Đặc điểm và các yếu tố năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên

Một phần của tài liệu Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 35)

1.1.1 .Trên thế giới

1.3. Đặc điểm và các yếu tố năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên

giảng viên

1.3.1. Đặc điểm năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên

Từ khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên đã được trình bày ở phần 1.2.3, có thể thấy được đặc điểm của năng lực nghiên cứu khoa học là:

- Năng lực được hình thành và biểu hiện trong hoạt động nghiên cứu khoa học của cá nhân, càng ghiên cứu nhiều thì năng lực càng được nâng cao.

- Phải có một kiến thức chuyên ngành nhất định thì mới có thể làm nghiên cứu.

- Có tính độc lập và tư duy sáng tạo.

- Nhạy bén trong nắm bắt các thơng tin và có hồi nghi trong nghiên cứu

- Năng lực nghiên cứu khoa học có sự phối hợp chặt chẽ về kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học.

* Năng lực nghiên cứu của giảng viên Đại học bao gồm:

- Năng lực xác định vấn đề nghiên cứu: với năng lực này, giảng viên cần biết phân tích hiện thực khách quan, hình thành ý tưởng nghiên cứu: Có kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp thực tiễn, phát hiện các vấn đề cần quan tâm giải quyết, chọn lựa vấn đề cấp thiết cần giải quyết, hình thành ý tưởng nghiên cứu. Đồng thời triển khai ý tưởng nghiên cứu thành một đề tài nghiên cứu: Có kỹ năng thực hiện ý tưởng bằng một quy trình cụ thể, trước hết là biến ý tưởng thành một vấn đề cần giải quyết, một câu hỏi cụ thể cần phải trả lời.

- Năng lực lập kế hoạch nghiên cứu: Với tiêu chuẩn này, giảng viên cần có kiến thức và kỹ năng xây dựng đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ (bao gồm cả đề cương nội dung, dự tốn kinh phí và kế hoạch nghiên cứu cụ thể).

Và phải biết lập kế hoạch nghiên cứu: Có kỹ năng lập kế hoạch tổng thể và từng giai đoạn của quá trình nghiên cứu.

- Năng lực tổ chức nghiên cứu: tổ chức hoạt động nghiên cứu tức là có kiểu biết kỹ năng tập hợp lực lượng liên ngành trong nghiên cứu, phát huy tổng hợp các nguồn lực chủ quan và khách quan trong nghiên cứu. Đồng thời biết vận dụng các cơ sở khoa học hợp lý. Có kiến thức vững vàng về các cơ sở lý thuyết và thực tiễn của việc nghiên cứu, có kỹ năng cập nhật và vận dụng các kiến thức hiện đại vào quá trình nghiên cứu. Ngồi ra cần biết sử dụng các phương pháp và phương tiện nghiên cứu. Có kỹ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của đề tài, tích cực sử dụng các phương pháp nghiên cứu tiên tiến, kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại một cách có hiệu quả. Sử dụng có hiệu quả các thiết bị kỹ thuật và phương tiện nghiên cứu hiện đại. Mặt khác phải có phương pháp, kỹ năng quản lý hồ sơ nghiên cứu và thông tin khoa học. Tức là có hiểu biết và kỹ năng quản lý và thông tin từng phần kết quả trong quá trình nghiên cứu; quản lý khoa học và đúng quy định hồ sơ nghiên cứu.

- Năng lực tổng kết kết quả nghiên cứu và thông tin khoa học: tổng kết kết quả nghiên cứu tức là có kiến thức và kỹ năng tổng hợp kết quả nghiên cứu, tự đánh giá kết quả nghiên cứu, viết báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học. Tiếp đến là công bố kết quả nghiên cứu: Viết được các bài báo khoa học để đăng Tạp chí hoặc tham dự hội nghị khoa học; sử dụng được nhiều hình thức hợp lý khác nhau để cơng bố kết quả nghiên cứu, triển khai thực hiện kết quả đề tài.

1.3.2. Các yếu tố năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên

Theo Vũ Cao Đàm và công sự (2011), các thành tố của năng lực nghiên cứu bao gồm:

Thứ nhất: năng lực nghiên cứu thể hiện ở trình độ hiểu biết và kỹ năng của

người nghiên cứu, năng lực gồm có năng lực đặt giả thuyết nghiên cứu, cách tiếp cận và các phương pháp cụ thể thu thập và xử lý thông tin để chứng minh giả thiết đặt ra. Trình độ năng lực huy động vốn thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu do

người nghiên cứu hoặc nhóm nghiên cứu đề ra. Trình độ đáp ứng mọi nhu cầu thông tin cho nghiên cứu.

Năng lực nghiên cứu luôn được nâng cao sau một giai đoạn nghiên cứu nói chung và một đề tài, chương trình nghiên cứu cụ thể. Như vậy, nghiên cứu khoa học là một hoạt động trải nghiệm có tính thường xun, càng nghiên cứu nhiều thì năng lực nghiên cứu càng được nâng cao.

Thứ hai (Thiết bị nghiên cứu) thường sau một cơng trình nghiên cứu, các thiết bị được trao lai cho các cơ sở tham gia dự án. Phần thiết bị này góp phần tăng cường trang bị cho cơ sở. Năng lực thiết bị bao gồm thiết bị thông dụng và thiết bị chuyên dụng.

- Thiết bị thông dụng: Thiết bị dùng để đo lường, phân tích, kiểm nghiệm, đánh giá trong nghiên cứu (Các phần mềm, các thiết bị máy móc, vv…phục vụ trong nghiên cứu). Đây là thiết bị giúp cho người nghiên cứu thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu và triển khai tổ chức thực hiện.

- Thiết bị chuyên dụng: Dùng để phục vụ cho tính chất riêng biệt của ngành. Nguyễn Thị Minh Hồng và cộng sự (2016) cho rằng năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh là các năng lực kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các năng lực này biểu hiện cụ thể ở các yếu tố sau:

Kiến thức: Thể hiện trong việc trình bày và giải thích các cơ sở của phương

pháp luận, các loại hình nghiên cứu khoa học, trình bày được các giai đoạn của hoạt động nghiên cứu khoa học, nêu định nghĩa và các thúc tiến hành các phương pháp nghiên cứu khoa học, mô tả được cách trình bày kết quả nghiên cứu.

Kỹ năng: Gồm có các kỹ năng chung và kỹ năng bổ trợ. Kỹ năng chung (Gồm hệ thống các kỹ năng thực hiện một đề tài nghiên cứu), kỹ năng bổ trợ (Gồm các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nước ngoài, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian trong nghiên cứu).

Thái độ: Thể hiện qua nhận thức, tình cảm và hành vi của người nghiên cứu

đối với nghiên cứu khoa học.

Theo Đào Thị Oanh và cộng sự (2014), năng lực nghiên cứu khoa học được cụ thể hóa thành các mặt biểu hiện chủ yếu sau: “Kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục”, “Kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục, về nghiên cứu khoa học giáo dục”, “Phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục vào giảng dạy và thực tiễn”. Theo quan điểm này, năng lực nghiên cứu khoa học là khả năng thực hiện một hoạt động nghiên cứu khoa học; Kinh nghiệm thực tiễn về giáo dục và nghiên cứu khoa học, qua việc thực hiện nghiên cứu khoa học thì năng lực nghiên cứu khoa học sẽ tốt hơn; việc phổ biến, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục vào giảng dạy và thực tiễn cũng là yếu tố quan trọng thể hiện khả năng ứng dụng linh hoạt vào thực tế hoạt động giáo dục.

Theo Lê Thị Thơ (2016), năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm hai năng lực cơ bản là năng lực chung và năng lực chuyên biệt biểu hiện trong khung năng lực. Các năng lực này được biểu hiện bằng 4 năng lực cốt lõi:

Một là Phát hiện vấn đề nghiên cứu.

Hai là Lựa chọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu. Ba là Xây dựng đề cương nghiên cứu.

Bốn là Thiết kế bộ công cụ điều tra, khảo sát và xử lý số liệu.

Theo hướng tiếp cận này, luận văn được người nghiên cứu đề xuất gồm 06 năng lực cốt lõi cụ thể như trong bảng 1.1:

Bảng 1. 1: Khung năng lực nghiên cứu khoa học

STT Năng lực nghiên cứu khoa học

1 Phát hiện vấn đề nghiên cứu

2 Lập và bảo vệ đề cương nghiên cứu 3 Tổng hợp, phân tích tài liệu nghiên cứu 4 Điều tra, thu thập thông tin nghiên cứu

5 Xử lý số liệu nghiên cứu 6 Trình bày kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)