Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu 2013-2015

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức thanh toán tại Công ty CP thủy sản & XNK Côn Đảo (Coimex) (Trang 53 - 57)

Đvt: USD

Năm Sản lượng XK (Tấn) Kim ngạchXK(USD)

Giá XK bình quân

(USD/tấn)

2013 15,882 30,504,167 1920.7

2014 14,077 27,042,131 1921.0

2015 11,742 24,333,893 2072.4

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Nhận xét:

Qua bảng biểu ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu giảm qua từng năm. Năm 2013, công ty xuất khẩu được 15,882 tấn với giá xuất khẩu bình quân đạt 1920,7 USD/tấn. Năm 2014, đã xuất khẩu hơn 14,077 tấn hàng, trong đó đa phần là sản phẩm Surimi; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 của công ty đạt 27 triệu USD. Năm 2015, sản lượng xuất khẩulà 11,742 tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu 2015 đạt 24,3 triệu USD, giảm khá nhiều so với năm 2014.

Nguyên nhân chính là do thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế biến động phức tạp và khó lường, tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế thế giới. Năm 2015 là năm

thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế biến động mạnh và phức tạp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 – 2009, khách hàng hạn chế đặt hàng, lượng tiêu thụ giảm dẫn đến kim ngạch của hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty cũng giảm theo. Thứ hai là do ảnh hưởng của nguồn nguyên liệu trong nước khan hiếm, vì nguồn ngun liệu đánh bắt khơng có sự bảo tồn, ngư dân chỉ đánh bắt ven bờ, tàu thuyền có cơng suất nhỏ không thể đi đánh bắt xa bờ, cũng một phần là do do ảnh hưởng của biến động Biển đông , các ngư trường đánh bắt quen thuộc bị hạn chế…

Để đảm bảo đơn hàng doanh nghiệp đã phải xoay sở để có phương án vay vốn nhằm chủ động nguồn nguyên Với nguồn vốn mạnh, Coimex có thể bảo đảm nguồn nguyên liệu khi các đơn vị khác thiếu; đồng thời đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ nâng cao uy tín về chất lượng sản phẩm, về tiến độ giao hàng, Coimex đã được Tập đoàn Future Seafoods (Pháp), một đối tác lâu năm, tin tưởng chuyển 100% số tiền tạm ứng hợp đồng trước giao hàng sau. Do đó, Coimex ln có được nguồn vốn kịp thời để thu mua nguyên liệu trả tiền ngay cho người cung cấp nguyên, phụ liệu. Đây cũng là ưu tiểm mạnh của công ty trong việc thu mua nguyên, phụ liệu, trong khi đó các đối thủ cạnh tranh đang trong giao đoạn thiếu hụt vốn.

2.5.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cơng ty chia làm 2 loại chính là: chả cá Surimi và Surimi mơ phỏng

− Nhóm mặt hàng thứ nhất: Chả cá Surimi (bán thành phẩm) hay còn gọi là Surimi nguyên liệu (Surimi ESO, Surimi ITO…). : là các loại cá có thịt trắng như cá đổng, cá hường, cá mối, cá hố, cá chuồn…đem đi cắt đầu , vây, cánh, cho vào máy rửa sạch, máy tự động tách xương , da, rửa sạch lần nữa để loại bỏ các tạp chất cuối cùng chỉ lấy thịt cá nguyên chất, trộn chung với 1 số phụ gia theo yêu cầu của từng thị trường, từng khách hàng rồi đem đóng gói thành block.

Trước đây nguyên liệu sản xuất Chả cá Surimi làm từ cá tuyết (cá Pollock) phải nhập từ các nước EU về có giá thành cao hơn gấp vài lần so với Surimi chế biến từ cá biển (các loại cá thịt trắng) nên nguồn nguyên liệu để chế biến Chả cá Surimi đều được

− Nhóm mặt hàng thứ hai: Surimi mơ phỏng (mơ phỏng hình thù con tơm hùm, tôm sú , hay càng cua, con cá …làm từ nguyên liệu chính là Chả cá Surimi cộng thêm các phụ gia cần thiết và hương liệu… ) gồm có 100 loại mặt hàng như : Surimi càng cua, Surimi tôm hùm, Surimi bánh cá, Surimi rau, củ, quả ….

Surimi mô phỏng là một sản phẩm tương đối mới lạ đối với người dân Việt nam, nhưng đối với các nước phát triển thì đã biết đến như món ăn rất quen thuộc hàng ngày. Coimex cũng chỉ vừa mới tiếp cận công nghệ chế biến Surimi mô phỏng trong những năm gần đây là do chuyên gia của từng thị trường hợp tác và đào tạo, giám sát…

Hình 2.3. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu theo mặt hàng

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Nhận xét:

Khách hàng nhập khẩu Chả cá Surimi để làm nguyên liệu sản xuất ra các loại Surimi mô phỏng khác do vậy Coimex xuất khẩu chủ yếu là Chả cá Surimi.Do công nghệ còn rất mới , khẩu vị, mẫu mã bao bì và nhu cầu sử dụng của người Việt chưa cao nên nguồn tiêu thụ chủ yếu của Coimex là xuất khẩu đi các nước chứ không tiêu thụ trong nước.

2.5.2. Thị trường xuất khẩu

Trong thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại của công ty đã được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức như: tham gia các hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại ở cả trong và ngoài nước, tiến hành quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,… Chính vì vậy thị trường xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây ngày càng được mở rộng.

Đến nay, sản phẩm của công ty xuất khẩu đạt được mức tăng trưởng mạnh, đã vươn ra hơn 20 thị trường quốc tế tiềm năng gồm EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Thái Lan, Singapore,… để bùvào thị trường cũ bị suy giảm do khủng hoảng tài chính như thị trường Mỹ.

Tại thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản, là một trong những thị trường tiềm năng, nên mức tiêu thụ ngày càng tăng cao. Coimex còn là nhà cung cấp Surimi lớn nhất của Việt Nam cho khối EU, trong đó chủ yếu là Pháp và Italia “những bạn hàng truyền thống” với các mặt hàng Surimi mô phỏng được ưa chuộnghơn cả. Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đều có mức tăng trưởng cao và ổn định. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức thanh toán tại Công ty CP thủy sản & XNK Côn Đảo (Coimex) (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)