Quản lý, kiểm soát kho, bếp

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức và phục vụ tiệc (Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist (Trang 66 - 67)

5.3. Các biện pháp giảm chi phí

5.3.5. Quản lý, kiểm soát kho, bếp

1. Sử dụng phần mềm bán hàng và quản lý nhà hàng

• Quy định mọi giao dịch phải được thể hiện bằng hóa đơn. Đặt bảng thơng báo khách nhận hóa đơn sau khi ra về.

• Phần mềm phân quyền cho nhân viên và quản lý, theo đó nhân viên khơng được sửa, xóa hóa đơn mà phải có quy trình riêng cho việc này.

• Tính tiền bằng máy tính bảng tận bàn nên khách hàng có thể đối chiếu kiểm tra món đã dùng dễ dàng ngay lập tức.

• Dễ dàng định lượng nguyên vật liệu từ phần mềm: ví dụ 100 bát phở cần bao nhiêu kg thịt, bánh, rau… tránh lãng phí.

• Quản lý kho dễ dàng với quy trình kiểm khoa nhanh chóng, hủy trả hàng chính xác, cánh báo trong trường hợp hàng tồn ít hoặc nhiều hơn mức hạn quy định. • Báo cáo liên tục trên bất kỳ thiết bị nào tại bất kỳ đâu và báo cáo doanh thu, lỗ lãi, hàng tồn… giúp chủ nhà hàng luôn nắm vững và chủ động cho hoạt động kinh doanh của mình.

2. Sử dụng phần mềm quản lý cân điện tử bếp ăn để quản lý đầu vào / đầu ra nguyên vật liệu.

• Phần mềm tích hợp với cân điện tử để quán lý đầu vào và đầu ra cập nhật vào máy tính

• Liên hệ với NCC và gửi phiếu sau khi cân có kèm hình ảnh cân cụ thể để thanh tốn (gửi cho bộ phận cấp cao của NCC, khơng nên gửi cho nhân viên vận chuyển hoặc nhân viên xuất hàng).

• Hệ thống báo cáo liên tục và có tích hợp với camera để theo dõi trên chứng từ và các phiếu

WWW.STHC.EDU.VN | 67

• Báo cáo được nhập xuất tồn trong kho, trong bếp một cách liên tục.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức và phục vụ tiệc (Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)