Đặc điểm về kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thanh niên NDCM lào của đảng bộ tỉnh sa la văn trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 32)

* Về văn hóa – xã hội

Tỉnh SaLaVăn có 8 huyện: huyện SaLaVăn, huyện Lâu Ngam, huyện KhongXeĐôn, huyện LaKhongPheng, huyện VaPi, huyện TumLan, huyện Ti, huyện SaMui có 724 bản, có 54.048 hộ gia đình, tổng số dân tồn tỉnh là 322.000 người, trong đó có 160.000 nữ. Mật độ dân số là 33 người/km2, so với toàn quốc là 22 người/km2, mức tăng trưởng của dân số là 3%/năm. Tồn tỉnh có 13.615 hộ gia đình cịn thiếu ăn, trong đó 3.789 hộ gia đình làm nương rẫy là chủ yếu.

Về giáo dục, trong thời gian qua việc giáo dục đã có nhiều thay đổi, hệ thống giáo dục đã phát triern đến vùng sâu, vùng xa. Theo số liệu năm học 2001 – 2005 tồn tỉnh có 21 trường mẫu giáo, có 499 trường cấp 1, có 29 trường cấp 2 và 8 trường cấp 3. Trong năm học 2005 – 2006 có học sinh cấp 1 là 48.391 người, trong đó nữ 21.243 người, trẻ em từ 6 – 10 tuổi là 45.256 người, nữ 15.672 người, chiếm khoảng 65,6% tổng số trẻ em tồn tỉnh. Hiện nay cả tỉnh có 4.500 người mù chữ.

Về y tế, cũng có nhiều thay đổi, đến nay đã mở rộng hệ thống y tế đến tận cơ sở địa phương, chất lượng chữa trị của bệnh viện cũng được nâng cao, công tác dịch vụ y tế đã có nhiều tiến bộ, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và bà mẹ ngày càng giảm.

* Về kinh tế

Cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời gian vừa qua cũng chưa thay đổi nhiều. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nơng – lâm nghiệp cịn các lĩnh vực khác chỉ mới là bước đầu. Về vốn đầu tư trong thời gian qua chủ yếu là dựa vào vốn ngân sách Nhà nước, cịn nguồn khác thì có nhưng rất ít.

Sau 5 năm phấn đấu thực hiện nghị quyết đại hội Đảng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (20001 – 2005) lần thứ V vừa qua GDP toàn tỉnh tăng lên đạt được 7 – 8%.

Bảng 2.1: Nhịp độ tăng trưởng GDP trong 5 năm qua (2006 – 2010)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Mức tăng trưởng hàng năm 7% 8,6% 7,7% 8% 8% GDP bình quân đầu người 346

USD 329 USD 357 USD 367 USD 388 USD

Bảng 2.2: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế các ngành của tỉnh SaLaVăn trong

5 năm qua

Ngành, lĩnh vực 2006 2007 2008 2009 2010

Nông – lâm nghiệp 69% 67% 65% 63% 62%

Công nghệp 12% 13% 14% 15% 15%

Dịch vụ 19% 20% 21% 21,5% 22,5%

Qua đó, ta thấy các ngành cơng nghệp mũi nhọn phát triển đúng hướng và tạo ra chỗ đứng trong thị trường. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp giảm tương đối.

Các ngành công nghiệp và dịch vụ đã tăng lên hàng năm. Đối với ngành công nghiệp năm 2006 là 12% và đến năm 2010 đạt được 15% trong ngành cơng nghiệp cũng có sự tăng dần nhưng quá chậm. Còn ngành dịch vụ trong năm 2006 chỉ đạt 19% mà đến năm 2010 đã đạt tới 22,5%. Ở đây cho ta thấy được ngành dịch vụ của tỉnh SaLaVăn đã từng bước thay đổi phát triển đi lên theo đúng hướng tương đối nhanh. Riêng ngành nông – lâm nghiệp đã giảm dần từ 69% năm 2006, mà chỉ có 62% năm 2010. Điều này cho thấy nhịp độ giảm dần của ngành này làm cho cơ cấu kinh tế bị thay đổi theo hướng cơ chế thị trường.

Kết quả tổng hợp nhất là nhờ có chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư xây dựng cơ bản đúng đắn mà vị thế của tỉnh đã nâng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Tình hình chính trị ổn định, tạo đà tiếp tục cho tỉnh SaLaVăn phát triển đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Bảng 2.1 cho thấy GDP bình quân đầu người trong năm 2005 chỉ đạt được 346 USD/người/năm. Đến

năm 2010 GDP đạt tới 388 USD/người/năm. Điều này làm thay đổi cuộc sống của nhân dân trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thanh niên NDCM lào của đảng bộ tỉnh sa la văn trong giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w