9. Cấu trúc đề tài
1.6 Cấu trúc quá trình giáo dục học sinh cá biệt về năng lực và phẩm chất
1.6.3.3 Khuyến khích và trách phạt
Phương pháp khuyến khích có ý nghĩa quan trọng nó giúp HS hư dần dần hết mặc cảm với những người chung quanh và tự tin vào sự vươn lên chính mình; có cơ sở thực tiễn để định hướng cho những hành vi đúng đắn
Phương pháp trách phạt giúp HS hư thấy được khuyết điểm của mình và có nhu cầu điều chỉnh hành vi, phục hồi hành vi tốt phù hợp chuẩn mực.
24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua tìm hiểu cơ sở lý luận về giáo dục học sinh cá biệt, người nghiên cứu đã tổng quan được vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tại trong và ngồi nước. Nhìn chung, giáo dục học sinh cá biệt có rất nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến và đề xuất nhiều biện pháp hiệu quả, nhưng học sinh cá biệt rất đa dạng, sự cá biệt của học sinh được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho biện pháp trở nên phức tạp hơn.
Giáo dục học sinh cá biệt có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc thay đổi những hành vi, nhận thức và phẩm chất của học sinh trong nhà trường. Điều đó phải được xác định rõ là một quá trình bền bỉ, lâu dài và phức tạp đòi hỏi nhà giáo dục phải kiên trì và tận tâm. Bên cạnh đó, cần sự chung tay phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng như PHHS và các đồn thể xã hội có trách nhiệm liên đới, trong đó vai trị của nhà trường là chủ đạo. Để công tác giáo dục học sinh cá biệt đạt được hiệu quả, nhà giáo dục phải nhận thức được rằng trong các mặt giáo dục thì giáo dục đạo đức cho học sinh giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Từ đó, nhà giáo dục phải biết vận dụng khéo léo các mục tiêu, nội dung, phương pháp và phương tiện giáo dục học sinh cá biệt. Để thực hiện được các nội dung đó, nhà giáo dục phải nắm được các yếu tố tác động đến công tác giáo dục học sinh cá biệt như: pháp luật, giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, quá trình tự giáo dục của bản thân học sinh, chất lượng đội ngũ nhà giáo, hoạt động của Đoàn thanh niên. Đồng thời, việc giáo dục học sinh cá biệt phải được nhà giáo dục kế hoạch hóa, đưa vào nề nếp, thực hiện một cách thường xuyên bằng nhiều con đường, nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và điều kiện kinh tế của địa phương và của nhà trường. Tuy số lượng học sinh cá biệt trong nhà trường không phải là số lượng lớn, nhưng đối tượng học sinh này lại làm tốn thời gian, mất cơng sức các nhà giáo dục. Vì thế, muốn xây dựng được các giải pháp khả thi trong công tác giáo dục học sinh cá biệt, không chỉ dựa vào hiểu biết về cơ sở lý luận về giáo dục học sinh cá biệt như đã trình bày ở trên, mà cịn phải xuất phát từ thực tiễn.
… Nhìn chung, chúng tơi đã làm sáng tỏ về khái niệm học sinh cá biệt, những biểu hiện của học sinh cá biệt. Hơn thế nữa, chúng tôi đã phân loại được học sinh cá biệt
25
và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng dẫn đến học sinh cá biệt. Từ đó, làm cơ sở để khảo sát thực trạng giáo dục học sinh cá biệt tại các trường THPT ngồi cơng lập quận 9, TP.HCM, phân tích làm rõ nguyên nhân thực trạng giáo dục học sinh cá biệt ở chương 2.
26
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TẠI CÁC TRƯỜNG THPT NGỒI CƠNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH