Học vị Số lượng Phần trăm
Cử nhân 6 3.5%
Thạc sĩ 134 77%
Tiến sĩ 34 19.5%
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát
Dựa vào bảng 2.5, có thể thấy tỷ lệ giảng viên có trình độ cử nhân chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp trên tổng số (3.5%). Giảng viên có trình độ thạc sĩ chiếm hơn 60% tổng giảng viên của trường (77%), số giảng viên có trình độ tiến sĩ đứng ở vị trí thứ 2 sau thạc sĩ với 19.5%.
viên
2.3.2.1. Kết quả khảo sát các thông tin cơ bản
So sánh về mức độ quan trọng giữa việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học: Theo kết quả khảo sát nhận thức thực tế của giảng viên về tầm quan trọng của giảng dạy và nghiên cứu khoa học, có đến 83.9% giảng viên nhận thức được giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hai việc quan trọng như nhau, giảng viên đã cân bằng được việc dạy và việc nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên có 9.2% số giảng viên lựa chọn việc giảng dạy quan trọng hơn các cơng trình nghiên cứu khoa học. Chỉ có 6.9% cịn lại xem trọng hoạt động nghiên cứu khoa học. Thực tế cho thấy, phân bổ thời gian cho cả việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học là việc làm rất. Để nghiên cứu khoa học tốt, ngoài thời gian cũng cần ở người giảng viên phải có đủ năng lực chun mơn, kỹ năng cũng như kinh nghiệm thực tế.
9.20% 6.90% 83.91% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00%
Giảng dạy Nghiên cứu khoa học Cả hai
Hình 2. 1: Nhận thức của giảng viên về tầm quan trọng trong giảng dạy và nghiên
cứu khoa học
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát
Về ngôn ngữ sử dụng để nghiên cứu khoa học:
Theo kết quả thống kê, tiếng anh chiếm chủ yếu với tỷ lệ 79.31%, các tiếng khác chiếm tỷ lệ rất thấp, trong đó tiếng nhật 0% là một hạn chế trong khi chúng ta đang mở rộng hợp tác đầu tư với Nhật bản. Vẫn còn tới 12.64% GV chỉ sử dụng
ngơn ngữ nghiên cứu hồn tồn bằng tiếng Việt, với xu thế tồn cầu hóa như hiện nay thì đây cũng là một trở ngại cho quá trình đạt mục tiêu chung của Trường. So với thực tế số lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học quốc tế (được trình bày ở bảng 2.1) cũng cho thấy, hầu hết giảng viên có trình độ ngoại ngữ nhưng vẫn chưa vận dụng được trong nghiên cứu khoa học.
Hình 2. 2: Ngôn ngữ của giảng viên sử dụng để nghiên cứu khoa học
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát
Nhận thức về mức độ quan trọng của năng lực nghiên cứu khoa học ở giảng viên:
Bảng 2. 6: Kết quả khảo sát về mức độ quan trọng của năng lực nghiên cứu khoa
học ở giảng viên
Đánh giá tầm quan trọng trong năng lực nghiên cứu
khoa học của giảng viên Số lượng Phần trăm
Không quan trọng 4 2.30%
Quan trọng 62 35.63%
Rất quan trọng 108 62.07%
Theo các giảng viên của trường thì năng lực nghiên cứu khoa học rất quan trọng chiếm 62.07%. 35.63% giảng viên cho rằng năng lực nghiên cứu khoa học cũng đóng một vai trị quan trọng trong q trình cơng tác tại trường. Số cịn lại cho rằng hoạt động nghiên cứu khoa học chỉ là một hoạt động bình thường, khơng quan trọng (2.3%).
Lý do nghiên cứu hoa học của giảng viên: (Ở câu hỏi này, giảng viên được lựa chọn nhiều đáp án)
Theo kết quả khảo sát các lý do, điều kiện và sự quan trọng trong năng lực nghiên cứu khoa học được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2. 7: Kết quả khảo sát về các lý do để giảng viên tham gia nghiên cứu khoa
học
Các lý do tham gia nghiên cứu khoa học Số lượng Phần trăm
Yêu thích 64 17.11
Để nâng cao kiến thức chun mơn, để có kiến thức sâu rộng cho
giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học 124 33.16
Quy định của nhà trường 72 19.25
Nâng cao học học vị, học hàm 34 9.09
Để có thu nhập tốt hơn 36 9.63
Tất cả các lý do trên 44 11.76
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát
Giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học, chủ yếu là do yêu cầu nâng cao kiến thức chun mơn, có kiến thức sâu rộng cho giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học chiếm tỷ lệ cao nhất 33.16%. Đây được cho là lý do và cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất của giảng viên; 19.25% giảng viên cho rằng nghiên cứu khoa học là vì quy định nhà trường, kết quả này cho thấy quy định nghiên cứu khoa học cũng là cách hướng giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học. Hiện nay quy định của trường Đại học Ngân hàng bắt buộc mỗi giảng viên trong mỗi năm học nghiên cứu khoa học với định mức là 176 tiết/năm.
Những điều kiện để nghiên cứu khoa học tốt nhất: (Với câu hỏi này, giảng viên được lựa chọn nhiều đáp án)
Bảng 2. 8: Kết quả khảo sát về những điều kiện ảnh hưởng đến quá trình nghiên
cứu khoa học
Những điều kiện ảnh hưởng đến nghiên cứu khoa học Số lượng Phần trăm
Thời gian dành cho nghiên cứu khoa học không bị chi phối
bởi các hoạt động khác ngoài giảng dạy. 142 24.65
Thủ tục xét duyệt đề tài nhanh chóng. 90 15.63
Được học tập nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng
nghiên cứu khoa học. 112 19.44
Nguồn tài liệu, công cụ hỗ trợ phục vụ cho người nghiên
cứu đầy đủ. 160 27.78
Không gian làm việc thoải mái. 72 12.50
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát
Bảng 2.8 cho thấy điều kiện mà thầy cơ cho rằng quan trọng nhất chính là nguồn tài liệu và công cụ hỗ trợ cho việc nghiên cứu khoa học đầy đủ với tỷ lệ lựa chọn đáp án này là 27.78% GV. Qua trao đổi với các giảng viên, hiện nay nhiều tài liệu là sách nước ngoài liên quan đến các lĩnh vực chun mơn nhà trường rất ít, do đó để có được nguồn tài liệu nghiên cứu, giảng viên phải nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, đồng nghiệp đang học tập tại nước ngồi. Một điều kiện khác cũng khơng kém phần quan trọng chính là yếu tố về thời gian cho nghiên cứu khoa học không bị chi phối bởi các hoạt động khác ngoài giảng dạy, chiếm tỷ lệ 24.65%. Mức lương cho giảng viên đại học thực tế vẫn còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu cho giảng viên. Do đó, đa số giảng viên thường dành nhiều thời gian cho việc dạy thêm, làm thêm ngoài dẫn đến hoạt động nghiên cứu khoa học của họ vẫn chỉ là những kế hoạch còn dang dở.
Điều kiện được học tập nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu khoa học cũng khá quan trọng, tỷ lệ 19.44% trên 174 giảng viên.
Không gian làm việc thoải mái, giảng viên cho rằng cũng góp phần giúp cho quá trình nghiên cứu khoa học trở nên tốt hơn. Tuy nhiên đây cũng không phải là điều kiện quá cần thiết.
2.3.2.2. Khả năng thực hiện các năng lực nghiên cứu của giảng viên
Năng lực phát hiện vấn đề nghiên cứu: