Nội dung giáo dục học sinh cá biệt tại các trường

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 78)

9. Cấu trúc đề tài

2.3 Thực trạng giáo dục học sinh cá biệt các Trường THPT ngồi cơng lập Quậ n

2.3.5 Nội dung giáo dục học sinh cá biệt tại các trường

Qua kết quả khào sát cho thấy, nhà trường chú trọng nhiều vào nội dung giáo dục và được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trong bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10: Nội dung được chú trọng trong giáo dục học sinh cá biệt Nội dung giáo dục Tần số Tỷ lệ

(%)

Các chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ đối với công việc: Trách nhiệm cao; có lương tâm; tơn trọng pháp luật; tơn trọng lẽ phải (chân lý); dũng cảm, liêm khiết. Những giá trị đạo đức này thể hiện nhận thức, thái độ, chất lượng hiệu quả hoạt động của cá nhân đối với nhiệm vụ học tập, lao động

54 88.5

Các chuẩn mực đạo đức hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân: Tự trọng; tự lập; giản dị, trung thực; siêng năng, hướng thiện, biết kiềm chế, biết hối hận

49 80.3

Các chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ với mọi người, với dân tộc khác: biết ơn tổ tiên, cha mẹ, thầy cơ, người có cơng với dân, với nước và kính trọng người đã sinh thành, nuôi dưỡng, giúp đỡ; yêu thương, khoan dung, vị tha, hợp tác; bình đẳng; lễ độ, lịch sự, tôn trọng mọi người,

47 77.0

Các chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống: giữ gìn bảo vệ tài ngun, mơi trường tự nhiên, có ý thức chống lại những hành vi gây tác hại đến con người; môi trường sống; bảo vệ hịa bình; bảo vệ phát huy truyền thống

38 62.3

Các chuẩn mực đạo đức thể hiện tư tưởng sống của cá nhân phù hợp với yêu cầu đạo đức xã hội: Có lý tưởng CNXH, thực hiện CNH, HĐH đất nước; Yêu quê hương, đất nước; Tự cường và tự hào dân tộc chính đáng

30 49.2

Qua kết quả bảng 2.10 cho thấy, nhà trường giáo dục học sinh cá biệt thường chú trọng vào nội dung các chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ đối với công việc:

56

Trách nhiệm cao; có lương tâm; tơn trọng pháp luật; tôn trọng lẽ phải (chân lý); dũng cảm, liêm khiết. Những giá trị đạo đức này thể hiện nhận thức, thái độ, chất lượng hiệu quả hoạt động của cá nhân đối với nhiệm vụ học tập, lao động.

Ngoài ra, người nghiên cứu đã đặt câu hỏi: thầy cô đánh giá hiệu quả công tác giáo dục học sinh cá biệt tại trường với 5 mức độ đánh giá:

(1) hồn tồn khơng hiệu quả; (2) không hiệu quả;

(3) có phần hiệu quả; (4) hiệu quả;

(5) rất hiệu quả.

Kết quả thu được với trị trung bình 3.47 và độ lệch chuẩn 0.60. Từ đó cho thấy, công tác giáo dục học sinh cá biệt tại trường chưa được hiệu quả.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 78)