Tiêu chí đánh giá năng lực trình bày kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 56)

Năng lực thành

phần Tiêu chí đánh giá Biểu hiện

Minh chứng sản phẩm cụ

thể

Trình bày kết quả nghiên cứu chặt chẽ, viết được báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu khoa học

Người nghiên cứu trình bày được, trình bày một phần, khơng trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu, không tổng hợp, phân tích và giải quyết được vấn đề nêu ra trong nghiên cứu, logic, khoa học phù hợp

Trình bày báo cáo đề tài rõ ràng, logic, khoa học, tường minh dễ đọc, dễ hiểu... Các kết luận được đưa ra có tính thuyết phục cao dự vào những cơ sở luận chứng thực tế ghiên cứu, khảo sát

Nội dung nghiên cứu, phát hiện mới cần được trình bầy riêng, nhấn mạnh, phục vụ cho báo cáo tham luận sâu.

Bảng trình bày đề cương chi tiết của một đề tài làm trên máy tính và bảng sắp xếp viết bản tay.

Chú thích được tài liệu minh

Chú thích được các tài liệu tham khảo, chú thích được

Làm được trên máy tính và bảng

Bài làm trên máy tính và bài làm

Năng lực thành

phần Tiêu chí đánh giá Biểu hiện

Minh chứng sản phẩm cụ

thể

chứng bảng, hình, biểu đồ trong bài làm

sắp xếp viết tay. viết trong sổ học tập.

Chỉ tiêu đánh giá

Theo Lê Thị Thơ (2016), đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên căn cứ vào các tiêu chí dựa trên các thang đo bằng điểm số để đánh giá năng lực qua bồi dưỡng của đề tài. Các năng lực được đánh giá xếp loại tương đương với 05 loại sau:

- Loại tốt: Là các năng lực đáp ứng đầy đủ, chính xác theo các tiêu chí, các biểu hiện và có minh chứng thể hiện đạt yêu cầu.

- Loại khá: Là các năng lực đáp ứng đầy đủ, chính xác theo các tiêu chí, các biểu hiện và có minh chứng đạt yêu cầu bằng hoặc hơn 2/3.

- Loại trung bình: Là các năng lực đáp ứng đầy đủ, chính xác theo các tiêu chí, các biểu hiện và có minh chứng đạt yêu cầu bằng hoặc hơn 1/2.

- Loại yếu: Là các năng lực đáp ứng đầy đủ, chính xác theo các tiêu chí, các biểu hiện và có minh chứng đạt u cầu ít hơn 1/3.

- Loại kém: Là các năng lực đáp ứng đầy đủ, chính xác theo các tiêu chí, các biểu hiện và có minh chứng đạt u cầu ít hơn 1/4.

Trong đề tài này, đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên được đánh giá qua năm mức độ tương ứng: tốt, khá, trung bình, yếu và kém.

1.4. Các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên

Hoạt động NCKH của giảng viên trường đại học được định nghĩa trong Quyết định Số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 và Thông tư 36/2010/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây, gọi vắn tắt là QĐ 64) được cụ thể hóa thành các hoạt động sau đây:

1. Tham gia đề tài NCKH: bao gồm đề xuất đề tài, tham gia tuyển chọn chủ trì đề tài, chủ nhiệm đề tài, thành viên tham gia quá trình nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu.

Các đề tài NCKH của Trường Đại học Ngân hàng được định hướng như sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, hiện đại về lĩnh vực ngân hàng nhằm góp phần phát triển lý thuyết kinh tế, ứng dụng các lý thuyết vào việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam;

- Nghiên cứu xây dựng và hồn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam;

- Nghiên cứu tư vấn về lĩnh vực ngân hàng cho các địa phương, ngành, doanh nghiệp;

- Nghiên cứu phục vụ đào tạo và quản trị trường đại học nói chung, Trường Đại học Ngân hàng nói riêng.

Xét theo cấp chủ quản và nguồn tài trợ cho nghiên cứu, các đề tài NCKH có thể được phân chia như sau:

- Đề tài cấp Nhà nước (đề tài do Bộ KH-CN là cơ quan chủ quản): đề tài thuộc chương trình khoa học trọng điểm của Nhà nước, đề tài độc lập cấp Nhà nước, đề tài theo Nghị Định Thư.

- Đề tài cấp bộ và tương đương

* Đề tài cấp bộ: do Bộ GD&ĐT, Bộ KH-CN, các bộ khác quản lý (trong văn bản này, gọi vắn tắt là đề tài cấp bộ);

- Đề tài nhánh cấp Nhà nước;

- Đề tài hợp tác song phương do Bộ GD&ĐT quản lý: đề tài, dự án nghiên cứu do các tổ chức nghiên cứu hoặc trường đại học nước ngoài tài trợ;

- Đề tài hợp đồng với các địa phương (cấp tỉnh/thành) được ngân sách nhà nước tài trợ;

- Đề tài, dự án nghiên cứu do các tổ chức nghiên cứu hoặc trường đại học ở nước ngồi, cơng ty đa quốc gia tài trợ trên 300 triệu đồng (đăng ký tương đương đề tài Bộ GD&ĐT);

- Đề tài hợp đồng với các doanh nghiệp, các đơn vị ngoài trường có giá trị hợp đồng trên 300 triệu đồng (khơng được ngân sách nhà nước tài trợ, đăng ký tương đương đề tài Bộ GD&ĐT).

* Đề tài cấp Trường và tương đương

- Đề tài cấp Trường do Hiệu trưởng phê duyệt;

- Đề tài hợp đồng với các doanh nghiệp, các đơn vị khác ngồi trường có giá trị hợp đồng từ trên 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng (đăng ký tương đương đề tài cấp trường.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên của giảng viên

Có rất nhiều quan điểm khác nhau trong q trình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào hai yếu tố chính là yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.

Yếu tố chủ quan: Do thiếu kỹ năng nghiên cứu, thiếu động cơ nghiên cứu ,

thiếu kiến thức và làm quen với các chủ đề nghiên cứu đề xuất bởi các trường đại học và kỹ năng máy tính hạn chế.

Yếu tố khách quan: Tập trung chủ yếu vào chính sách thúc đẩy các hoạt

động nghiên cứu khoa học cho giảng viên như là: Kinh phí, giám sát, định hướng hoạt động….

Theo Lê Thị Thơ (2016), yếu tố ảnh hưởng đến năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường CĐ nghề Cần Thơ cũng gồm hai yếu tố chủ quan và khách quan như sau

Yếu tố chủ quan:

Động cơ nghiên cứu khoa học

Động cơ, hứng thú, khả năng của con người đây là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự say mê học tập và nghiên cứu của giảng viên. Nó vừa là nguồn gốc thúc đẩy hoạt động của con người, quy định mục đích, cường độ hoạt động và là tinh thần say mê, tính tích cực trong hoạt động. Do đó, khi có động cơ mong muốn học tập, nghiên cứu, tìm tịi và làm rõ vấn đề nào đó sẽ giúp cá nhân có tinh thần hăng hái, tích cực khi tham gia hoạt động học tập bồi dưỡng và cũng nâng cao năng lực để thực hiện công việc nghiên cứu.

Hứng thú trong nghiên cứu khoa học

Sự hứng thú có tác động đến q trình bồi dưỡng và nó cũng hình thành và phát triển năng lực của mỗi cá nhân. Sự hứng thú sẽ giúp cho người giảng viên hăng say, thích thú, đam mê trong học tập bồi dưỡng và nghiên cứu.

Khả năng nghiên cứu khoa học

Có thể hiểu là khả năng con người hồn thành một cơng việc nhất định trong một điều kiện nhất định. Điều này trên góc độ giáo dục học thường đề cập đến “tính vừa sức” của mỗi cá nhân. Khả năng mỗi cá nhân có sự khác nhau, do đó đây cũng là yếu tố cần quan tâm đến trong quá trình bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học

Yếu tố khách quan: bao gồm

- Chủ trương, chính sách về hoạt động và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu

khoa học cho giảng viên

- Các điều kiện môi trường để học tập và làm việc

- Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học

- Sự hợp tác với đồng nghiệp trong nghiên cứu và học tập bồi dưỡng

Bên cạnh các tác phẩm nghiên cứu trên, Donald và Anne (1998) cũng cho rằng năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên sẽ phụ thuộc không chỉ vào khả năng và ý chí của người làm nghiên cứu, mà về bản chất của các tổ chức, các hệ thống hoạt động nghiên cứu, không liên quan đến khả năng trong tương lai, mà là năng lực hiện tại.

Trong các yếu tố trên thì yếu tố chủ quan làm cho năng lực nghiên cứu bị hạn chế ngay từ mặt kiến thức, kỹ năng còn nhân tố khách quan chính là thái độ khơng quyết tâm để hồn thành đề tài nghiên cứu khi gặp khó khăn. Ngồi ra cịn một ngun nhân khách quan khác đó là yếu tố thời gian dành cho nghiên cứu khoa học cịn ít vì các giảng viên thường phải giảng dạy thường xuyên và liên tục cần có chính sách phù hợp với nhà nghiên cứ khoa học tại các trường đại học.

1.6. Nhiệm vụ của giảng viên đại học

Theo mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập được quy định tại thông tư số 36 năm 2014 của Bộ GD-ĐT/Bộ nội vụ, nhiệm vụ của giảng viên đại học bao gồm:

Giảng viên đại học có trách nhiệm thực hiện công tác giảng dạy, hướng dẫn và hỗ trợ, đánh giá các đồ án, các bài luận tốt nghiệp ở bậc cao đẳng, đại học. Giảng viên đang trong thời gian cơng tác với vai trị trợ giảng tại trường, có trách nhiệm hỗ trợ cho các giảng viên chính, các giáo sư, phó giáo sư trong việc giảng dạy từ khâu chuẩn bị bài giảng, phụ đạo cho sinh viên, hỗ trợ và hướng dẫn sinh viên làm bài tập cũng như các hoạt động khác như thảo luận, tiến hành thí nghiệm, thực hành và chấm bài cho sinh viên.

Bên cạnh việc giảng dạy cho các sinh viên trình độ cao đẳng, đại học, GV cũng có trách nhiệm trong q trình tham gia vào cơng tác giảng dạy các chương trình đào tạo sau đại học hệ thạc sĩ hoặc tiến sĩ và hướng dẫn cũng như đánh giá các bài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nếu giảng viên đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định của bộ.

Trong quá trình giảng dạy, GV phải luôn tham gia xây dựng các kế hoạch, nội dung đổi mới trong chương trình đào tạo, phương pháp dạy. Đồng thời các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, kết quả rèn luyện của sinh viên cũng phải được các giảng viên thường xuyên cập nhật và cải tiến.

Phải tham gia đồng biên soạn hoặc chủ biên sách giáo khoa phục vụ cho quá trình đào tạo trong suốt thời gian cơng tác tại trường.

Đối với các cơng trình nghiên cứu khoa học, các GV phải chủ động tham gia viết và tổ chức các bài báo cáo, nghiên cứu khoa học tại tối thiểu từ cấp cơ sở trở lên. Ngồi ra, GV phải có trách nhiệm tham gia triển khai các hoạt động chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất.

Các hoạt động hợp tác quốc tế hay các hoạt động về đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, sau đại học; các công tác chủ nhiệm lớp với vai trị là cố vấn học tập, GV có trách nhiệm tham gia đầy đủ. Đặc biệt với vai trò chủ nhiệm lớp, GV sẽ có thêm nhiệm vụ về công tác hướng dẫn sinh viên thảo luận nhóm, thực hành thí nghiệp hoặc thực tập.

Khơng ngừng hồn thiện và nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức và kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học.

Nếu được phân công vào hệ thống cơng tác quản lý đồn thể, cơng tác Đảng viên, đồn viên, GV sẽ có nhiệm vụ tham gia đầy đủ cũng như hoàn thành đúng các nhiệm vụ đã được giao.

Đảm bảo đúng và đủ số lượng giờ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập bồi dưỡng tối thiểu theo quy định tại thông tư số 47/2014 của Bộ GD-ĐT. Mỗi tuần

sẽ có 40 giờ làm việc và mỗi năm sẽ có 1760 giờ (khơng tính các ngày nghỉ theo quy định Nhà nước). Trong đó có ít nhất là 1/3 tổng thời gian làm việc trong một năm để thực hiện công tác nghiên cứu khoa học. Số sản phẩm nghiên cứu khoa học quy định mỗi năm sẽ được giao bởi trưởng cơ sở đào tạo giáo dục dựa trên năng lực chun mơn cũng như chức danh hoặc vị trí cơng việc mà GV đang đảm nhận. Sản phẩm nghiên cứu khoa học được cơng nhận khi có chứng nhận từ cấp cơ sở hoặc tương đương được đánh giá là đạt yêu cầu trở lên. Hoặc sản phẩm này phải được một bài báo cơng bố trên các tạp chí khoa học có phản biện hay một báo cáo khoa học được trình bày tại các buổi hội thảo, hội nghị chuyên ngành. Đối với những GV không đạt yêu cầu trong công tác nghiên cứu khoa học theo quy định được đề ra, cá nhân đó sẽ bị trưởng cơ đào tạo giáo dục đánh giá vào kết quả hoàn thành chỉ tiêu trong năm, ảnh hưởng đến thi đua cũng như các chế độ và chính sách phúc lợi liên quan căn cứ trên mức độ và tình hình thực tế của GV vào thời điểm được xét

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Từ việc tiếp cận các nghiên cứu trong trong nước và nước ngoài về các khái niệm về năng lực, năng lực NCKH của giảng viên; tác giả đã tìm ra khái niệm riêng cho đề tài là “Năng lực nghiên cứu khoa học là khả năng thực hiện có kết quả

một cơng trình nghiên cứu khoa học, thể hiện ở sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng, thái độ để để tiến hành nghiên cứu đạt kết quả cao.”

Dựa trên các khái niệm về năng lực nghiên cứu khoa học xác định được 06 năng lực nghiên cứu khoa học cốt lõi cho giảng viên, luận văn cũng đưa ra được các tiêu chí đánh giá năng lực NCKH của giảng viên, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lự NCKH của giảng viên ĐH

Như vậy, thơng qua việc tìm hiểu về các vấn đề nêu trên được xem là cơ sở cho việc thiết lập bộ công cụ khảo sát cho đề tài về “Năng lực nghiên cứu khoa học

Chương 2: NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Giới thiệu khái quát về trường trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Quá trình trình thành lập

Trường Đại học Ngân hàng từ khi thành lập đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn năm giai đoạn phát triển như sau:

- 1976 – 1986: Tiền thân của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM có tên gọi là trường cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng – Cơ sở II TP.HCM

- 1987 – 1986: Trường cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng – Cơ sở II TP.HCM bắt đầu đổi tên thành trường cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng TP.HCM.

- 1993 – 1997: Một lần nữa trường lại đổi tên gọi sang trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng – Chi nhánh TP.HCM.

- 1998 – 2003: Trường tiếp tục đổi tên thành học viện Ngân hàng – Phân viện TP.HCM.

- 20/08/2003, theo quyết định số 174/2003/QĐ-TT của thủ tướng Chính phủ, học viện Ngân hàng – Phân viện TP.HCM được chuyển đổi thành trường Đại học Ngân hàng TP.HCM với nhiệm vụ đào tạo sinh viên bậc đại học trở lên. Và tên gọi này được tồn tại cho đến ngày nay.

2.1.2. Mục tiêu, sứ mạng và nhiệm vụ của trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh hàng thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2.1. Mục tiêu của trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh Minh

Mục tiêu tổng thể:

Xây dựng Trường Đại học Ngân hàng thành trường đại học đa ngành khối

Một phần của tài liệu Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)