Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thanh niên NDCM lào của đảng bộ tỉnh sa la văn trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 59)

* Công tác quy hoạch cán bộ:

Quy hoạch cán bộ là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ nhằm đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa trơng rộng, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ phát triển liên tục, có sự kế thừa vững chắc cho sự nghiệp đổi mới của Đảng.

Quy hoạch cán bộ là để củng cố, kiện toàn, đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ tốt, có đủ sức lãnh đạo tồn dân tiến hành thành cơng sự nghiệp đổi mới và từng bước tiến hành cơng nghiệp hóa, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển.

Quy hoạch cán bộ phải dựa vào ba nguyên tắc kết hợp sau đây:

Một là, gắn lợi ích với trách nhiệm, gắn nhiệm vụ với lợi ích (lợi ích bao

hàm cả tinh thần và vật chất).

Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ phải đi đôi với tinh giản tổ chức bộ máy

cán bộ, thực hiện tốt nguyên tắc kết hợp này giúp cho chất lượng đội ngũ cán bộ không ngừng được tăng lên, và hợp với nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng.

Ba là, phát triển tuần tự có kế hoạch với phát triển đột biến. Đó là sự kết

hợp tạo nên sự phát triển đa dạng phong phú sinh động của thực tiễn cơng tác đồn, hội, đội. Cần thiết phải thường xuyên nắm bắt, phát hiện các nhân tố điển hình từ phong trào thanh niên, thiếu nhiên để lựa chọn cán bộ, kịp thời điều hành trong quy hoạch, làm cho quy hoạch khơng cứng nhắc, có sự phát triển phối hợp với của tình hình thực tế địa phương.

* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ:

Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ khơng chỉ đáp ứng yêu cầu của tiến trình đổi mới và phát triển trước mắt mà còn là cơ sở, là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí

Minh có nêu rõ: “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” [19, tr222].

Mục tiêu của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đồn thanh niên tỉnh Sa La Văn là khai thác mọi khả năng, tiềm lực, đa dạng hóa phương thức, loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời gian ngắn nhất, trang bị lý luận chính trị, kỹ năng nghiệp vụ cơng tác đồn, hội, đội và chun mơn thích hợp cho cán bộ đồn. Phấn đấu tạo điều kiện để mọi cán bộ Đoàn thanh niên trên địa bàn tỉnh Sa La Văn có trình độ đai học, cao đẳng.

- Đào tạo thơng qua các khóa học, các hệ tại chức ngắn hạn, dài hạn như: đào tạo cơ bản tại trường cán bộ thanh thiếu niên Trung ương, các khoa học trung cấp thanh vận tại chức do đồn thanh niên tỉnh Sa La Văn và trường chính trị tỉnh, Trung ương đoàn phối hợp mở tại địa phương.

- Bồi dưỡng quán triệt các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Lào thông qua các đợt học tập nghị quyết, học chính trị do các cấp bộ đoàn hay Đảng bộ tỉnh tổ chức.

- Tập huấn ngắn ngày về kỹ năng nghiệp vụ về cơng tác đồn, đội, hội hay tập huấn theo chun đề cơng tác do đồn thanh niên tỉnh mở.

- Thành lập câu lạc bộ đoàn, tổ chức các cuộc thi cán bộ đoàn giỏi hay tập thể Ban chấp hành giỏi, thành lập tủ sách người cán bộ đoàn, tổ chức hội nghị cán bộ đoàn, mở các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cơng tác. Thơng qua các hình thức này trang bị lý luận, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đoàn.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đồn thơng qua việc thử thách giúp đỡ với phương châm: giao việc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp; phân cơng người thạo việc, người có kinh nghiệm cơng tác kèm cặp giúp đỡ hướng dẫn. Bên cạnh đó mỗi cán bộ cần có kế hoạch tự học tập phấn đấu vươn lên dưới sự kiểm soát tạo điều kiện gúp đỡ của tập thể Ban chấp hành, Ban thường vụ, cơ quan đoàn.

Muốn thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn thanh niên Tỉnh phải tranh thủ mọi cơ hội, điều kiện từ nhiều phía khác nhau nhằm xã hội hóa cơng tác đào tạo. Tận dụng tối đa khả năng cơ sở vật chất, kinh phí, đội ngũ giảng viên, lực lượng cộng tác viên của các trường chính trị, các trường trong hệ thống Nhà nước, đoàn thể khác trong đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, tri htuwcs chun mơn và các chuyên ngành có liên quan đến các vấn đề thanh niên, vừa phục vụ cho công tác trước mắt, vừa chuẩn bị cho cán bộ Đoàn thanh niên Tỉnh trưởng thành khi chuyển sang công tác khác.

* Sử dụng và thuyên chuyển cán bộ:

Cùng với việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đồn thanh niên tỉnh Sa La Văn địi hỏi phải có chính sách sử dụng, tun chuyển cán bộ đồn.

Phải sử dụng có hiệu quả cán bộ hiện có, đồng thời bổ sung thêm những cán bộ có phẩm chất năng lực, đưa những cán bộ khơng đủ tiêu chuẩn ra khỏi cương vị, nhất là những cán bộ chủ chốt kém phẩm chất hoặc năng lực yếu, gây cản trở cho công việc chung. Cố gắn tận dụng mọi tiềm năng, năng lực sở trường của mỗi cán bộ ở từng cương vị cơng tác. Ngồi lực lượng cán bộ hiện có cần khai thác sức mạnh từ đội ngũ cộng tác viên của đoàn thanh niên tỉnh ở các lĩnh vực, các ngành, các đồn thể khác.

Phải thơng qua kế hoạch, chương trình riêng cho mình, từ đó chủ động thực hiện đúng tiến độ và chất lượng.

Quy trình sử dụng cán bộ phải đảm bảo bốn yếu tố: lựa chọn cán bộ đúng người, sắp xếp đúng việc, hài hòa giữa nhiệm vụ chung với nhiệm vụ riêng và hướng phát triển trưởng thành đi lên của cán bộ. Một cơng việc có thể giao cho nhiều cán bộ thực hiện, một cán bộ có thể đảm nhận nhiều cơng việc khác nhau nhưng cái chính là mục tiêu, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức.

Sử dụng cán bộ phải tạo điều kiện cho cán bộ thuyên chuyển công tác khi cần thiết. Thực tế cho thấy, sự thuyên chuyển cán bộ Đoàn thanh niên tỉnh Sa La Văn rất nhanh, đó là thuận lợi cơ bản để cán bộ trưởng thành, nhưng cũng gặp khó khăn là việc bổ sung khơng kịp, gây mất ổn định trong đội ngũ cán bộ. Để việc thuyên chuyển cán bộ Đoàn thanh niên tỉnh diễn ra thuận lợi cần thường xuyên tạo nguồn bổ sung, xây dựng đội ngũ cán bộ kế tiếp nhau, sẵn sàng thay thế nhau. Không nên giữ cán bộ, khơng cho cán bộ thun chuyển vì lý do chưa có người thay thế mà bỏ lỡ mất những cơ hội tốt cho cán bộ trưởng thành.

Với những cán bộ đoan năng lực yếu khơng phát huy được, nhưng có khả năng và năng lực công tác ở lĩnh vực khác, môi trường khác cần phải thuyên chuyển. Đối với những cán bộ này, việc thuyên chuyển chính là tạo điều kiện cho họ có thể đảm nhận một cơng việc mới phù hợp hơn, hiệu quả hơn, và đồn thanh niên tỉnh cũng có điều kiện tuyển chọn người khác phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, đúng người đúng việc hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thanh niên NDCM lào của đảng bộ tỉnh sa la văn trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 59)