân hàng phát hành L/C - Issuing bank): Ngân hàng này có trách nhiệm trích trả tiền cho người xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C

+ Ngân hàng thông báo L/C (Advising Bank): Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thông báo cho người bán biết thư tín dụng đã mở.

Tuỳ theo từng L/C cụ thể, mà cịn có các Ngân hàng khác tham gia như:

- Ngân hàng thanh toán, chiết khấu (The Negotiating Bank) : Ngân hàng này trực tiếp trả tiền cho L/C. Trên thực tế Ngân hàng thanh tốn L/C chính là Ngân hàng L/C hoặc Ngân hành thông báo, hoặc một ngân hàng nào đó do Ngân hàng phát hành L/C chỉ định.

- Ngân hàng xác nhận L/C (The confirming Bank). Theo yêu cầu của người hưởng lợi, một Ngân hàng đứng ra xác nhân L/C sẽ cùng với Ngân hàng phát hành L/C có trách nhiệm trả tiền đối với L/C.

- Nét đặc thù trong thanh toán L/C là việc trả tiền của Ngân hàng chỉ căn cứ vào sự phù hợp của các chứng từ hàng hoá với những điều kiện nêu trong thư tín dụng mà

khơng trực tiếp dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương. Do vây, Ngân hàng không bị ràng buộc bởi những điều khoản trong hợp đồng mua bán ngoại thương, mà chỉ bị ràng buộc các điều kiện trong nội dung của L/C khi nó đã được mở.

- Thanh tốn bằng L/C tuy có phức tạp về mặt thủ tục, song các nguyên tắc thanh toán rất chặt chẽ, rõ ràng, nên việc nhận hàng và trả tiền ln ln được đảm bảo. Vì thế, hình thức này được sử dụng rất rộng rãi trong thương mại quốc tế.

1.2.5.3. Thư tín dụng

Định nghĩa

Theo Điều 2 UCP 600: “Thư tín dụng là một văn bản do một ngân hàng phát

hành theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định với kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó.”

Nội dung của L/C

- Số hiệu, địa chỉ và ngày mở L/C. - Loại L/C.

- Tên, địa chỉ của những người liên quan. - Số tiền của L/C.

- Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng. - Những quy định về hàng hóa.

- Những quy định về vận tải, giao nhận hàng.

- Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình. - Sự cam kết của ngân hàng mở L/C.

- Những điều kiện đặc biệt khác. - Chữ kí của ngân hàng phát hành.

- Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): Với loại này, sau khi L/C

được mở, thì nội dung của L/C có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào, khơng cần có sự đồng ý của người được hưởng và người yêu cầu mở L/C.

Như vậy, thư tín dụng này chưa phải là văn bản cam kết trả tiền thực sự, mà mới chỉ là một thư hẹn sẽ trả tiền. Do vậy, loại L/C này ít được sử dụng.

- Thư tín dụng khơng thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Khi loại L/C này được

mở thì người yêu cầu mở L/C sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó, nếu khơng có sự đồng ý của người được hưởng L/C. Như vậy, tính đảm bảo của L/C này rất cao, nên nó được dùng khá phổ biến trong thanh tốn thương mại quốc tế. Loại L/C này là cơ sở của các loại L/C khác.

Phân loại theo phương thức sử dụng:

- Thư tín dụng khơng thể huỷ ngang có xác nhận (Irevocable confirmed L/C):

Đây là loại thư tín dụng khơng thể huỷ bỏ, đồng thời lại có sự xác nhận trả tiền của một Ngân hàng nhất định. Dùng thư tín dụng loại này thì việc nhận tiền của người xuất khẩu là vơ cùng chắc chắn.

Đối với người nhập khẩu khi phải mở loại L/C này thì ngồi việc phải ký vốn mở L/C tại Ngân hàng, trả thủ tục phí mở L/C, cịn phải chịu thêm phí xác nhận và đặt cọc tiền xác nhận cho Ngân hàng xác nhận L/C. Đó là những bất lợi cho người nhập khẩu.

- Thư tín dụng khơng thể huỷ ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recuorse L/C): Khi sử dụng loại L/C này, thì người xuất khẩu (người hưởng lợi L/C)

phải phát hành một hối phiếu ghi “ khơng được truy địi người phát phiếu”. Như vậy, sau khi đã thanh toán cho người huởng, Ngân hàng mở L/C mất quyền truy đòi lại số tiền của L/C bất kỳ trong trường hợp nào. Loại L/C này được dùng rất phổ biến trong các hợp đồng mua bán chịu hàng hố.

- Thư tín dụng khơng thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng đựơc (Irrevocable Transferable L/C): Đây là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định

quyền của Ngân hàng trả tiền được trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người khác, theo lệnh của người được hưởng lợi đầu tiên. Loại L/C này chỉ

được chuyển nhượng một lần, chi phí cho việc chuyển nhượng do người hưởng lợi đầu tiên chịu.

- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): Thông thường khi tiến hành mua

bán qua trung gian thì người ta dùng loại thư tín dụng này.

Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình, thì người xuất khẩu dùng L/C này để mở một L/C khác cho người khác hưởng với những nội dung gần giống như L/C ban đầu (L/C gốc), như vậy L/C sau gọi là L/C giáp lưng.

- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): Loại L/C này thường được dùng trong

phương thức mua bán quốc tế hàng đổi hàng hoặc trong gia cơng quốc tế. Thư tín dụng đối ứng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi một thư tín dụng đối ứng nới nó đã được mở.

- Thư tín dụng tuần hồn (Revolving L/C): Là loại thư tín dụng được dùng để

trả tiền nhiều lần, trong khuôn khổ thời hạn do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. Sau khi thư tín dụng truớc đã được trả tiền song, thì thư tín dụng kế tiếp tự động có hiệu lực. Khi khối lượng hàng hoá lớn được giao đều đặn làm nhiều lần thì dùng loại L/C này sẽ rất thuận tiện.

- Thư tín dụng dự phịng (Standby L/C): Đây là loại thư tín dụng mà Ngân hàng

mở L/C chịu trách nhiệm trước người nhập khẩu về mặt tài chính khi L/C tuy đã được mở, nhưng người xuất khẩu không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với L/C. Loại L/C này được dùng phổ biến ở Mỹ.

- Thư tín dụng với điều khoản đỏ (Red clause L/C): là L/C mà NHPH cho phép

NHTB ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C mở.

Tiền ứng trước được lấy từ tài khoản của người mở, nghĩa là tín dụng thương mại, mà khơng phải là tín dụng của NHTB hay NHPH. NHTB chỉ thực hiện theo điều khoản của L/C mà không cam kết hoặc chịu trách nhiệm về số tiền đó. Việc ứng tiền được NHPH ủy quyền cho NHTB thực hiện. Sau đó (hoặc trước đó) NHPH sẽ (hoặc đã) trích tài khoản của người mở chuyển (hoặc trả) cho NHTB.

tốn ngay. NH thơng báo sẽ gởi điện địi tiền cho NH phát hành L/C và được hoàn trả số tiền này trong vòng 3 ngày làm việc kể từ lúc NH phát hành nhận được điện. Bộ chứng từ gởi tới sau.

Phân loại theo thời hạn thanh tốn:

- Thư tín dụng thanh tốn chậm (Deferred payment L/C): Là loại L/C khơng

thể hủy ngang, trong đó ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh tốn làm nhiều lần tồn bộ số tiền L/C trong những thời hạn hiệu lực qui định rõ trong L/C đó.

- Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight): Là loại thư tín dụng trong đó người xuất

khẩu sẽ được thanh tốn ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong Thư tín dụng tại ngân hàng chỉ định thanh toán. Trong trường hợp này người xuất khẩu sẽ ký phát hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán.

1.2.5.4. Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ

Ưu điểm

Đối với người mua:

Phương thức thanh toán L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hố cho mình mà khơng phải tốn thời gian, cơng sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được Ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hồn tồn về sai sót này. Người mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Ngồi ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi theo quy định.

Đối với người bán:

Người bán hồn tồn được đảm bảo thanh tốn với bộ chứng từ hợp lệ. Việc thanh tốn khơng phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Người bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh tốn bất kể trường hợp người mua khơng có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, khơng bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán.

Đối với Ngân hàng phát hành:

Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, Ngân hàng thu được các khoản phí thủ tục, ngồi ra, Ngân hàng cịn thu hút được một khoản tiền khá lớn (Khi có ky quỹ).

Khi thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ... Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trị của Ngân hàng trên thị trương tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng.

Nhược điểm

Có thể nói, thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ là hình thức thanh tốn an tồn và phổ biến nhất trong thương mại quốc tế hiện nay. Hình thức này có nhiều ưu việt hơn hẳn các hình thức thanh tốn quốc tế khác. Tuy nhiên, nó cũng khơng tránh khỏi những nhược điểm.

- Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh tốn này là quy trình thanh tốn rất tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh tốn. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.

- Với các phương thức thanh toán quốc tế đề cập ở trên, việc lựa chọn phương thức nào trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng là một vấn đề hết sức quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại. Hiện nay, các Ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện hầu hết các hình thức nêu trên. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế khách quan cũng như ưu nhược điểm của từng phương thức mà phương thức thanh toán theo tín dụng chứng từ hiện là phương thức thanh toán phổ biến tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

1.2.5.5. Qui trình tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ

Hình 1.8.Sơ đồ quy trình thanh tốn L/C

(8) (6) NH thông báo NH mở L/C (2) (10) (4) (3) (9) (7)

Quy trình thanh tốn L/C:

(1). Người bán và người mua kí hợp đồng.

(2). Người mua lên ngân hàng nộp tiền kí quỹ (deposite), đơn đề nghị mở L/C, đơn xin mua ngoại tệ, hạn ngạch hoặc giấy phép nhập khẩu (hàng hóa đặc biệt).

(3). Ngân hàng người mua mở và chuyển L/C tới ngân hàng người bán. (4). Ngân hàng người bán chuyển L/C cho người bán.

(5). Người bán giao hàng cho người mua.

(6). Người bán lập bộ chứng từ thanh toán chuyển cho Ngân hàng người bán. (7). Ngân hàng người bán chuyển chứng từ thanh toán tới ngân hàng người mua. (8). Ngân hàng người mua chuyển chứng từ cho người mua.

(9). Ngân hàng người mua chuyển tiền cho ngân hàng người bán. (10). Ngân hàng người bán báo có cho người bán.

1.2.5.6. Các hình thức thanh tốn bằng L/C

Thanh toán ngay (Settlement by payment)

Trong trường hợp L/C trả ngay (L/C at sight) thì ngân hàng sẽ thanh toán ngay hối phiếu trong thời hạn 7 ngày làm việc (UCP 500), 5 ngày làm việc (UCP 600) kể từ khi nhận bộ chứng từ, với điều kiện bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản, điều kiện của L/C.

Thanh toán bằng cách chấp nhận hối phiếu (Settlement by acceptance)

Nếu trường hợp L/C trả chậm (usance L/C), ngân hàng mở L/C một khi đã cam kết thanh toán thì thay mặt nhà nhập khẩu ký chấp nhận thanh tốn hối phiếu, hoặc có thể chỉ thị cho ngân hàng chấp nhận hối phiếu. Sau đó theo dõi hối phiếu đến hạn và thanh toán tiền cho người thụ hưởng L/C.

Thanh toán bằng cách chiết khấu (Settlement by Negotiation)

L/C qui định thanh toán bằng chiết khấu tức là người thụ hưởng được thanh toán ngay dù hối phiếu chưa đến hạn bởi ngân hàng chiết khấu nếu người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ hợp lệ và khi có sai sót trong chứng từ phải được ngân hàng chiết khấu chấp nhận.

Trong L/C có chỉ định cụ thể ngân hàng chiết khấu thì bộ chứng từ chỉ có thể chiết khấu tại ngân hàng đó. Trường hợp nếu khơng chỉ định cụ thể ngân hàng nào, thì trong L/C có ghi “any bank negotiation” thì có nghĩa là được chiết khấu tại bất cứ ngân hàng nào tùy theo người hưởng lợi nộp chứng từ vào ngân hàng.

1.2.6. Phương thức bảo lãnh (Letter of Guarantee)

1.2.6.1. Khái niệm

Là bất cứ một sự bảo lãnh, một sự cam kết thanh toán nào của trung gian tài chính hoặc pháp nhân hay thể nhân bằng văn bản là sẽ bồi thường một số tiền nhất định, nếu đến hạn mà người được bảo lãnh khơng hồn thành nghĩa vụ như quy định trên thư bảo lãnh.

1.2.6.2. Các bên tham gia bảo lãnh

- Người bảo lãnh (Guarantor) là người phát hành thư bảo lãnh (Letter of

Guarantee–L/G) cam kết bồi thường cho người hưởng lợi nếu đến hạn mà Người được bảo lãnh khơng hồn thành nghĩa vụ quy định trên L/G. Người bảo lãnh thường là:

+ Ngân hàng là người phát hành phổ biến nhất thư bảo lãnh thanh toán.

+ Các tổ chức tài chính như Cơng ty bảo hiểm, Cơng ty Tài chính,…

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức thanh toán tại Công ty CP thủy sản & XNK Côn Đảo (Coimex) (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)