Bảng kết quả khảo sát về năng lực trình bày kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 90)

Các năng lực Trình bày kết quả nghiên cứu

Trình bày báo cáo nghiên cứu

khoa học rõ ràng và logic Trích dẫn được nguồn tài liệu nghiên cứu tốt Tổng Mức độ Kém Số lượng 5 14 19 % 2.87% 8.05% 5.46% Mức độ yếu Số lượng 18 6 24 % 10.34% 3.45% 6.90% Mức độ trung bình Số lượng 84 60 144 % 48.28% 34.48% 41.38%

Mức độ khá Số lượng 57 52 109

% 32.76% 29.89% 31.32%

Mức độ tốt Số lượng 10 42 52

% 5.75% 24.14% 14.94%

Điểm trung bình 3.28 3.59 3.4

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Dù sản phẩm nghiên cứu khoa học đáp ứng đủ yêu cầu, tuy nhiên nếu không có năng lực trình bày bài nghiên cứu thì GV vẫn khơng thể truyền đạt đầy đủ tính ứng dụng cũng như thông điệp mà tác giả mong muốn hướng tới. Và hiện tại, mức độ năng lực này tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM vẫn còn đang ở mức độ trung bình và khá. Cịn 13.21% GV ở mức độ yếu kém ở năng lực trình bày báo cáo nghiên cứu khoa học rõ ràng và logic. Ngồi ra, năng lực trích dẫn nguồn tài liệu nghiên cứu của GV tại trường cũng nằm ở mức độ trung bình, trong đó 11.5% GV có năng lực nghiên cứu khoa học thuộc năng lực yếu, kém. Điều này, đòi hỏi GV cần phải tham gia nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa cũng như các buổi hội thảo về chuyên đề về khả năng trình bày đến đối phương và cơng chúng cùng các khả năng liên quan.

Với xu mục tiêu phát triển trong tương lai, nhất là yêu cầu cầu hội nhập quốc tế của trường thì những thơng tin phân tích trên đây đều là điểm yếu mà nhà trường cần phải cải tiến và nâng cao. Trong đó, khó khăn lớn nhất chính chính là khó khăn trong năng lực xử lý thông tin, đặc biệt là kỹ năng sử dụng công cụ kinh tế lượng vào bài nghiên cứu. Tác giả sẽ trình bày giải pháp khắc phục năng lực này rõ hơn ở chương 3.

2.3.2.3. Nhu cầu phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên viên

Theo kết quả khảo sát thực trạng về ý kiến của GV để phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho GV thì ý kiến của GV được thể hiện như sau:

Có 57 GV đánh giá quá trình bồi dưỡng này là quan trọng, tỷ lệ này chiếm 32.76%. Và 65.52% (114 GV) cho rằng công tác này thực sự rất quan trọng. Điều này cho thấy GV nhận thức rõ được tầm quan trọng của cơng tác bồi dưỡng trong

q trình nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học. Các GV cũng trả lời thêm rằng, nếu trong thời gian tới nhà trường tổ chức bồi dưỡng, số thầy cô sẽ tham gia bồi dưỡng chiếm tỷ lệ đến 75.36%.

Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng hiện nay tại trường vẫn cịn rất ít, thực tế việc bồi dưỡng chủ yếu là do một nhóm hoặc một số khoa trong Trường. Họ nhận thấy được hiện trạng nhiều GV vẫn chưa đủ kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu khoa học, vì thế đã tự thiết lập nên các buổi trao đổi kinh nghiệm như lớp bồi dưỡng về kinh tế lượng. Lớp này do một số GV sở hữu lượng kiến thức còn hạn hẹp về kinh tế lượng mời chuyên gia về để bồi dưỡng; lớp bồi dưỡng về kỹ năng tìm kiếm tài liệu nghiên cứu khoa học do cô Hạ Thị Thiều Dao tổ chức với mong muốn là tất cả các GV trong khoa Kinh tế Quốc tế có thể làm nghiên cứu khoa học. Ngồi ra Trung tâm Hợp tác quốc tế của nhà trường có mở thêm các lớp về nghiên cứu khoa học cho GV, học viên với mức học phí cho một khóa học là 8.000.000 VNĐ. Có thể thấy, mức học phí này đối với bậc lương hiện tại của GV là quá cáo, vì vậy số học viên tham gia lớp này vẫn cịn rất ít.

Thời gian gần đây, bắt đầu từ tháng tư năm 2017, thầy Ngô Vi Trọng (GV khoa Tài chính) đã tự mở một lớp bồi dưỡng về nghiên cứu khoa học cho giảng viên. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành cũng sự nhiệt tình và tâm huyết với lớp, thầy cùng mới một số thầy cơ khác đã giảng dạy miễn phí cho 20 học viên. Mục đích của lớp là giúp cho giảng viên có được kiến thức, kỹ năng và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu khoa học. Sau khi kết thúc khóa học, các giảng viên có thể cùng nhau thực hiện và trao đổi những khó khăn hoặc giải quyết những vấn đề phức tạp cùng nhau trong công tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đối tượng học viên của lớp này chỉ tập trung vào những giảng viên thân viên trong khoa Tài chính tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, vẫn chưa thể mở rộng sang các thầy cô khoa khác của trường. Dựa theo kết quả phỏng vấn sâu, các thầy cô đều cho rằng lớp học này thực sự rất bổ ích cả về kiến thức và thái độ.

Về mặt kiến thức: Nội dung bồi dưỡng phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng hiện nay của giảng viên đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh;

Về thái độ: Qua lớp học giảng viên thấy được vấn đề quan trọng là sẵn sàng chia sẽ và sẵn sàng tiếp nhận, điều chỉnh để hịa nhập trong nghiên cứu thì năng lực nghiên cứu khoa học mới tốt hơn.

Tuy nhiên, về mặt kỹ năng: Dạy chưa sâu chỉ dừng ở việc phân biệt rõ về nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng và trong một vài trường hợp có thể làm được trực tiếp, lý do là thiếu cơ sở vật chất và thời gian nên chưa thể thực hiện được các kỹ năng.

Phạm vi bồi dưỡng rất phổ biến chiếm tỷ lệ 78.16%, hiện nay nhà trường đã áp dụng công nghệ thông tin tốt trong việc thơng báo phổ biến đến tồn thể giảng viên qua email cá nhân, song vẫn còn 18.97% cho là chưa phổ biến rộng cũng do hiện nay các thông tin chuyển về khoa nhưng các khoa chưa phổ biến hết cho giảng viên hoặc phổ biến thiếu sót.

Theo giảng viên về hình thức bồi dưỡng NCKH tốt nhất cho GV hiện nay là(Câu hỏi có nhiều lựa chọn) tổ chức bồi dưỡng tại trường với 135GV chiếm tỷ lệ 33,67%, Điều này cũng dễ hiểu vì đặc thù của GV có tính độc lập cao, có kế hoạch và phương pháp làm việc chủ động. Có 105GV chiếm 26,7% GV cho lựa chọn việc tự học tập, tự bồi dưỡng, đây là một biện pháp phù hợp với GV công việc của GV và gắng với việc học tập suốt đời. Có 21,68%GV cho rằng đưa GV đi học tập tại các lớp bồi dưỡng tổ chức tại các trường khác với mong muốn được mở mang kiến thức từ các quốc gia khác về mọi mặt. Như vậy, giải pháp nào cũng được cho là cần thiết đối với GV , nhưng để tổ chức bồi dưỡng cần phải căn cứ vào nguyện vọng của giảng viên cũng như nhu cầu thực tế phát triển của Trường. Trong ba hình thức trên thì hình thức tổ chức tại trường được xem là hình thức tốt nhất.

Về thời gian tổ chức bồi dưỡng phù hợp, có 55,17% cho rằng cần phải bồi dưỡng định kỳ hàng năm và 27,59%GV cần phải phải bồi dưỡng thường xuyên.

Theo trao đổi với nhiều GV trong trường, cụ thể là cô Trương Thị Thùy Dung, khoa lý luận chính trị, là GV về Phương pháp nghiên cứu khoa học, cô cho rằng bồi dưỡng NCKH cho GV cần bồi dưỡng theo cả dài hạn với đối tượng là GV hiện nay cịn chưa thực hiện NCKH hoặc NCKH nhưng cịn ít để cũng cố về cơ sở nền cho GV và ngắn hạn với những lớp mang tính thời vụ để giải quyết các đề tài cần thiết cho mỗi giai đoạn cụ thể theo yêu cầu công việc và xã hội. Như vậy cần phải bồi dưỡng NCKH với thời gian phù hợp với đối tượng cần bồi dưỡng.

Hình 2. 3: Nội dung các năng lực mong muốn được bồi dưỡng

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát từ Hình 2.3 cho thấy hầu hết nội dung các năng lực mong muốn được bồi dưỡng mà tác giả đưa ra đều được giảng viên ủng hộ và đồng tình. Trong đó nội dung mà giảng viên mong muốn nhất chính là kỹ năng sử dụng các phần mềm để xử lý số liệu trong nghiên cứu (98.28%), tiếp theo là kỹ năng xác định mục tiêu nghiên cứu khoa học (93.1%). Các kỹ năng phát hiện vấn đề nghiên cứu và kỹ năng viết đề cương nghiên cứu khoa học cũng được đánh giá là cần thiết

không kém hai kỹ năng trên với % lần lượt là 89.66 và 86.2. Nhóm kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc dữ liệu, thuyết minh, thuyết trình kết quả nghiên cứu, ngoại ngữ cũng như công nghệ thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu chỉ nằm ở mức độ trung bình. Điều này đồng nghĩa với mức độ cần thiết của nhóm kỹ năng này khơng cao, có thể có hoặc khơng. Vì đa phần nhóm kỹ năng này chỉ hỗ trợ chứ khơng mang tính quyết định cho q trình nghiên cứu, và đặc biệt chúng có thể được các giảng viên tự bồi dưỡng cho bản thân mà không cần đến sự trợ giúp từ nhà trường. Như vậy để có thể đáp ứng được nhu cầu mong muốn của GV, nhà trường cần tổ chức các khóa học nâng cao năng lực NCKH cho giảng viên ở những kỹ năng: phát hiện vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương chi tiết cho đề tài, tổng hợp phân tích tài liệu, xây dựng bộ cơng cụ khảo sát điều tra thu thập thông tin, xử lý thơng tin nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu. Cần được chú ý nhất vẫn là kỹ năng sử dụng các phần mềm để xử lý số liệu nghiên cứu. Dựa trên kết quả này, tác giả sẽ tiến hành đề ra một chương trình bồi dưỡng năng lực NCKH thử nghiệm cho giảng viên ở chương 3.

 Chính sách của nhà trường khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học:

14.37% 55.17% 30.46% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00%

Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

Hình 2. 4: Mức độ ảnh hưởng của chính sách đối phát triến năng lực nghiên cứu

khoa học của giảng viên

Từ tổng hợp kết quả khảo sát của giảng viên về việc nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên bằng cách đổi mới cơ chế, chính sách theo hướng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, chỉ có 14,3% cho là khơng cần thiết, chiếm số lượng nhiều nhất là 55,17% giảng viên đánh giá mức độ là cần thiết và có 30,46% giảng viên cho là rất cần thiết. Như vậy, có nghĩa cơ chế chính sách cho việc phát triển nghiên cứu khoa học của Trường hiện nay chưa thật sự giúp cho giảng viên phát triển được đầy đủ năng lực nghiên cứu khoa học.

Theo quy chế về Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động của trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh, quy định điều kiện cử đi đào tạo bồi dưỡng vẫn chưa có hình thức bồi dưỡng về năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên.

Trong quy chế hoạt động khoa học công nghệ đối với giảng viên, viên chức của Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh đưa ra quy định tại Điều 3: Định mức giờ chuẩn cho hoạt động KHCN Thời gian dành cho hoạt động KHCN được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 47/TT-BGDĐT ngày 31/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giảng viên phải dành ít nhất 587 giờ làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tương đương số tiết chuẩn là 176 tiết. Tuy nhiên, trong quy chế vẫn chưa đưa ra được quy trình hướng dẫn thực hiện để có được các sản phẩm nghiên cứu khoa học cụ thể.

Hiện nay quy chế tài chính nhà trường cho việc mua sắm cơ sở dữ liệu như sách, phần mềm hỗ trợ cho giảng viên nghiên cứu khoa học là chưa có.

Theo quy chế đánh giá phân loại công chức, viên chức và người lao động của Trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng hiện nay ban hành năm 2015, đối với các tiêu chí để khen thưởng cho giảng viên hiện nay vẫn chưa có khen thưởng cho việc học tập bồi dưỡng

Theo vậy hiện nay, nhà trường chủ yếu quan trọng số lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học nhưng lại chưa chưa có lộ trình nào cho việc phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên.

Chưa có chế tài cụ thể trong việc thực hiện đạo đức nghiên cứu khoa học. Theo quy định bắt buộc thì giảng viên phải có nghiên cứu khoa học cho mỗi học kỳ, mỗi năm học là 180 tiết/1 giảng viên. Kết quả nghiên cứu khoa học này là một yếu tố quan trọng đối với giảng viên trong việc đánh giá xếp loại cho mỗi học kỳ và thi thi đua cho cả năm. Do đó nhiều giảng viên làm cho có đủ định mức cho mình.

Chính sách khen thưởng cho công tác nghiên cứu khoa học chưa thật sự khuyến khích giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học. Cụ thể, trong quy chế thi đua khen thưởng chỉ khen thưởng cho cá nhân mà chưa có chính sách khen thưởng cho tập thể về nghiên cứu khoa học. Để hoạt động nghiên cứu khoa học đạt kết quả cao nhất rất cần nghiên cứu khoa học mang tính tập thể như nhóm nghiên cứu mà một số trường hiện nay đang thực hiện và đạt được kết quả rất cao như các khối trường đại học quốc gia Hà Nội và đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Đây là những trường đại học có khối lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học khoa học cao nhất cả nước trong năm học 2016 – 2017 vừa qua.

Môi trường nghiên cứu khoa học còn chưa đầy đủ: Hiện nay, nhiều giảng viên khi nghiên cứu khoa học cần những tài liệu liên quan, những thiết bị hỗ trợ trong xử lý thì lại khơng có, giảng viên phải đặt mua riêng bằng kinh phí của mình. Đây cũng là nguyên nhân khiến giảng viên khơng tích cực tham gia nghiên cứu khoa học.

2.3.2.4. Thực trạng liên kết NCKH với yêu cầu của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp. phủ và doanh nghiệp.

Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ được xem là khâu cốt yếu của mơ hình trường đại học doanh nghiệp. NCKH phải luôn gắn với các vấn đề phát sinh từ thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên, qua khảo sát, giảng viên trường vẫn chưa có nhiều đề tài mang tính liên kết với doanh nghiệp, các đề tài chủ yếu là các đề tài về chất lượng dạy và học liên quan đến các yếu tố trong nhà trường. Có 67% giảng

viên thực hiện các đề tài thuộc các yếu tố về nhà trường, trong khi đó 24% giảng viên thực hiện các đề tài liên quan đến việc liên kết với doanh nghiệp, 9% còn lại nghiên cứu các yếu tố khác. Từ Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa thực sự là nhu cầu bức thiết. Nhà trường còn thụ động, chưa nhận thức được sự phát triển của nhà trường có phần đóng góp của ở sự hợp tác hiệu quả với doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu nhân lực chất lượng cao, có trình độ, có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế lại gặp khó khăn

2.3.3. Thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân

2.3.3.1. Thành tựu

Chủ quan:

Giảng viên đã nhận thức được tầm quan trọng của năng lực nghiên cứu khoa học đối với công việc giảng dạy và phát triển bản thân. Bên cạnh những giảng viên có năng lực cịn yếu kém và trung bình, vẫn có nhiều giảng viên đạt năng lực nghiên cứu ở mức độ khá tốt.

Khách quan:

Chính sách khen thưởng cũng như cơ chế hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM ngày càng được cải thiện và nâng cao về giá trị.

2.3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Chủ quan:

Qua phân tích thực trạng, ngồi những mặt đạt được, giảng viên đại học

Một phần của tài liệu Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên trường đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)