Kiểm tra, đánh giá phần 6

Một phần của tài liệu Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 103)

Phát hiện vấn đề nghiên cứu

Nội dung đánh giá Tiêu chí đánh giá Cơng cụ đánh giá Trọng số Đánh giá ban đầu Những kiến thức, kỹ năng

ban đầu của người học Theo tiêu chí đánh giá Bài kiểm tra, phỏng vấn, trao đổi… 30%

Đánh giá quá trình

Kiến thức Nắm được những kiến thức cơ bản về phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu, viết được báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu khoa học, chú thích được các tài liệu minh chứng cũng như cách trích dẫn bảng, hình ảnh và biểu đồ. Theo tiêu chí đánh giá

Bài kiểm tra Hoạt động nghiên cứu khoa học của người học

20%

Kỹ Năng Có khả năng vận dụng những kiến thức đã học được để hoàn thành bài nghiên cứu đầy đủ.

Theo tiêu chí đánh giá

Bài kiểm tra Hoạt động nghiên cứu khoa học của người học 40% Thái độ Ý thức chuyên cần - Ý thức thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao về nhà

- Ý thức tham gia hoạt động học tập, thảo luận trên lớp

Theo tiêu chí đánh giá

Bài kiểm tra Hoạt động nghiên cứu khoa học của người học

10%

3.2.2. Giải pháp về cơ chế chính sách nhằm tạo động lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên cứu khoa học cho giảng viên

3.2.2.1. Mục tiêu

Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách này nhằm khuyến khích GV tích cực tham gia vào q trình bồi dưỡng, và nghiên cứu NCKH.

3.2.2.2 . Nội dung

 Đưa ra quy định bắt buộc và chế tài đối với những giảng viên hiện nay chưa có sản phẩm nghiên cứu khoa học, hoặc nghiên cứu nhưng chất lượng nghiên cứu còn thấp. Việc tham gia bồi dưỡng cũng là một nhiệm vụ bắt buộc, nếu không tham gia bồi dưỡng xem như chưa hoàn thành nhiệm vụ.

 Nhà trường tạo điều kiện để GV tham gia các hội thảo, toạ đàm, các buổi trao đổi và học hỏi kinh nghiệm về NCKH trong nước và nước ngồi thơng qua các chính sách ưu đãi về thời gian, kinh phí cho giảng viên cũng như các chính sách thi đua, khen thưởng.

+ Khuyến khích và hỗ trợ cho GV bồi dưỡng tại nước ngoài (Bậc sau đại học, sau thạc sĩ).

+ Đề xuất khen thưởng, nâng cao giá trị cho các giảng viên tại trường. Một phần tạo động lực cho giảng viên hoàn thành bài nghiên cứu, một phần thể hiện được sự quan tâm cũng như chia sẻ từ nhà trường đối với giảng viên, thúc đẩy sự gắn kết lâu dài cũng như mong muốn đóng góp cho nhà trường.

+ Có các chính sách lương thưởng phù hợp, quy định tăng lương theo bậc để GV giảm bớt gánh nặng tài chính, tăng thời gian, cơng sức cho giảng dạy cũng như thực hiện nghiên cứu khoa học.

+ Giảm định mức số lượng giờ dạy cho các giảng viên có số lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học trong mỗi kỳ.

+ Hỗ trợ GV trong việc cùng đứng tên đăng bài quốc tế, hiện nay nhiều GV có NCKH nhưng khi đăng bài quốc tế thì khó chấp nhận, lý do là về trình độ mới là Thạc sĩ.

+ Cần có ban tư vấn chọn đề tài để hỗ trợ những giảng viên chưa có ý tưởng nghiên cứu hoặc có ý tưởng nhưng chưa tự tin thực hiện NC. Ban tư vấn là người nhiệt tình, có kiến thức, kinh nghiệm, năng động, tiếp cận nhanh với các thông tin mới.

 Nhà trường cần tăng chi phí cho đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu nghiên cứu, phầm mềm nghiên cứu, mua sắm và bổ sung các sách tham khảo, sách tiếng Anh chun ngành, các tạp chí có tính điểm uy tín để phục vụ cho học tập và NC.

 Cải thiện bậc lượng, gia tăng các chính sách phúc lợi xã hội cũng như khen thưởng phù hợp để thu hút nguồn nhân lực có tài từ nhiều nơi, nhằm nâng cao chất lượng nguồn giảng viên hiện tại của trường. Đây cũng là một trong những cách tận dụng nguồn nhân lực để phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của trường.  Đặt ra định hướng và chính sách về NCKH trong tương lai phải mang tính ứng dụng hơn, thay vì chỉ tập trung nghiên cứu vào những ngành mang tính lý thuyết (như toán học hoặc vật lý học). Một số lĩnh vực cần quan tâm chính là các lĩnh vực phục vụ sức khỏe, kinh tế, xã hội, đất đai, môi trường, và giáo dục đào tạo của Việt Nam. Bên cạnh đó là tập trung cho nghiên cứu cơ bản, nền tảng của NCKH, bởi khơng có NCKH cơ bản thì sẽ khơng có nghiên cứu ứng dụng.

- Việc triển khai giải pháp phải được tiến hành đồng bộ và linh hoạt

3.3. Kiểm nghiệm tính khả thi của giải pháp đề xuất

Những giải pháp mà tác giả đưa ra là kết quả của quá trình tìm hiểu cơ sở lý luận cũng như nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng năng lực NCKH của GV ĐHNH TP. HCM.

3.3.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã nêu ở phần mở đầu của bài nghiên cứu.

3.3.2. Nội dung khảo sát

Tác giả đã tiến hành khảo nghiệm các giải pháp sau đây:

- Giải pháp Bồi dưỡng NCKH cho GV trường ĐNHN TP. HCM

- Giải pháp đổi mới cơ chế chính sách hướng tới tạo động lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên

Đối tượng khảo sát: Người nghiên cứu sử dụng phương pháp chuyên gia với hình thức phỏng vấn sâu để đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất.

Tác giả tiến hành gửi tập tài liệu “Giải pháp phát huy năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên Đại học Ngân hàng” có kèm phiếu thăm dị ý kiến các chuyên gia. Việc thu thập ý kiến được tiến hành như sau:

Phỏng vấn chuyên sâu với giảng viên và chuyên gia sẽ được tiến hành vào khoảng thời gian nghỉ trưa của thầy/cô. Phỏng vấn diễn ra trong vịng 2 tuần (khơng tính các ngày lễ và nghỉ theo quy định của nhà nước) và kéo dài khoảng 30 phút để thầy/cơ có thời gian xem xét tài liệu. Mỗi ngày, tác giả sẽ tiến hành gửi tập tài liệu “Giải pháp phát huy năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên Đại học Ngân hàng” đến 2 trong số các trưởng khoa, trưởng bộ môn, nhân sự Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ, cùng một số chuyên gia là giảng viên hiện đang công tác tại trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện vào giữa tháng 8/2017. Dựa trên số liệu thu thập được, tác giả bắt đầu tiến hành phân tích dữ liệu và đưa ra nhận định về các giải pháp đề xuất.

3.3.4. Kết quả

3.3.4.1. Nhận định chung

Người nghiên cứu tiến hành gửi tài liệu và phiếu thăm dò ý kiến của 22 chuyên gia, trong quá trình trao đổi, các chuyên gia nhận định những giải pháp nên xuất phát từ thực trạng NL NCKH của GV trường ĐHNH TP.HCM. Nguyên nhân dẫn đến NL NCKH chưa cao là do thiếu động lực NCKH cụ thể là: hiện nay nhà trường hướng tới khoa học ứng dụng trong khi GV chưa có điều kiện để bồi dưỡng kiến thức về nghiên cứu định lượng sâu. Giải pháp người nghiên cứu đưa ra được đánh giá có tính thực tiễn cao, tuy nhiên vẫn cịn một vài hạn chế: để có thể thực hiện các nhóm giải pháp, nhà trường cần đầu tư một nguồn kinh phí rất lớn. Lượng kinh phí này khơng thể huy động ngay mà cần phải có thời gian đủ lớn. Hạn chế thứ hai là về đối tượng giảng viên giảng dạy cũng như chuyên gia. Để có thể sắp xếp và cân đối lượng thời gian giữa các chuyên gia và học viên là một vấn đề không hề đơn giản để có thể đảm bảo lượng học viên tham gia là cao nhất. Mặt khác, hạn chế này xuất phát từ chính bản thân người học, để có thể cải thiện được năng lực nghiên cứu

khoa học, ý thức và tính chủ động là một yếu tố quan trọng và tiên quyết để có thể phát triển thành hành vi và tiến hành thực hiện.

3.3.4.2. Đánh giá của chuyên gia về các giải pháp

Căn cứ vào kinh nghiệm, các chuyên gia đánh giá về ba mặt quan trọng của các nhóm giải pháp, bao gồm tính cần thiết, tính đúng đắn và tính khả thi của giải pháp. Nhìn chung, cả hai nhóm giải pháp mà tác giả đề xuất được đánh giá cao, đáp ứng giải quyết thực trạng phát triển NL NCKH cho GV trường ĐHNH TP. HCM.

Bảng 3. 16: Kết quả đánh giá mức độ về tính cần thiết, tính phù hợp và tính khả thi

của chuyên gia về giải pháp đề xuất

Đánh giá Mức độ Giải pháp 1 Giải pháp 2 Tần suất Tỷ lệ Tần suất Tỷ lệ Tính cần thiết Cần thiết 18 82% 17 77% Phân vân 4 18% 5 23% Không cần thiết 0 0% 0 0% Tính phù hợp Cần thiết 20 91% 17 77% Phân vân 2 9% 5 23% Không cần thiết 0 0% 0 0% Tính khả thi Rất khả thi 17 77% 15 68% Ít khả thi 5 23% 4 18% Không khả thi 0 0% 3 14%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Xét về tính khả thi, hai giải pháp mà người nghiên cứu đề xuất được cho là rất khả thi. Thông qua kết quả thống kê, nhà trường có thể áp dụng những nhóm giải pháp mà tác giả đã đề xuất để triển khai áp dụng cho GV trường ĐHNH TP.HCM.

Hình 3. 1: Mức độ cần thiết của các giải pháp

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Cụ thể hơn, có đến 82% chuyên gia cho rằng giải pháp 1 là cần thiết và 77% chuyên gia chọn giải pháp 2. Số chuyên gia còn phân vân với phương án một là 18% và phương án hai là 23%, xuất phát từ mong muốn tổ chức bồi dưỡng được mang lại hiệu quả cao cần phải có một q trình đồng bộ. Điều này có nghĩa là để thực hiện các nhóm giải pháp này cần phải thực hiện từ đơn vị nhỏ là chính bản thân giảng viên, đến các khoa, Ban giám hiệu thì hiệu quả mà giải pháp mang lại mới có thể thực sự cao.

Hình 3. 2: Mức độ phù hợp của các giải pháp

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Dựa vào biểu đồ 3.2, có 20/22 chuyên gia đồng ý mức độ phù hợp ở giải pháp 1 là 91%, và số chuyên gia cho rằng giải pháp 2 phù hợp là 77%. Số chuyên gia phân vân ở giải pháp 1 và 2 lần lượt là 9% và 23%.

Các nhóm giải pháp đa phần được chuyên gia kiểm nghiệm là phù hợp bởi nó đáp ứng được yêu cầu cũng như quy định của trường, không trái với nội dung giảng dạy, hành vi đạo đức hay những nguyên tắc, chế tài của nhà trường. Những nội dung được biên soạn ở nhóm giải pháp 1 đều sẽ được tiến hành chạy thử trước khi đưa vào ứng dụng, như vậy có thể khắc phục được những mặt hạn chế trong công tác bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học ở giảng viên. Tuy nhiên, nhóm giải pháp thứ 2, các chuyên gia vẫn còn phân vân khi áp dụng vào thực tế. Đặc biệt là ở cơ chế thu hút nguồn nhân lực bằng cách nâng cao bậc lương hay cải thiện cách đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học. Vì đây là những nhóm giải pháp phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế và quy định của Nhà nước cũng như định hướng chung của xã hội. Nếu đi theo hướng đổi mới và cải tiến, sẽ gặp phải nhiều trở ngại lớn.

Hình 3. 3: Mức độ khả thi của các giải pháp

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ % số chuyên gia cho rằng các nhóm giải pháp này khả thi rất cao, chiếm hơn 50% trên tổng số các chuyên gia. Tuy nhiên, vẫn có đến 14% số chuyên gia cho rằng nhóm giải pháp này khơng khả thi.

Tính khả thi của giải pháp được các chuyên gia phân tích dựa trên 5 yếu tố:

- Khả thi về công nghệ và hệ thống: cả nhóm giải pháp 1 và 2 đều được đánh giá ở mức độ khá về tính khả thi trong cơng nghệ và hệ thống. Nhà trường có đầy đủ khả năng về phần mềm, phần cứng, nhân sự và chun mơn để xử lý và hồn thiện nhóm giải pháp.

- Khả thi về kinh tế: được đánh giá là trung bình ở giải pháp 1 và kém ở nhóm giải pháp 2. Vì giải pháp 2 địi hỏi nguồn kinh phí đầu tư rất lớn để thực hiện dự án.

- Khả thi về pháp lý: ở mặt này cả 2 nhóm giải pháp đều được đánh giá cao bởi hình thức cũng như nội dung của giải pháp đều nằm trong khuôn khổ pháp lý của nhà nước.

- Khả thi về vận hành: đa số các chuyên gia đều cho rằng tính khả thi về vận hành ở cơng tác bồi dưỡng năng lực nghiên cứu cao hơn giải pháp về cơ chế chính sách nhằm tạo động lực nghiên cứu cho giảng viên. Vì ở nhóm giải pháp thứ 2, địi

hỏi nhà trường cần phải có một khoảng thời gian lâu dài để thay đổi, không thể thay đổi một sớm một chiều.

- Khả thi về tiến độ: Tương tự như tính khả thi về vận hành, ở tính khả thi về tiến độ nhóm giải pháp 1 vẫn được đánh giá cao hơn nhóm 2. Tuy nhiên, nhóm 1 lại gặp phải một trở ngại vơ cùng lớn chính là từ tâm lý và nhận thức của các giảng viên.

Vì vậy, có thể nói, cả hai nhóm giải pháp này hồn tồn khơng thể tách rời nhau, chúng tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tăng cường giải pháp đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học là một giải pháp mang lại hiệu quả cho q trình nghiên cứu vì tính phù hợp và dễ thực hiện. Trong đó việc đầu tư cho các giảng viên, tham gia hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu chuyên ngành, học tập bồi dưỡng trong nước cũng như ngoài nước là con đường phù hợp nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu cho giảng viên. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ chí Minh trên cơ sở đó đề ra kế hoạch, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên, chuẩn bị về kinh phí, con người tham gia nghiên cứu.

Hiện nay, q trình đánh giá tính ứng dụng các giải pháp đã được đề xuất trong bài nghiên cứu là hoạt động cần thiết nhằm giúp các đề tài nghiên cứu sau triển khai và phát triển đạt kết quả cao cả về số lượng và chất lượng, phục vụ cho công tác giảng dạy, giúp xã hội phát triển với tư cách là một trong những trường đại học đầu ngành trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, các nhóm giải pháp vẫn gặp phải hạn chế từ nguồn kinh phí, cũng như thời gian dành cho người nghiên cứu cịn hạn chế.

Tóm lại: Thực hiện các giải pháp trên phải đồng bộ, phù hợp, hiệu quả cụ thể là phải phát triển được tư duy sáng tạo, khơi dạy đam mê cho các nhà nghiên cứu. Bồi dưỡng có mục đính nhằm tạo ra được những nhà nghiên cứu hội đủ ba nhân tố cơ bản là kiến thức, kỹ năng và thái đội. Mỗi người sau khi đào tạo, bồi dưỡng đều nâng cao được trí tuệ lẫn đức độ, điều này khơng chỉ phục vụ cho cơng tác nghiên cứu khoa học mà cịn góp phần xây dựng xã hội phát triển ngày một tốt hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Nghiên cứu của tác giả đã đạt được những kết quả như sau:

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về năng lực nói chung và năng lực NCKH của GV đại học nói riêng, xác định được khung năng lực của GV đại học.

Phân tích được thực trạng hoạt động NCKH của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM giai đoạn 2010 – 2016, từ đó xác định được những thành tựu cũng như những mặt hạn chế của năng lực nghiên cứu khoa học của các GV tại đây thông qua khảo sát mức độ từ 1 đến 5 như sau: 1. Có năng lực kém, 2. Có năng lực yếu, 3. Có năng lực trung bình, 4. Có năng lực khá, 5. Có năng lực tốt.

Một phần của tài liệu Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)